Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Tue, 23 Jul 2019 06:37:00 +0000 vi hourly 1 Phải làm gì khi trẻ bị sốt cao co giật? https://omron-yte.com.vn/3885-phai-lam-gi-khi-tre-bi-sot-cao-co-giat/ Sat, 01 Nov 2014 21:59:58 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=3885 Hỏi: Con tôi hơn 3 tuổi, mỗi khi sốt cao cháu thường bị co giật làm cho tôi và mọi người trong nhà rất lo lắng. Xin hỏi phải làm gì khi cháu bị co giật và phòng tránh thế nào?

Hỏi: Bé nhà tôi năm nay hơn 3 tuổi, bé hay bị sốt và mỗi khi sốt bé thường bị co giật làm gia đình tôi rất lo lắng. Vậy BS cho tôi hỏi tôi phải làm gì khi bé bị sốt cao co giật, xử lý và phòng tránh như thế nào? Cảm ơn BS!

Hoàng Măng (HY)

Trả lời:

Chào bạn! Sốt là tình trạng bệnh lý bé hay mắc phải khi Nhiễm trùng, cảm nắng, mặc quá nhiều quần áo gây nóng, tiêm chủng, mọc răng.. Tuy nhiên khi trẻ bị sốt cao dẫn đến co giật nếu không khống chế được, cơn co giật sẽ khiến não của trẻ thiếu ôxy, làm suy giảm trí tuệ và có thể lên cơn động kinh.

Tại sao trẻ bị sốt cao co giật?

– Tình trạng co giật là do rối loạn ý thức, vận động, cảm giác, thần kinh thực vật do luồng điện sinh học đột ngột, quá mức có tính nhất thời của một số tế bào thần kinh. Co giật do sốt xảy ra khi sốt do một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính. Có thể là cơn co giật toàn thân hay cục bộ, kéo dài dưới 5 phút tần suất 1 cơn/ngày nếu sốt giật đơn thuần hoặc có khi trên 15 phút, trên 2 cơn/ngày khi sốt giật phức tạp.

Nhận biết cơn co giật do sốt cao

Trẻ bị sốt cao co giật thường gặp ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Khi bé bị sốt trên 39 o C thường bị xuất hiện cơn co giật và cơn co giật này mất đi khi hạ thân nhiệt xuống dưới 39 o C.

Khi bị sốt co giật, trẻ thường bị kiểu co giật lan toả toàn thân. Mỗi cơn co giật thường kéo dài không quá 10 phút. Sau cơn co giật bé thường ngủ và khi bị đánh thức dậy bé tỉnh táo, không mê man.

Xử trí khi trẻ bị sốt cao co giật

  • Hãy cho trẻ nằm yên, tránh mọi kích thích như gọi, hỏi, tiếng động…
  • Dùng vật mềm như khăn đặt giữa hai hàm răng để trẻ không cắn vào lưỡi. ( Tuyệt đối không dùng vật cứng ngáng miệng trẻ để tránh gẫy răng, không giữ chặt trẻ lại để tránh gẫy xương.)
  • Dùng khăn ướt lau khắp người và đắp lên trán để hạ nhiệt.
  • Đặt đầu trẻ nghiêng sang phải, nới lỏng quần áo để trẻ dễ thở.
  • Hạn chế số người quanh trẻ, mở thông thoáng cửa sổ và cửa ra vào.
  •  Dùng khăn nhúng vào nước ấm lau người trẻ nhiều lần, nhất là vùng nách và bẹn để hạ bớt thân nhiệt.
  • Đếm mạch, nhịp thở xem bao nhiêu lần một phút.
  • Nếu sốt cao trên 38 độ, có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol 15mg/kg cân nặng, uống (nếu trẻ lớn và tỉnh táo) hay đặt hậu môn với trẻ nhỏ, dùng nhắc lại sau 5-6 giờ.
  • Chuyển trẻ đến bệnh viện để khám tìm nguyên nhân gây sốt để điều trị.
  • Phòng tránh co giật bằng cách dùng thuốc hạ sốt ngay khi trẻ mới bắt đầu sốt và trong những ngày sốt.
]]>
Làm thế nào để ngăn ngừa biến chứng ở người cao tuổi bị sốt? https://omron-yte.com.vn/11199-lam-the-nao-de-ngan-ngua-bien-chung-o-nguoi-cao-tuoi-bi-sot/ Tue, 06 Dec 2011 08:04:33 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11199 Khi thời tiết thay đổi người cao tuổi, do đặc điểm sinh lý có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả dễ mắc một số bệnh như nhiễm khuẩn tại đường hô hấp, tiêu hóa… mà biểu hiện dễ nhận biết đầu tiên là sốt. Tuy nhiên, nếu không biết cách xử trí thích hợp khi người cao tuổi bị sốt có thể xảy ra một số biến chứng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ.

Làm thế nào để ngăn ngừa biến chứng ở người cao tuổi bị sốt? 1

Nhiễm khuẩn – Nguyên nhân hàng đầu gây sốt ở người cao tuổi

Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt ở người cao tuổi (NCT) nhưng hay gặp nhất là sốt do mắc bệnh nhiễm khuẩn. Bệnh nhiễm khuẩn ở NCT có thể là đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi, xoang, viêm phế quản, viêm phổi, ápxe phổi, lao phổi. Bệnh nhiễm khuẩn ở NCT cũng có thể gặp ở đường tiêu hoá như viêm ruột, viêm đường mật cấp hoặc bị viêm nhiễm ở đường tiết niệu hoặc bị các bệnh do virút gây ra như sốt xuất huyết, sốt phát ban, sốt rét… Ngoài ra, người ta thấy NCT cũng có thể bị sốt không do bệnh nhiễm khuẩn như một số bệnh ung thư, bệnh về máu, gãy xương, bệnh nội tiết… Sốt có thể là sốt cấp tính hoặc sốt kéo dài. Sốt cũng có thể là sốt rất cao nhưng cũng có thể thân nhiệt chỉ vượt quá chỉ số bình thường từ 0,5 độ đến 1 hoặc 2 độ. Sốt có thể được phân chia một cách tương đối như sốt nhẹ là thân nhiệt từ trên 37oC đến dưới 38oC; sốt trung bình là thân nhiệt từ 38oC đến dưới 39oC và sốt cao là khi thân nhiệt trên 39oC.

