Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Fri, 12 Dec 2014 09:55:41 +0000 vi hourly 1 Mẹo tránh ngạt mũi cho trẻ khi trời lạnh https://omron-yte.com.vn/6041-meo-tranh-ngat-mui-cho-tre-khi-troi-lanh/ Sat, 29 Jan 2011 21:44:46 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6041 Vài mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp các mẹ cải thiện ngay tức thì tình hình ngạt mũi cho trẻ vào mùa lạnh.

Mẹo tránh ngạt mũi cho trẻ khi trời lạnh 1
Mấy hôm nay trời rét đậm, bé Xu bỗng dưng từ sổ mũi chuyển sang khó thở, thờ khò khè kéo dài. Tối đến khi ngủ, bé Xu thường phải thở bằng miệng khiến cho bé ngủ không được ngon giấc. Thấy con như vậy chị Phương không biết cách nào có thể giúp con mặc dù đã sử dụng đủ các loại thuốc thông mũi để giúp bé Xu không còn ngạt mũi nhưng không hiệu quả lắm.
Đối với trẻ, mỗi khi thời tiết thay đổi hay thường xuyên lạnh kéo dài trẻ thường gặp phải triệu chứng nghẹt và sổ mũi, cản trở rất nhiều đến sinh hoạt và ăn uống của trẻ. Để các mẹ có thể cải thiện tình hình ngạt mũi cho trẻ ngay lập tức mỗi khi trẻ ngạt mũi, các mẹ có thể sử dụng một trong những cách sau đây:

1. Dùng túi xông, xông mũi cho trẻ

Với biện pháp này, các mẹ có thể tới các hiệu thuốc mau gói lá xông được bán sẵn về cho bé sử dụng. Túi lá xông có cấu tạo nhỏ gọn rất dễ sử dụng. Các mẹ chỉ cần cho túi lá xông vào một túi nhỏ đeo trước ngực trẻ, gần với vị trí mũi nhất để bất cứ lúc nào trẻ cũng có thể được xông mũi bởi các vị thuốc trong túi xông đó. Nếu khi bé ngủ, các mẹ hãy đặt các túi xông (nhiều nhất là 2 túi) xuống dưới gối, như vậy, ngay cả khi ngủ, trẻ sẽ được xông mũi và việc thở sẽ không còn khó khăn.

2. Sử dụng tinh dầu bạc hà để thông mũi cho trẻ

Với trẻ bị ngạt mũi, các mẹ thường sử dụng một dung dịch rất phổ biến để giúp trẻ vệ sinh mũi đó là nước muối sinh lí. Để tác dụng của dạng dược phẩm này công hiệu nhất, các mẹ hãy nhỏ vào lọ nước muối sinh lí khi trẻ đi ngủ. Hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà vào khu vực giường ngủ của bé như: giường, chăn, gối, quần áo… Công dụng của tinh dầu bạc hà sẽ làm trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên các mẹ không nên quá lạm dụng vì nếu sử dụng tinh dầu bạc hà trẻ có thể sẽ bị bỏng.

3. Kê gối ngủ cho trẻ cao hơn ngày thường và day cánh mũi cho trẻ khi trẻ ngủ

Khi trẻ bị ngạt mũi, nếu các mẹ vẫn với thói quen để trẻ gối của trẻ thấp, trẻ càng gặp khó khăn hơn khi thở. Vì vậy để dễ dàng hơn cho trẻ, các mẹ hãy kê gối ngủ cho trẻ cao hơn bình thường. Khi trẻ ngủ, các mẹ hãy dùng hai mu bàn tay day nơi 2 cánh mũi cho trẻ, như vậy trẻ sẽ dễ thở hơn.

Ngoài ra để các mẹ giúp trẻ ngăn chặn và phòng tránh ngạt mũi trước khi trẻ rơi tình trạng khò khè khó chịu và viêm mũi. Các mẹ hãy thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lí. Tránh để trẻ sụt sịt và giữ nước mũi trong mũi, các mẹ có thể giúp trẻ hút mũi bằng những dụng cụ có bán sẵn tại các cửa hàng thuốc.

(Theo Afamily)

]]>
Đẩy lùi bệnh ngạt mũi trong mùa lạnh https://omron-yte.com.vn/5932-day-lui-benh-ngat-mui-trong-mua-lanh/ Mon, 24 Jan 2011 20:38:38 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=5932 Ngạt mũi đang làm bạn khó chịu? Sau đây chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc một số phương pháp đẩy lùi căn bệnh ngạt mũi quái quỷ này!

