Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Fri, 27 Aug 2021 08:52:58 +0000 vi hourly 1 Không dùng kháng sinh cho trẻ bị sốt phát ban https://omron-yte.com.vn/7726-khong-dung-khang-sinh-cho-tre-bi-sot-phat-ban/ Mon, 18 Apr 2011 09:29:02 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=7726 Các bác sĩ khuyến cáo: khi trẻ bị sốt phát ban, cần được điều trị triệu chứng, hạ sốt và chú ý nghỉ ngơi, tăng cường chế độ ăn nhưng tuyệt đối không cho trẻ uống kháng sinh.

Không dùng kháng sinh cho trẻ bị sốt phát ban 1
Mặc dù đã giữa tháng 4, nhưng dịch sốt phát ban vẫn có diễn biến phức tạp ở cả Hà Nội lẫn nhiều địa phương, trong đó, có nhiều trường hợp là trẻ em.

Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) mỗi ngày tiếp nhận 30-50 trẻ bị sốt phát ban. Riêng ở Bệnh viện các bệnh Nhiệt đới, tổng số bệnh nhân mắc bệnh đến khám và điều trị thời gian qua đã lên tới 3.000 trường hợp, trong đó có hơn 700 trường hợp bệnh nhân dương tính với rubella, 10 trường hợp dương tính với sởi. Trong số này, có khoảng 200 người ở Hà Nội và 63 trường hợp mắc bệnh trong lúc mang thai.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai dịch sốt phát ban ở trẻ hiện nay tại Hà Nội đa phần là sốt do virus, không phải sởi và thường không gây biến chứng ở não. Vì thế, đa phần số bệnh nhi đến khám đều được điều trị ngoại trú.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo: khi trẻ bị sốt phát ban, cần được điều trị triệu chứng, hạ sốt và chú ý nghỉ ngơi, tăng cường chế độ ăn nhưng tuyệt đối không cho trẻ uống kháng sinh. Vì điều này sẽ gây khó khăn cho việc điều trị của các bác sĩ nếu trẻ phải nhập viện. Khi trẻ sốt trên 39 độ, mệt mỏi, khó thở, kêu đau đầu thì nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế

Dạ Miên

]]>
Chăm sóc trẻ bị sốt https://omron-yte.com.vn/2597-cham-soc-tre-bi-sot/ Tue, 24 Aug 2010 08:35:56 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=2597 Sốt là một dấu hiệu cho biết thân nhiệt đang cao hơn mức bình thường. Đồng thời, cốt còn biểu thị rằng cơ thể đang hoạt động để chống lại chứng viêm nhiễm, hay sốt cũng có thể là phản ứng sau những lần tiêm vắc-xin phòng bệnh. Hãy quan sát các biểu hiện của trẻ, đây chính là cách tốt hơn hết nói lên tình trạng bệnh của bé.

Chăm sóc trẻ bị sốt 1

Nếu thấy bé có dấu hiệu của sốt nhưng vẫn chơi đùa bình thường thì sau đây là tất cả những gì bạn cần làm để khiến bé dễ chịu hơn là:

  • Cho bé được nghỉ ngơi thật nhiều
  • Cho bé uống nhiều nước.
  • Lau người bé với nước ấm hoặc đặt bé vào bồn tắm nước ấm.
  • Cho bé dùng acetaminophen hay ibuprofen để làm giảm sự khó chịu của bé theo hướng dẫn của bá sĩ. (Trẻ em dưới 18 tháng tuổi không được cho dùng aspirin; do chúng có liên hệ với hội chứng Reye, một bệnh nghiêm trọng có tác động đến não và gan.)

Các trường hợp cần gọi bác sĩ

  • Trẻ 3 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn có nhiệt độ trên 380C, ngay cả khi bé không biểu lộ bất cứ dấu hiệu bệnh nào. (Luôn luôn dùng nhiệt kế trực tràng cho trẻ ở tuổi này bởi chúng cung cấp các con số một cách khá chính xác.) Và hãy chuẩn bị một “chuyến hành trình “đến phòng cấp cứu để dập tắt các chứng viêm nhiễm nghiêm trọng, vì trong những tuần đầu tiên của cuộc đời, khả năng chống lại bệnh tật của trẻ khá hạn chế do hệ miễn dịch của chúng vẫn chưa phát triển trọn vẹn.
  • Trẻ 3 đến 6 tháng tuổi có nhiệt độ trên 38.30C hoặc cao hơn, bởi ở tuổi này có nguy cơ mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn nguy cấp (dù tỉ lệ vẫn thấp) cao hơn ở các trẻ lớn hơn.
  • Nhiệt độ của trẻ lớn hơn lứa tuổi trên không tiến triển gì trong vòng ba ngày hoặc lên đến 39.40C hay cao hơn.
  • Trẻ đang sốt (dù ở bất cứ độ tuổi nào) có xuất hiện các triệu chứng khác như: nổi ban đỏ, đau tai, sưng hạch bạch huyết, hay khó thở. Bác sĩ sẽ khám để chắc chắn rằng trẻ không mắc phải các bệnh nguy hiểm khác, như viêm phổi hay viêm màng não.
  • Bé mắc phải chứng co giật do sốt. Các cơn co giật này rất đáng sợ và không phải là không phổ biến, thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng cho đến 2 tuổi. Hãy để bác sĩ kiểm tra cho trẻ ngay lần đầu tiên điều này xảy ra để đảm bảo rằng biểu hiện co giật này không phải do một bệnh nào khác gây ra. Trẻ mắc phải chứng co giật do sốt thường tự “thoát khỏi” nó khi lên 6 tuổi mà không để lại bất cứ tác động lâu dài nào.
]]>