Một số biến chứng có thể xảy ra khi NCT bị sốt

Khi NCT bị sốt nếu không xử trí kịp thời thì rất có thể xảy ra một số biến chứng, thậm chí biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, nhất là sốt ở một số bệnh nhân đang mắc bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận, bệnh thuộc hệ hô hấp (viêm phổi, hen suyễn, lao phổi, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính… ). Biến chứng hay gặp nhất là ở hệ thần kinh, nhẹ thì nhức đầu, chóng mặt, nặng hơn thì lơ mơ, mê sảng, thậm chí gây co giật. Đối với hệ tim mạch thì có thể gây mạch nhanh, rối loạn nhịp tim,  huyết áp tăng (nếu người bệnh có tiền sử tăng huyết áp thì rất nguy hiểm). Sốt ở NCT cũng có thể gây buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn hoặc ăn vào không tiêu, ậm ạch rất khó chịu. Khi sốt có thể làm cho NCT bị rối loạn nhịp thở như khó thở, thở nông và khi sốt cũng rất dễ gây nên tiểu tiện ít do nước được thoát ra theo đường bài tiết mồ hôi và như vậy sẽ ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của thận.

Những điều cần làm và nên tránh

Điều cần làm: Trước hết cần cặp nhiệt kế xem sốt bao nhiêu độ. Thân nhiệt của người bình thường là 37oC với điều kiện là cặp nhiệt kế ở miệng hoặc ở hậu môn. Nhưng vì hầu hết là cặp nhiệt độ ở nách, vì vậy nếu cặp nhiệt độ ở nách thì phải cộng thêm 0,5 độ nữa mới đúng thân nhiệt thực. Sốt có nghĩa là thân nhiệt vượt quá 37oC. Tuy vậy cũng có thể gặp một số trường hợp ở NCT tuy mắc bệnh nhiễm khuẩn nặng nhưng khi cặp nhiệt độ thì không thấy thân nhiệt tăng (không thấy sốt) thậm chí thân nhiệt còn hạ. Lý do có thể do sức đề kháng và phản xạ của cơ thể quá yếu, đặc biệt ở người bệnh tuổi cao, sức yếu, nằm lâu ngày, suy dinh dưỡng. Khi người cao tuổi bị sốt cần được chăm sóc chu đáo, đảm bảo uống đủ nước, có thể là nước ép quả tươi như chanh, cam, xoài, dưa hấu… Ngoài ra, cần được uống thêm nước pha từ dung dịch osezol, uống thuốc hạ sốt và sử dụng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn.

Điều nên tránh: Đối với NCT khi bị sốt, tuyệt đối không được truyền dịch tại gia đình hoặc ở nơi không đủ điều kiện chống sốc.Bởi vì kỹ thuật truyền dịch thì nhiều y tá điều dưỡng có thể thực hiện được một cách thành thạo nhưng việc xử trí bị sốc (phản ứng) khi truyền dịch thì không phải ai cũng giải quyết được. Đối với NCT bị sốt mà đang bị tăng huyết áp, cũng không truyền dịch. Khi dùng dùng thuốc hạ nhiệt, liều trung bình cho người lớn  là 0,5g mỗi một lần và sau từ 4 – 6 giờ có thể dùng lại, nếu vẫn còn sốt trên 38oC nhưng cần lưu ý là trong viên paracetamol dạng viên sủi có thêm thành phần muối bicacbonat natri nên những người có tăng huyết áp không nên dùng. Ngoài ra, thuốc paracetamol nếu dùng dài ngày sẽ không tốt vì chúng có nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chức năng gan.

PGS.TS. Bùi Khắc Hậu
Sức khỏe đời sống

]]>
Phòng ngừa trúng gió, cảm cúm với chocolate https://omron-yte.com.vn/9740-phong-ngua-trung-gio-cam-cum-voi-chocolate/ Fri, 12 Aug 2011 10:00:53 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9740 Ngăn ngừa cảm cúm, giảm huyết áp, ngừa trúng gió… là những tác dụng của chocolate, giúp cho con người khỏe mạnh hơn.

Phòng ngừa trúng gió, cảm cúm với chocolate 1

1. Ngăn ngừa cảm cúm

Các nghiên cứu ở Anh cho biết, hương vị ngọt ngào của chocolate có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh cúm. Chocolate có chứa theobromine tốt cho hệ thần kinh, có tác dụng khỏi ho tốt hơn so với thuốc cảm cúm thông thường.

2. Giảm huyết áp

Các nhà nghiên cứu Đức đã tiến hành khảo sát đối với 44 người trưởng thành cho thấy, mỗi ngày ăn loại chocolate đen có nhiệt lượng không đến 30 calo, sau 18 tuần huyết áp của những người này giảm bình quân 2,9 2,9 mm Hg. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều chocolate trắng thì sẽ không có công hiệu này.

3. Ổn định đường trong máu

Một nghiên cứu của Italia cho biết, người khỏe mạnh ăn chocolate đen liên tục trong 15 ngày, mỗi ngày ăn 100 gram, độ nhạy cảm với insulin sẽ tăng lên. Các bác sĩ ước tính rằng, chocolate đen có thể đem lại lợi ích nhất định cho bệnh tiểu đường. Một cuộc nghiên cứu mới nhất còn phát hiện, chất flavanols trong chocolate đen còn có thể ổn định đường trong máu.

4. Giảm tiêu chảy

Hàm lượng ca cao trong chocolate đen từ 50-90%, ca cao rất giàu thành phần polyphenol gọi là flavonoid có thể ức chế sự hấp thụ protein, clorua và nước trong đường ruột, nên có tác dụng giảm mất nước cho cơ thể, ngăn chặn sự mất nước do tiêu chảy.

