Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Sat, 14 Mar 2020 04:37:40 +0000 vi hourly 1 Triệu chứng bệnh hen suyễn là gì? https://omron-yte.com.vn/8558-trieu-chung-benh-hen-suyen/ Fri, 13 Mar 2020 19:38:54 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=8558  

Triệu chứng bệnh hen suyễn là gì? 1

Hen suyễn bao gồm một số triệu chứng như khò khè, ho , nặng ngực …

Những ai bị hen suyễn mới có thể hiểu hết được sự sợ hãi, stress và sự khó chịu của những cơn hen suyễn mang lại. Các cơn hen suyễn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào với rất ít triệu chứng báo trước. Dưới đây là một số triệu chứng chính của bệnh.

Cơ chế gây bệnh hen suyễn

Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh viêm mãn tính của đường hô hấp. Khi đường thở bị viêm nhiễm, sưng phù, tiết dịch nhầy, co thắt khi gặp các chất kích thích gây cản trở không khí đi vào phổi khiến bệnh nhân bị thiếu oxy, khó thở thì đó là khi mà xuất hiện bệnh hen suyễn.

2 cơ chế chính dẫn đến cơn hen suyễn bao gồm:

  • Cơn co thắt đường dẫn khí: Các cơ quanh đường dẫn khí siết chặt hay thắt chặt lại với nhau, sự co thắt này còn được gọi là “co thắt phế quản”và có thể gây cản trở không cho không khí được hít vào hay thở ra tại phổi.
  • Viêm đường dẫn khí: Tình trạng viêm đường dẫn khí làm cho đường dẫn khí sưng nhiều hơn và kích ứng khi bắt đầu có hen suyễn. Viêm có thể làm giảm lượng không khí mà bạn có thể hít vào hay thở ra. Trong một số trường hợp, các tuyến nhầy trên đường dẫn khí tiết quá nhiều chất nhầy đặc và hệ quả là làm tắc nghẽn đường dẫn khí khiến cho người bệnh có cảm giác ngạt thở mặc dù có thể lúc đó họ đang ở nơi đầy không khí.

Những ai có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn?

Khác với các căn bệnh về viêm đường hô hấp khác như: viêm phế quản, viêm phổi hay lao, hen suyễn không phải là bệnh lây nhiễm. Có 2 nhóm người có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn đó là:

(1) Liên quan đến yếu tố gia đình: nếu một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có ba và mẹ không bị hen suyễn thì nguy cơ bị bệnh suyễn của đứa trẻ đó rất thấp (khoảng 10%), nếu bố hoặc mẹ bị hen suyễn thì nguy cơ con bị bệnh là 25%, còn nếu cả bố và mẹ đều bị hen suyễn thì con có nguy cơ đến 50% mắc bệnh hen suyễn.

(2) Liên quan đến cơ địa dị ứng: những người bị chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng hay mắc các bệnh dị ứng khác có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn người bình thường.

Ngoài ra, những người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi và hóa chất như giáo viên, công nhân xây dựng, người khai thác khoáng sản,… cũng rất dễ trở thành đối tượng của bệnh hen suyễn.

Triệu chứng bệnh hen suyễn

Triệu chứng bệnh hen suyễn 1

Bệnh hen suyễn tuy là căn bệnh không thể chữa được, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được các triệu chứng của bệnh. Các triệu chứng bệnh hen suyễn thường thay đổi theo thời gian nên chúng ta cần gặp bác sĩ định kỳ để được theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng, kết hợp điều chỉnh điều trị nếu cần. Cần chú ý các dấu hiệu cảnh báo bệnh hen suyễn dưới đây để phát hiện sớm và chủ động đi khám.