Đẩy lùi bệnh ngạt mũi trong mùa lạnh 1

Tiêm phòng cúm

  • Từ 6 tháng tuổi trở lên là có thể tiêm vắc xin phòng cúm và việc tiêm phòng sẽ giúp giảm nguy cơ lây lan ra cộng đồng.
  • Thời điểm tốt nhất để tiêm là trước khi mùa cúm bắt đầu. Tu nhiên, không bao giờ là muộn cả vì thế đừng chần chừ nhé.
  • Cần tiêm vắc-xin cúm mỗi năm vì hệ miễn dịch sẽ yếu dần theo thời gian và do vi rút cũng biến đổi liên tục qua các năm.

Ăn để đánh bật bệnh tật

Dinh dưỡng sẽ giúp nạp nhiên liệu để vận hành cơ thể và tất cả các hệ trong cơ thể, trong đó có hệ miễn dịch.
Những nhiên liệu tối cần thiết là thực phẩm giàu protein như cá, thịt nạc và đậu đỗ. Những thực phẩm này sẽ giúp tạo các tế bào bạch cầu. Các loại hoa quả và rau xanh sáng màu sẽ cung cấp cho hệ miễn dịch chất chống ôxy hóa; và axit béo omega-3 (có từ cá béo, hồ đào và hạt lạnh) sẽ giữ cho hệ miễn dịch cân bằng.

Luôn vận động

  • Luyện tập sẽ giúp bạn tránh xa bệnh tật nhờ kích hoạt các tế bào miễn dịch.
  • Bạn nên đi bộ 30 phút mỗi ngày để giảm 75% nguy cơ cảm lạnh.
  • Lưu ý là không hoạt động quá sức như chạy marathon vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh so hệ thống cơ thể bị quá tải và từ đó khiến vi rút dễ xâm nhập.

Cung cấp đủ nước trong và ngoài cơ thể

Nhiệt độ và độ ẩm thấp là môi trường để vi rút lây lan và đó là lý do vì sao bệnh cúm thường bùng phát vào mùa đông. Vậy nên, để diệt vi rút, cần giữ cho không khí trong nhà luôn ấm và đủ độ ẩm. Sử dụng máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm khoảng 50 phần trăm và nhiệt độ phòng ít nhất là 20oC.

Nếu ở trong môi trường kín như cabin máy bay thì nên dùng nước muối xịt mũi để làm ẩm màng trong mũi. Bởi khi đường mũi được giữ ẩm, các lông mao sẽ giữ vi khuẩn, vi rút hiệu quả hơn.

Cũng nên uống thật nhiều nước. Cơ thể bạn cần nước để thực hiện các chức năng miễn dịch quan trọng.

“Chơi” với vi khuẩn “thân thiện”

Các loại vi khuẩn tốt đó là probiotics. Đây là các vi khuẩn thân thiện mà có thể tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách “át” vi khuẩn xấu. Một nghiên cứu tại Đức cho thấy những người khỏe mạnh dùng men vi sinh hằng ngày trong 3 tháng sẽ rút ngắn được 1 đợt cảm lạnh thông thường gần 2 ngày và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng như nhức đầu, ho và hắt hơi.

Bạn nên sử dụng 3 khẩu phần thực phẩm giàu probiotic/ngày với các thực phẩm như sữa chua, pho mát, kefir hay các thực phẩm lên men khác (dưa bắp cải, kim chi).

Ngủ đủ giấc

Ngủ ít hơn 7 tiếng trong tuần trước khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bênh gấp 3 lần trong vòng 8 giờ. Vì thiếu ngủ sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của cơ thể.

Loại trừ vi khuẩn

Hàng rào “hoành tráng” và lỗi thời nhất bảo vệ bạn khỏi các vi khuẩn cảm cúm và cảm lạnh là rửa tay. Xoa xà phòng trong thời gian đủ để hoàn thành bài hát “Happy Birthday” 2 lần (khoảng 20 giây). Nếu không có nước thì hãy rửa tay bằng nước rửa tay khô. Luôn rửa tay sau khi đi vệ sinh hay chạm các bề mặt có nhiều người sử dụng và sau khi bắt tay. Giữ tay tránh xa mặt để vi trùng không tự do vào mắt, mũi hay miệng.

“Bắt” vi trùng trong không khí

Các giọt dịch của cơ thể luôn chứa đầy các mầm bệnh và khi bị phát tán, nó sẽ lơ lửng trong không khí và ai đó ở trong khoảng cách 6 bước chân của bạn, gặp đúng lúc bạn ho, hắt hơi thì chắc chắn họ sẽ bị vi rút xâm nhập. Vậy nên hãy chuẩn bị khăn giấy và sử dụng khi ho, hắt hơi rồi vo viên, bỏ thùng rác. Nếu không có giấy thì hãy dùng khuỷu tay để che.

]]>