5. Phòng ngừa trúng gió

Các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện, trong chocolate đen có chứa một hợp chất có thể giảm mức độ tổn thương đại não cho người bệnh bị trúng gió trong vòng 3,5 giờ đồng hồ. Các nhà nghiên cứu cho biết, mỗi tuần ăn một thanh chocolate sẽ giảm 22% nguy cơ bị trúng gió.

6. Có lợi cho tim mạch

Chocolate đen có chứa flavonoid, một chất chống oxy hóa tự nhiên, có thể ngăn chặn mạch máu đông cứng lại, đồng thời tăng sức sống cho cơ tim, thư giãn cơ bắp, ngăn chặn sự tích tụ cholesterol trong mạch máu, có tác dụng nhất định trong ngăn ngừa bệnh tim mạch.

7. Giảm bớt áp lực

Chocolate có thể cải thiện khả năng của chất hóa học được gọi là serotonin ở trong não. Nó có thể mang lại cảm giác bình an, loại bỏ căng thẳng tốt hơn, có tác dụng giảm áp lực.

Lời khuyên nhỏ:

  • Người bình thường đều có thể ăn chocolate, nhưng trẻ dưới 8 tuổi không nên ăn chocolate, người mắc bệnh tiểu đường nên ăn ít hoặc không ăn (nhưng có thể ăn chocolate không có đường).
  • Chocolate là một loại thực phẩm có nhiều calo, nhưng hàm lượng protein thấp, hàm lượng chất béo cao, tỷ lệ các chất dinh dưỡng không phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ.
  • Trước khi ăn cơm mà ăn quá nhiều chocolate sẽ tạo cảm giác no bụng, do đó ảnh hưởng đến sự ngon miệng, nhưng sau bữa cơm lại nhanh thấy đói, điều này làm cho quy luật đời sống bình thường và thói quen ăn uống bị đảo lộn, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Chocolate chứa nhiều chất béo, không chứa chất xơ (cellulose) có thể kích thích nhu động bình thường của đường tiêu hóa, vì vậy làm ảnh hưởng đến công năng hấp tiêu hóa, hấp thu của đường tiêu hóa. Ngoài ra, chocolate còn chứa chất gây hưng phấn hệ thần kinh, sẽ làm cho trẻ em khó ngủ và khóc nhiều.

Nguồn: Bee.net

]]>
Cách xử trí khi trẻ co giật do sốt cao https://omron-yte.com.vn/9021-cach-xu-tri-khi-tre-co-giat-do-sot-cao/ Fri, 24 Jun 2011 03:44:00 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9021 Co giật do sốt cao là hiện tượng chỉ xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng lên rất nhanh trong một thời gian ngắn, thường gặp ở trẻ 6 tháng đến 5 tuổi. Hiện tượng co giật rất có hại cho cơ thể và não của trẻ do thiếu oxy não, nhất là nếu cơ cơn co giật trẻ thường kèm nôn mửa.

Cách xử trí khi trẻ co giật do sốt cao 1

Nếu người lớn không biết xử trí kịp thời và đúng cách thì trẻ có thể bị tử vong do tắc thở vì ngạt, vì hít phải chất nôn hoặc bị viêm phổi nặng do chất nôn từ dạ dày trào ngược lên thực quản và đường thở gây tổn thương ở phổi.

Nhận biết cơn co giật do sốt cao và cách sơ cứu

Cơn co giật xuất hiện khi trẻ đang sốt cao trên 39oC, có tính chất lan tỏa toàn thân (hai tay, hai chân, mình và đầu). Thời gian co giật ngắn dưới

40 phút. Sau cơn co giật trẻ sẽ ngủ. Nên đánh thức trẻ tỉnh dậy ngay nếu không sẽ rơi vào trạng thái li bì, mê man, hôn mê, gọi hỏi không biết.

Cách sơ cứu lại trẻ co giật sốt cao: đặt trẻ nằm xuống giường hoặc phản bằng phẳng để đề phòng khi co giật trẻ có thể bị ngã hoặc va đập vào vật cứng. Tốt nhất là nên cởi bỏ hết quần áo cho trẻ, nếu không được thì nên nới rộng quần áo, nhất là vùng cổ.

Dùng khăn bông mềm nhúng vào nước ấm, vắt hết nước, lau khô khắp người cho trẻ, nhất là vùng nách, bẹn, trán, lau đi lau lại nhiều lần như thế cho đến khi trẻ hết giật. Vì trẻ co giật không uống được thuốc nên càng nhanh chóng đặt thuốc hạ nhiệt đường hậu môn: trẻ dưới 12 tuổi dùng viên paracetamol 80mg, trẻ lớn hơn dùng viên 150mg. Đợi khi trẻ ngừng co giật thì lật trẻ nằm nghiêng sang một bên ngay đầu trẻ ở vị trí an toàn, hơi ngửa ra sau để tránh trào ngược dịch nôn trớ của trẻ vào phổi gây nguy hiểm đến tính mạng. Sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay để tìm và điều trị nguyên nhân, tránh co giật tái phát do sốt cao trở lại.

Một số điều cần tránh

Không nên tìm cách chống lại cơn co giật của trẻ bằng cách ghì thật chặt vì có thể sẽ gây tổn thương ở một số bộ phận của cơ thể hoặc có thể làm gãy xương trẻ. Không được cho trẻ ăn, uống bất cứ thứ gì vì có thể gây sặc cho trẻ. Không được dùng vật cứng để ngang mồm trẻ vì sợ trẻ cắn vào lưỡi bởi trẻ rất ít khi cắn vào lưỡi trong cơn co giật. Nếu trẻ cắn vào lưỡi cũng không gây nguy hiểm bằng việc gang vào mồm trẻ bằng vật cứng sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng, làm gãy răng, sụt lợi trẻ. Không ủ ấm, mặc thêm quần áo cho trẻ mặc dù trong cơn sốt cao trẻ có thể bị rét run, cần phải tìm cách hạ nhiệt nhanh chóng bằng cách làm mát cơ thể và môi trường xung quanh. Đó là biện pháp tốt nhất và an toàn nhất để đề phòng và cắt cơn co giật cho trẻ.