Ho mãn tính, dai dẳng

Ho là phản ứng của cơ thể nhằm đẩy các chất bài tiết hoặc các dị nguyên từ môi trường như phấn hoa, bụi, khói thuốc lá… ra ngoài. Một số bệnh như nhiễm khuẩn xoang mũi, cảm lạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến biểu hiện ho nhưng ho ở người bị hen suyễn có thể kéo dài và hay xảy ra hơn. Thêm nữa, ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn suyễn ban đêm khi đó bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Thở khò khè

Một đặc điểm dễ nhận thấy của người bệnh hen suyễn đó là thở khò khè, cảm giác như có tiếng rít trong hơi thở. Tiếng rít khò khè là âm thanh không khí tạo thành khi không thể đi qua phổi một cách bình thường và biểu hiện này dễ gặp hơn khi thời tiết trở lạnh. Do đó, để nắm bắt tình trạng bệnh kịp thời bạn nên theo dõi kỹ phản ứng của cơ thể khi tập thể dục trong những điều kiện nhiệt độ khác nhau.

Hay hắng giọng

Hắng giọng là hành động đẩy dịch nhầy mắc kẹt trong cổ họng. Trong cổ họng, hốc mũi và các xoang đều có màng nhầy, khi bị kích thích, nước nhầy sẽ tiết ra nhiều hơn. Việc dịch nhầy bị kích thích trong cổ họng và các bộ phận khác có thể là triệu chứng của bệnh hen suyễn.

Hụt hơi ngay cả khi vận động nhẹ

Sau khi vận động bạn phải ngồi xuống và nín thở mới có thể tiếp tục làm việc khác thì có thể bạn đã bị hen suyễn. Bạn có thể gặp phải biểu hiện này ngay cả khi vận động nhẹ.

Luôn cảm thấy mệt mỏi

Người bệnh hen phế quản thường bị rơi vào cảm giác mệt mỏi vì tình trạng thở mệt nhọc, nhịp thở không đều, thở khò khè khiến cho cơ thể không được cung cấp đủ khí oxy.

Kém thích nghi với trời lạnh

Thời tiết lạnh dễ gây ảnh hưởng đến các bệnh về đường hô hấp và bệnh hen suyễn cũng vậy. Dù là ban đêm hay ban ngày thì người bệnh hen suyễn khi ở thời tiết lạnh cũng dễ bị ho, sổ mũi, ngạt mũi, khó thở, thở khò khè. Hoặc là người bệnh thường bị hắt hơi liên tục, cảm, ho, sổ mũi vào đúng 1 thời điểm cố định trong năm (nhất là khi giao mùa hoặc vào mùa đông). Đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa bạn dễ cảm lạnh kéo dài, bệnh không thuyên giảm ngay cả khi đã sử dụng nhiều biện pháp giải cảm và dùng các loại thuốc cảm khác nhau.

Dễ bị dị ứng

Khi tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, dị ứng thời tiết nhất là khi giao mùa sẽ dễ khiến người bệnh hen suyễn bị dị ứng hơn so với người bình thường. Hoặc một số món ăn lạ: măng tây, thức ăn có tính nóng, đồ hộp, hải sản… cũng khiến cho người bệnh dễ bị dị ứng.

Dấu hiệu chứng tỏ bệnh nặng hơn

Khi mà bệnh hen suyễn trở lên tồi tệ hơn thì các biểu hiện của bệnh thường xuyên xảy ra và với cường độ mạnh hơn và gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt và công việc của người bệnh. Những dấu hiệu sau sẽ phần nào nói đến được mức độ nghiêm trọng của bệnh:

  • Triệu chứng bệnh xảy ra thường xuyên và gây khó chịu hơn.
  • Tăng mức độ khó thở
  • Nhu cầu sử dụng máy trợ giúp thở, ống hít nhanh chóng thường xuyên hơn.

Đối với một số người, dấu hiệu và triệu chứng hen suyễn bùng phát trong những tình huống nhất định:

– Hen suyễn do tập thể dục, có thể nặng hơn khi khi trời lạnh.

– Hen suyễn được kích hoạt bởi các chất kích thích tại nơi làm việc như khí hóa học, bụi.