Phòng chống cơn co giật khi trẻ bị sốt cao

Thông thường khi trẻ bị nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virút, ký sinh trùng…), cơ thể trẻ bị sốt nóng. Ở trẻ em thân nhiệt bình thường nằm trong khoảng 37 – 37,5oC, khi lên đến 38oC là có sốt. Với mức sốt 38 – 38,5oC, cơ thể chịu đựng nhưng khó có thể chịu đựng nổi khi nhiệt độ trên 39 – 400C gây mất nước và các chất điện giải, gây rối loạn thần kinh và co giật. Khi cơn co giật do sốt cao ở trẻ nếu đã xảy ra thì rất hay tái phát. Điều này gây hoang mang rất nhiều cho các bậc cha mẹ, đồng thời cũng gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. Vì thế, khi trẻ có biểu hiện sốt cao cần đưa trẻ đi khám ngay để tìm nguyên nhân điều trị kịp thời.

Trong khi trẻ bị sốt cần cho uống nhiều nước, tốt nhất là nước ORS hoặc cho trẻ bú nhiều hơn, cởi bớt quần áo, đặt trẻ nằm nơi thoáng mát và không bao giờ được bọc kín hay ủ ấm trẻ. Phải thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ, bằng cách đo nhiệt độ cho trẻ khi trẻ sốt. Có 4 vị trí có thể đo nhiệt độ cho trẻ: nếu kẹp nhiệt kế vào nách trẻ thì phải cộng thêm 0,50C nữa. Nếu đặt nhiệt kế trong hậu môn, cách này chính xác nhất, chỉ cần 1 – 2 phút là đọc được kết quả. Nếu cho nhiệt kế ngậm trong miệng, cách này dễ đặt nhưng phải để 7 – 10 phút mới đọc kết quả; nếu lấy nhiệt độ ở tai có thể đọc kết quả nhanh nhưng nếu có viêm tai thì khó chính xác.

Theo BS.CKII. NGUYỄN ĐỨC LÊ _ SKDS

]]>
Những lưu ý khi dùng thuốc ho, thuốc cảm cho trẻ https://omron-yte.com.vn/8566-nhung-luu-y-khi-dung-thuoc-ho-thuoc-cam-cho-tre/ Sun, 22 May 2011 02:58:37 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=8566 Các bà mẹ trẻ thường rất lo lắng khi trẻ (nhất là trẻ dưới 4 tuổi) có biểu hiện ho, cảm sốt. Trong nhiều trường hợp, tình trạng của trẻ chưa đến mức phải dùng thuốc nhưng vẫn được các vị phụ huynh cho uống thuốc ho, cảm khiến một số trẻ bị dị ứng, ngộ độc với thuốc và có hại cho gan, thận.

Những lưu ý khi dùng thuốc ho, thuốc cảm cho trẻ 1
Thuốc trị cảm sốt, ho, dị ứng được bán rộng rãi tại các nhà thuốc. Một số loại thậm chí còn không cần đơn của thầy thuốc vẫn có thể mua được với số lượng không hạn chế. Chính vì vậy, đã có nhiều trường hợp dùng các loại thuốc ho, thuốc cảm sốt không đúng liều, lạm dụng thuốc, gây hậu quả nghiêm trọng như độc với gan, gây tăng huyết áp với bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, nhiều trường hợp bị dị ứng, mẩn ngứa. Một số thuốc có paracetamol phối hợp với các chất kháng histamin chống dị ứng thường có nhiều tên biệt dược khác nhau khiến người dùng nhầm lẫn phối hợp dẫn đến quá liều. Đặc biệt, các trường hợp trẻ em dưới 4 tuổi nếu cho dùng thuốc ho, cảm không đúng quy định sẽ rất nguy hiểm.

Ngay tại Mỹ người ta cũng đã thống kê mỗi năm thuốc ho và thuốc cảm bán không cần đơn bác sĩ đã đưa 7.000 trẻ đến phòng cấp cứu bệnh viện, với các triệu chứng nổi mẩn ngứa, buồn ngủ và đi không vững. Nhiều em bé bị uống thuốc quá liều do cha mẹ không để ý.

Vì vậy, đối với trẻ em dưới 4 tuổi, để đề phòng tai nạn xảy ra do dùng các loại thuốc ho, cảm không đúng quy định, phải hết sức thận trọng, cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn loại thuốc ho, cảm.

Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo không cho trẻ em dưới 6 tuổi dùng thuốc ho và cảm chứa thuốc kháng histamin. Một số bậc cha mẹ cho các em dùng thuốc của người lớn càng nguy hiểm hơn. Vì vậy, trong trường hợp cần thiết, phải chọn loại thuốc dành riêng cho trẻ em và nên chọn loại đơn chất có tác dụng giảm đau, hạ sốt như paracetamol hay ibuprofen. Không nên chọn các loại thuốc phối hợp nhiều thành phần như các biệt dược decolgen, tiffy, alaxan…

Tại một số nước tiên tiến, người ta đã quy định các nhà sản xuất thuốc ho, cảm phải in trên nhãn thuốc là không nên cho trẻ em dưới 4 tuổi dùng thuốc ho và thuốc cảm. Đồng thời họ cũng đưa ra chương trình giáo dục quần chúng yêu cầu cha mẹ cẩn thận hơn khi cho con em uống thuốc ho và thuốc cảm.

Không được cho trẻ em uống 2 hay nhiều thuốc có cùng hoạt chất trong cùng một lần. Đối với các loại thuốc cảm có phối hợp với các chất chống dị ứng phải hết sức thận trọng.

Cha mẹ phải cho trẻ dùng đúng với liều khuyên dùng, dùng các dụng cụ đo lường đi cùng với chai thuốc dạng bào chế cho trẻ. Cần chú ý giữ thuốc xa tầm với của trẻ em để tránh trường hợp trẻ tự lấy thuốc uống, nhất là với các lọ thuốc dạng lỏng như si-rô. Cần tham khảo bác sĩ khi có vấn đề về dùng thuốc cho trẻ nhỏ. Trong nhiều trường hợp, bệnh ho, cảm tự biến mất trong vài ngày mà không cần dùng bất cứ một loại thuốc nào. Nếu trẻ chỉ ho và hơi sốt nhẹ, cha mẹ nên theo dõi, tránh gió và quạt khiến trẻ bị cảm lạnh. Nhiều khi chỉ cần cho trẻ nghỉ ngơi và dinh dưỡng tốt là đủ…

ThS. Nga Anh
Theo Sức Khỏe Đời Sống

]]>
Chữa cảm sốt, tiêu chảy bằng cây rau má https://omron-yte.com.vn/8316-chua-ca%cc%89m-sot-tieu-chay-bang-cay-rau-ma/ Sat, 14 May 2011 09:58:54 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=8316 Theo Đông y, rau má có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thuỷ, lương huyết, thường dùng chữa viêm họng, ho, tiêu chảy, mụn nhọt…

Chữa cảm sốt, tiêu chảy bằng cây rau má 1
Cây rau má mọc hoang khắp nơi, dọc bờ sông, bờ ruộng, hàng rào, ven đường, bãi cát. Dùng toàn cây phần trên mặt đất, thu hái quanh năm đem về rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô. Dùng 15 – 25g cây khô (hoặc 30 – 60g tươi) sắc uống. Dùng ngoài nấu nước rửa, giã đắp.

Trong dân gian, thường dùng toàn cây tươi, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sắc uống để chữa ho lâu ngày hoặc ho lao và chữa sốt. Nước sắc dùng nhỏ mắt chữa đau mắt, nhỏ vào tai bị viêm, rửa mụn nhọt. Có nơi dùng ăn như rau, vị đặc biệt, hơi chua và hơi đắng.

Chữa cảm sốt, viêm đường hô hấp trên, đau họng, lở miệng:
Rau má 30 – 50g tươi hoặc 15 – 30g khô sắc với 400ml nước còn 100ml, chia 3 lần uống/ngày hoặc ngậm và nuốt từ từ. Dùng liên tục cho đến khi khỏi hẳn.

Chữa mụn nhọt: Dùng 50 – 100g tươi nấu nước rửa hằng ngày. Bên ngoài dùng lá tươi và hoa giã nhỏ đắp vào chỗ bị mụn nhọt.

Ho lâu ngày: Rau má 30g, mộc hồ điệp 10g, nga bất thực thảo 20g, sắc với 500ml nước còn 100ml chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Dùng liên tục 10 – 30 ngày.

Chữa viêm thận cấp: Rau má 15g, lã diễn 15g, xa tiền thảo (mã đề) 12g. Sắc lấy nước uống, chia 3 lần trong ngày.

Viêm đường tiết niệu: Rau má 40g, mã đề 30g, dây bòng bong 30g, cây chó đẻ 20g. Sắc uống 7 – 10 ngày.

Chữa tiêu chảy: Rau má 12g, lá ổi 12g, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày.

Chữa chín mé (sưng buốt đầu ngón tay): Hái một nắm rau má tươi, giã nát, đắp lên chỗ sưng đau, băng cố định lại.

Chú ý: Phụ nữ có thai không nên dùng.

Lương y Hoài Vũ

]]>
Những mẹo đơn giản để giảm sốt cho bà bầu https://omron-yte.com.vn/7694-nhung-meo-don-gian-de-giam-sot-cho-ba-bau/ Sun, 17 Apr 2011 04:02:46 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=7694 Nếu bị ốm sốt khi có bầu, việc dùng thuốc hạ sốt dưới hình thức nào cũng phải được sự chỉ dẫn từ bác sĩ.

Những mẹo đơn giản để giảm sốt cho bà bầu 1

Dưới đây là 5 mẹo an toàn giúp bà bầu nhanh hạ sốt:

1. Mặc theo nhiệt độ:

Đừng ủ ấm hoặc ăn mặc phong phanh. Mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến thân nhiệt tăng nhẹ nhưng nếu mặc ít, bạn sẽ có cảm giác ớn lạnh, buộc cơ thể phải sản sinh nhiều nhiệt.

Nên mặc vừa phải, hợp với nhiệt độ xung quanh, quần áo cần thoáng, rộng để không khí lưu thông tốt trên da.

2. Giữ mát:

Mở cửa sổ, bật điều hòa nhiệt độ hoặc đi ra ngoài. Không khí mát mẻ, trong lành sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng.

3. Uống:

Đổ mồ hôi và hơi thở nóng do sốt có thể gây mất nước mà cơ thể chưa kịp bù đắp lượng nước thất thoát. Hãy mang theo một chai nước bên mình và uống từng hớp nhỏ trong cả ngày.

4. Ăn đủ chất:

Sự tăng nhiệt đòi hòi cơ thể đốt cháy nhiều năng lượng, tức là mất đi nhiều kalo hơn. Nên kết hợp uống với ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu, nhiều dinh dưỡng.

5. Tắm nước ấm:

Thả mình trong bồn tắm hoặc tắm nước ấm dưới vòi hoa sen cũng giúp dễ chịu và hạ sốt. Bước tiếp theo là làm mát cơ thể bằng cách chờ cơ thể khô tự nhiên sau khi tắm (không dùng khăn bông lau khô người).

Lưu ý: Nếu không hạ sốt, tốt nhất bạn nên đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn. Trường hợp đột ngột sốt cao, sốt kèm những triệu chứng bất thường khác cũng cần được đi khám khẩn cấp.

Theo Mẹ&bé

]]>
Chăm sóc như thế nào khi trẻ bị cảm lạnh? https://omron-yte.com.vn/7659-cham-soc-nhu-the-nao-khi-tre-bi-cam-lanh/ Thu, 14 Apr 2011 21:45:01 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=7659 Cảm lạnh thông thường là bệnh viêm đường hô hấp trên do virus gây nên và rất dễ lây. Trẻ bị cảm lạnh sẽ đi từ các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi và ho liên tục cho đến viêm họng, viêm phổi và phế quản. Mỗi năm trẻ có thể bị cảm lạnh tới 8 lần, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi.

Chăm sóc như thế nào khi trẻ bị cảm lạnh? 1

Bé sẽ ra sao khi bị cảm lạnh?

Những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh thường là ngứa họng, sổ mũi, tịt mũi và hắt xì hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn. Nước mũi của bé sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh.

Cảm lạnh có lây lan?

Cảm lạnh có khả năng truyền nhiễm cao nhất trong 2 tới 4 ngày đầu tiên sau khi xuất hiện triệu chứng. Trẻ có thể mắc bệnh do hít phải virus trong không khí, hoặc bị lây từ một bệnh nhân ho và hắt hơi. Nếu bé chạm tay lên bề mặt bị nhiễm virus và sau đó đưa lên miệng hoặc mũi thì cũng sẽ bị cảm lạnh.

Có thể phòng ngừa cảmlạnh?

Cho đến nay con người chưa thể phát triển văcxin phòng cảm lạnh do có rất nhiều loại virus rhino gây bệnh. Tuy nhiên, có thể giúp trẻ ngừa bệnh bằng cách:

– Tránh xa người hút thuốc lá hoặc đang bị cảm lạnh. Virus rhino có thể di chuyển trong vòng 3,7 m qua không khí sau khi bị bắn ra từ một bệnh nhân ho hoặc hắt hơi. Trẻ cũng dễ bị cảm lạnh nếu hút thuốc lá thụ động.

– Thường xuyên rửa tay thật kỹ, đặc biệt là sau khi hỉ mũi

– Che mũi hoặc miệng khi co hoặc hắt hơi

– Không dùng chung khăn hoặc đồ đựng với người bị cảm lạnh.

– Không uống chung cốc, can, hoặc chai với bệnh nhân. Bạn sẽ không bao giờ biết ai sẽ bị cảm lạnh và sẵn sàng truyền virus.

– Không cầm vào khăn giấy mà người khác đã sử dụng

Các nhà khoa học hiện nay chưa biết chắc liệu bổ sung vitamin C hoặc kẽm có thể hạn chế các triệu chứng cảm lạnh trong bao lâu và làm giảm mức độ nghiêm trọng của chúng bao nhiêu, song rõ ràng là nếu dùng liều cao hằng ngày thì có nguy cơ bị phản ứng phụ.

Về thảo dược chữa cảm lạnh, ví dụ như hoa cúc, cho đến nay phần lớn các nghiên cứu đều phủ nhận hoặc không đi đến kết luận cuối cùng. Có rất ít nghiên cứu khoa học về liệu pháp trị cảm lạnh bằng thảo dược được tiến hành trên trẻ em. Tốt nhất là hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi quyết định điều trị cho trẻ.

Cảm lạnh kéo dài trong bao lâu?

Các triệu chứng cảm lạnh thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi trẻ tiếp xúc với nguồn lây nhiễm. Các em dễ truyền bệnh nhất trong 3-4 ngày đầu tiên sau khi có triệu chứng và tiếp tục truyền bệnh trong vòng 3 tuần sau đó với mức độ yếu dần. Tuy nhiên, phần lớn đều sạch bệnh chỉ trong 1 tuần.

Chăm sóc như thế nào khi trẻ bị cảm?

1. Điều chỉnh chế độ ăn

Thông thường, trẻ cần khoảng 7 ngày để hồi phục sau khi bị cảm lạnh. Lúc này nên cho trẻ ăn thức ăn nhạt, dễ tiêu hoá. Mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm giàu protein như trứng gà, các chế phẩm từ đậu. Bé cần ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể.

Mẹ cũng nên cho bé uống nhiều nước, tạm thời không cho bé ăn các thực phẩm như thịt, cá, tôm và kị đồ lạnh.

2. Đặt thuốc ở rốn

Có thể đặt thuốc ở rốn trẻ để trị các chứng cảm nóng hoặc cảm lạnh.

Chứng cảm nóng: giã nát 30g hành trắng với 15g liên kiều, cho vào túi vải, đặt lên rốn bé. Chờ một lúc rồi cho bé uống nước ấm để nhanh ra mồ hôi.

Chứng cảm lạnh: giã nát 30g hành trắng, 1 lát gừng tươi, cùng 5-7 hạt hồ tiêu, cho vào túi vải, đặt lên rốn bé. Sau đó cho bé uống nước ấm để nhanh ra mồ hôi khử hàn.

Với cả 2 loại cảm trên, các mẹ nhớ bỏ túi vải ra khỏi rốn bé sau khi bé đã ra mồ hôi.

3. Nắm thuốc trong bàn tay

Khi trẻ sơ sinh bị cảm do trúng hàn: Dùng 15g bạc hà, 15g phòng phong, 2 lát gừng tươi. Giã nát bạc hà và phòng phong, sau đó giã dập gừng tươi, cho 1 thìa nhỏ nước, rồi bỏ tất cả vào 2 túi vải dài khoảng 7-10cm, đặt vào 2 lòng bàn tay bé. Bên ngoài dùng vải mềm để cố định. Sau 15-20 phút bỏ ra.

Khi trẻ bị cảm mạo, hơi sốt, hoặc ho: Giã nát 9g bạc hà, 9g liên kiều, 6g trần bì, cho 1 thìa nhỏ nước, sau đó cho vào 2 túi vải khác nhau, đặt vào tay bé giống như ở trên.

Các mẹ cần chú ý đặt đúng tâm lòng bàn tay bé để thuốc có hiệu quả.

4. Cải thiện hệ hô hấp

Trước khi ngủ, dùng khăn nóng lau 2 bên cánh mũi cho bé. Hơi nóng có thể tạm thời làm giảm tình trạng bị tắc mũi, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Mẹ nên cho bé nằm nghiêng khi ngủ. Tư thế này có thể giúp giảm áp lực cho một bên lỗ mũi, giúp mũi của bé dần đỡ ngạt hơn. Đồng thời, mẹ nên vỗ nhẹ lưng bé để giúp long đờm.

Theo Dân trí

]]>
Trẻ bị sốt cao cần xử trí cho đúng cách https://omron-yte.com.vn/7654-tre-bi-sot-cao-can-xu-tri-cho-dung-cach/ Wed, 13 Apr 2011 21:44:48 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=7654 Ở trẻ em, thân Trẻ bị sốt cao cần xử trí cho đúng cách 1nhiệt bình thường nằm trong khoảng 37-37,5oC, khi lên đến 38oC là có sốt. Khi trẻ bị sốt có nghĩa là cơ thể bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng…) chủ yếu là các bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy… Với mức sốt vừa 38-38,5oC thì cơ thể trẻ có thể chịu đựng được nhưng khi trẻ bị sốt cao ở nhiệt độ 39-40oC, thậm chí trong thời gian dài sẽ gây mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn thần kinh, co giật, thiếu ô xy não, tổn thương các tế bào thần kinh, có thể hôn mê hoặc tử vong…
Do đó cách xử trí đúng và kịp thời khi trẻ bị sốt cao trước khi đưa được trẻ đến cơ sở y tế để thầy thuốc khám xác định nguyên nhân và chỉ định dùng thuốc là quan trọng, tránh được những hậu quả nặng nề, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Cách xử trí đúng

Khi thấy trẻ có biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc, dễ nổi cáu, ngủ lơ mơ, mặt đỏ hoặc tái mét, rùng mình, thân nhiệt tăng có nghĩa là trẻ đang lên cơn sốt. Cha mẹ hoặc người thân của trẻ cần làm như sau:

– Để trẻ nằm ở nơi thông thoáng khí, không có gió lùa, hạn chế nhiều người vây quanh trẻ.

– Cặp nhiệt độ: Có thể đặt nhiệt kế ở dưới nách hoặc ở hậu môn của trẻ. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của trẻ áp sát vào ngực. Nhiệt độ của trẻ sẽ là số hiện trên nhiệt kế cộng thêm khoảng 0,3 – 0,4 độ. Ví dụ: nhiệt kế ghi 38oC thì thân nhiệt thực sự của bé khoảng 38,3 – 38,4oC.

– Nếu thân nhiệt của trẻ không quá 38oC: cởi bớt quần áo, không đắp chăn, chỉ mặc quần áo mỏng cho trẻ và theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên, cứ khoảng 1 giờ đo 1 lần.

– Nếu thân nhiệt của trẻ khoảng 38 – 38,5oC: Chườm mát để hạ sốt cho trẻ: Cách làm: Cho ít nước lạnh vào trong chậu. Cho thêm nước nóng vào, bằng 1/2 lượng nước lạnh. Kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước, cảm giác ấm giống như nước tắm em bé. Dùng khăn bông mềm, sạch, nhúng vào chậu nước, vắt hơi ráo rồi lau lên khắp mình trẻ, nhất là các vị trí như nách, bẹn, chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống khoảng 37,5oC, mặc lại quần áo cho trẻ. Cần phải theo dõi nếu thân nhiệt lại tăng thì lại chườm tiếp.

– Nếu thân nhiệt của trẻ 38,5oC trở lên: Cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng, cân nặng và khoảng cách giữ hai lần uống thuốc ghi trong hướng dẫn sử dụng. Nếu trẻ buồn nôn không uống được thuốc thì có thể dùng viên đạn nhét hậu môn.

– Cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ còn bú thì cho bú nhiều hơn. Bù nước và điện giải cho trẻ bằng Oresol theo đúng hướng dẫn sử dụng.

– Cho trẻ ăn uống bình thường bằng các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp,… uống thêm các loại nước hoa quả như cam, chanh,…

– Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

Cần lưu ý không được làm như sau:

– Mặc nhiều quần áo ấm hoặc đắp chăn khi trẻ đang sốt vì sẽ càng làm tăng thân nhiệt, rất nguy hiểm nếu trẻ sẽ sốt cao hơn gây co giật, thiếu ô xy não, tổn thương các tế bào thần kinh, có thể hôn mê và tử vong.

– Tuyệt đối không dùng nước đá để chườm cho trẻ sẽ khiến trẻ bị sốt cao hơn do cơ chế co mạch ngoại vi.

– Không xát chanh hay đánh gió cho trẻ.

– Không dùng nhiều loại thuốc có chung một thành phần để hạ sốt sẽ dẫn đến quá liều có thể gây ngộ độc.

BS. Trọng Nghĩa
Theo sức khỏe đời sống

]]>
Nên làm gì khi trẻ bị sốt? https://omron-yte.com.vn/7090-nen-lam-gi-khi-tre-bi-sot/ Wed, 23 Mar 2011 03:51:26 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=7090 Sốt không phải là một bệnh nhưng nó biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau. Có nhiều nguyên nhân gây sốt ở trẻ, trong đó sốt do nhiễm trùng hoặc do một số bệnh tật khác cần đặc biệt lưu ý.

Nên làm gì khi trẻ bị sốt? 1

Sốt xảy ra khi cơ quan điều hòa nhiệt (hypothalamus) của cơ thể bị rối loạn làm tăng thân nhiệt lên cao hơn mức bình thường (37oC).

Một số nguyên nhân gây sốt ở trẻ

Một số nguyên nhân gây sốt ở trẻ không phải do bệnh lý như: trẻ chơi ngoài trời nắng, mặc quần áo quá chật hoặc mặc nhiều áo quần quá hoặc ở trong phòng kín quá, thiếu ánh sáng, thiếu thông gió. Trẻ sốt, thậm chí sốt cao thường là do hiện tượng nhiễm trùng (do vi khuẩn, virút hoặc do một số ký sinh trùng).

Trẻ thường hay bị nhiễm trùng đường hô hấp trên gây sốt, chảy mũi nước, ho, điển hình là bị viêm VA hoặc viêm thanh quản cấp gây sốt, khàn tiếng hay mất tiếng; hoặc khi bị viêm tai cũng làm cho trẻ sốt kèm theo đau trong tai làm cho trẻ rất khó chịu nên quấy khóc hoặc lấy tay gãi vào tai. Một số trẻ lớn hơn có thể bị viêm đường hô hấp lâu ngày điều trị không dứt điểm, gây viêm xoang cũng gây nên triệu chứng sốt. Viêm đường hô hấp trên nhiều khi cũng có thể sốt cao. Đối với đường hô hấp dưới, trẻ có thể mắc các bệnh như viêm phế quản, viêm phế quản phổi, viêm phổi. Các bệnh thuộc đường hô hấp dưới khi trẻ bị bệnh thường có sốt cao, thậm chí sốt rất cao và có thể gây co giật.
Bệnh tay, chân, miệng cũng là một bệnh gây cho trẻ sốt. Bệnh tay, chân, miệng có thể nhầm với một số bệnh như thủy đậu, bởi vì thủy đậu cũng làm cho trẻ sốt và có xuất hiện các nốt phỏng nhưng ở bệnh tay, chân, miệng ngoài các vị trí như miệng, mông thì thường có ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Trẻ cũng có thể mắc các bệnh sốt phát ban gây sốt (sởi, rubeol, sốt xuất huyết…), thậm chí sốt rất cao và có nguy cơ gây co giật.

Một số bệnh về đường tiết niệu như: viêm bàng quang cấp, viêm cầu thận cấp cũng làm cho trẻ bị sốt. Ở một số vùng có bệnh sốt rét lưu hành thì khi trẻ sốt cũng cần được quan tâm vì trẻ khi mắc bệnh sốt rét cũng gây sốt.

Bệnh về nhiễm trùng ở tim, gan, mật cũng có thể gây sốt, ví dụ như bệnh viêm nội tâm mạc bán cấp loét sùi (thường sốt nhẹ và dai dẳng).

Trẻ cũng có thể mắc một số bệnh nguy hiểm như viêm não hoặc nhiễm khuẩn huyết thì trẻ thường sốt cao, tình trạng rất nặng kèm theo nhiều triệu chứng đặc trưng khác.

Khi trẻ sốt nên làm gì?

Khi nghi ngờ trẻ bị sốt hoặc trẻ kêu bị sốt (trẻ lớn) thì cần lấy cặp nhiệt độ để cặp cho trẻ (lưu ý trước khi cặp nhiệt độ cho trẻ phải dùng tay vẩy cho cột thủy ngân trong cặp nhiệt độ về dưới 36oC). Nếu thấy trẻ sốt thì ngay tại gia đình cần chườm và lau nước ấm cho trẻ, tức là dùng khăn nhúng vào chậu nước ấm có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ trẻ đang sốt 2 độ. Nên chườm ở trán, lau nước ấm ở nách, bẹn cho trẻ. Không nên dùng nước lạnh hoặc nước đá để lau hoặc chườm cho trẻ.

Khi trẻ sốt không nên mặc quần áo chật quá, không mặc quần áo ấm. Cần cho trẻ nằm ở vị trí thoáng, mát, không nên cho trẻ nằm trong phòng máy lạnh có nhiệt độ phòng lạnh quá so với thân nhiệt của trẻ lúc đang sốt. Cũng không nên cho quạt xoáy vào người trẻ. Nên cho trẻ uống nhiều nước vì trẻ sốt sẽ gây mất nước, nhất là trẻ bị sốt cao. Nước cho trẻ uống tốt nhất là loại dung dịch 0RS. Đối với trẻ nên dùng loại có trọng lượng 5,63g/gói, dùng một gói pha vào một cốc đựng 200ml nước sôi để nguội cho trẻ uống dần, nhất là lúc trẻ khát đòi uống nước. Nếu không có 0RS, có thể dùng nước gạo rang pha vào nước đun sôi để nguội cho trẻ uống. Nếu trẻ còn bú mẹ hoặc uống sữa bò thì khi trẻ đói đòi bú hoặc đòi ăn thì vẫn cho trẻ bú và uống sữa bình thường, thậm chí còn tăng số lần cho trẻ bú hoặc uống sữa. Các loại cháo hầm với thịt vằm nhỏ cũng rất cần cho trẻ ăn khi bị sốt. Các loại súp như súp khoai tây, cà rốt cũng nên cho trẻ ăn khi trẻ sốt và đòi ăn. Nên cho trẻ uống thêm nước hoa quả tươi như: nước cam, chanh, xoài.

Nếu trẻ sốt cao trên 38oC, có thể cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt paracetamol với liều lượng trung bình là 10mg/kg cân nặng của trẻ, cứ sau 6 giờ nếu trẻ vẫn còn sốt có thể cho uống lại một liều như ban đầu. Khi trẻ sốt, đặc biệt là trẻ sốt cao thì cần cho trẻ đi khám ở cơ sở y tế gần nhất để đề phòng trẻ co giật, trẻ mắc bệnh nhiễm trùng nặng hoặc bệnh nguy hiểm khác.

Không nên tự mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống khi chưa có đơn thuốc của bác sĩ khám bệnh cho trẻ, bởi vì kháng sinh dùng cho trẻ phải đúng chỉ định. Nếu tự mua kháng sinh để cho trẻ dùng có khi bệnh của trẻ không những không khỏi mà còn nặng thêm, thậm chí gây nguy hiểm cho trẻ.

TS. BÙI MAI HƯƠNG

]]>