– Hen suyễn dị ứng, được kích hoạt bởi các chất trong không khí, chẳng hạn như phấn hoa, nấm mốc, chất thải, ô nhiễm không khí, khói thuốc, bụi…

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh hen suyễn?

Nếu nghi ngờ hoặc có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh hen suyễn thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán. Khi đó, ngoài việc thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn đo chức năng phổi bằng máy hô hấp ký hay lưu lượng đỉnh kế.

Hiện nay, hô hấp ký vẫn là công cụ để chẩn đoán hen suyễn có giá trị và được chấp nhận như là tiêu chuẩn vàng. Sử dụng phương pháp chẩn đoán này bạn sẽ được cho ngậm một ống thổi và sẽ được kỹ thuật viên hướng dẫn cách hít vào thở ra.

Khi có kết quả khám bác sĩ sẽ phân tích xe bạn có bị tắc nghẽn đường thở hay không, mức độ tắc nghẽn nặng hay nhẹ. Dựa vào kết quả này kết hợp với việc khám lâm sàng và những triệu chứng gặp phải mà bạn cung cấp các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận rằng bạn có bị hen suyễn hay không.

Cần làm gì khi bị hen suyễn?

Cần làm gì khi bị hen suyễn? 1

Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Dù là điều trị bất kỳ căn bệnh nào thì việc tuần thủ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng sử dụng thuốc là tiền đề quan trọng.

Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như aspirin, thuốc giảm đau không steroid như ibuprofen, naproxen,… thậm chí cả thuốc nhỏ mắt nên người bệnh cần sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối tránh việc tự ý mua thuốc, sử dụng sai thời gian hoặc sai liều dùng.

Tránh các tác nhân gây hen suyễn

Các tác nhân thường gặp gây ra bệnh hen suyễn rất nhiều quanh cuộc sống của chúng ta. Cách phòng ngừa và điều trị tốt nhất là hãy tránh xa các tác nhân gây ra căn bệnh này:

– Tránh tiếp xúc với lông của vật nuôi: Lông chó mèo, chim cảnh… là tác nhân gây bệnh viêm mũi, hen suyễn. Vì vậy, khi bị bệnh chúng ta cần tránh xa những tác nhân này nó sẽ làm cho biểu hiện của bệnh nghiêm trọng hơn.

– Đeo khẩu trang khi ra đường: Đeo khẩu trang khi ra đường, khi tiếp xúc với môi trường khói bụi không chỉ tốt cho người bệnh hen suyễn mà còn giúp mọi người tránh xa được các nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp do tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay.

– Kiêng ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng: Tôm, cua, đồ chiên nướng, rượu bia… thuộc nhóm dễ gây dị ứng. Những người có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn nên thận trọng khi sử dụng các loại thức ăn này.

– Dọn dẹp nhà cửa đều đặn: Thường xuyên lau dọn nhà cửa, hút bụi bẩn, giặt giũ chăn, ga, gối, đệm để tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Đây là một trong những cách loại bỏ tác nhân gây nên hen suyễn đơn giản, dễ thực hiện.

Tập thể dục và bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng

Tập thể dục và bổ sung dinh dưỡng hợp lý giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh và tăng sức đề kháng phòng chống bệnh tật.

Thực đơn hàng ngày cần bảo đảm cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết như đạm, chất béo, chất xơ,… Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh,…

Rèn luyện thể dục thường xuyên cũng là cách phòng ngừa bệnh hen suyễn rất tốt. Khi tập thể dục, ngoài các cơ thì phổi sẽ được gia tăng sức mạnh, ngăn ngừa những cơn hen suyễn xảy ra. Tuy nhiên bạn cần tránh tập luyện lâu ngoài trời lạnh hoặc tập quá sức bản thân, tránh những nơi tập luyện có nhiều khói bụi.

Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh

Không khí lạnh là một trong những tác nhân dễ gây ra những đợt hen suyễn cấp và các bệnh đường hô hấp khác. Do đó, vào lúc thời tiết giao mùa hay trở lạnh, bạn hãy giữ ấm cơ thể bằng cách chuẩn bị cho mình những chiếc găng tay, tất, khăn, mũ, áo khoác dày để bảo vệ cơ thể.

Theo thống kê, gần một nửa số người mắc hen suyễn phát bệnh trong độ tuổi trưởng thành. Việc nhận biết rõ các triệu chứng để điều trị kịp thời là việc làm hết sức cần thiết. Vì vậy, khi thấy có những dấu hiệu lạ nghi ngờ là dấu hiệu của bệnh hen suyễn, bạn nên đến gặp bác sỹ để được tư vấn làm rõ nguyên nhân và có hướng điều trị sớm.

]]>
Những dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh hen https://omron-yte.com.vn/18604-trieu-chung-benh-hen/ Thu, 01 Aug 2013 07:06:32 +0000 https://omron-yte.com.vn/18604-trieu-chung-benh-hen/ Hen là bệnh viêm mãn tính của đường hô hấp, các ống dẫn khí của người bệnh hen thường bị kích thích và sưng lên, làm ảnh hưởng đến khả năng hít thở, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Nhận biết sớm dấu hiệu, triệu chứng bệnh hen là rất quan trọng. Dưới đây là một số biểu hiện nếu kéo dài, bạn cần tới găp bác sỹ để làm rõ nguyên nhân.

Những dấu hiệu của bệnh hen suyễn, Sức khỏe đời sống, Dau hieu hen suyen, ho man tinh, viem phe quan, nhiem khuan, kho khe, cam lanh, suc khoe, bao.

Những triệu chứng nghi ngờ là bệnh hen

Ho dai dẳng, ho mãn tính: Ho là phản xạ của cơ thể nhằm tống khứ các chất kích thích, chẳng hạn như thuốc lá, phấn hoa và nước nhầy từ phổi. Ho có thể do cảm lạnh hoặc nhiễm khuẩn xoang mũi. Tuy nhiên, khi thấy xuất hiện các triệu chứng ho dài ngày, hãy đến gặp bác sỹ vì rất có thể ho kéo dài là biểu hiện, triệu chứng của bệnh hen.

Bị viêm phế quản nhiều lần khi còn nhỏ :  Khi bị viêm phế quản, các ống phế quản vận chuyển oxy đến phổi bị kích thích và viêm. Nếu viêm phế quản bị tái đi tái lại có thể làm tăng nguy cơ phát sinh hen suyễn khi nhiều tuổi hơn về sau này.

Hay hắng giọng : Hắng giọng là phản xạ có đẩy cái gì đó vướng mắc trong cổ họng của bạn. Cổ họng, hốc mũi và các xoang đều có màng nhầy, nếu bộ phận trên bị kích thích cơ thể sẽ tiết ra nhiều nước nhầy hơn. Khi nước nhầy bị mắc kẹt trong cổ họng, sẽ sinh ra phản xạ hắng giọng và đây cũng có thể là dấu hiệu bệnh hen suyễn.

Thở khò khè khi bị cảm lạnh, sau khi tập thể dục : Thở khò khè là một triệu chứng rất cơ bản của bệnh hen suyễn, đó là những rít lên khi hít vào hoặc thở ra. Khi bị cảm lạnh, hoặc sau khi tập thể dục nhẹ nhàng mà xuất hiện các triệu chứng này thì nên cảnh giác.

Có cảm giác đứt hơi ngay cả khi vận động nhẹ: Nếu khi vận động nhẹ bạn cũng có cảm giác bị đau thắt ngực, và hết hơi  sau đó phải ngồi xuống và nín thở rồi mới có thể tiếp tục, thì rất có thể bạn đã bị hen suyễn.

Ho nhiều vào ban đêm: Nhiều bệnh nhân bị hen suyễn thường bị ho nhiều khi họ cố gắng ngủ, đó là do đường thở của người bệnh tự nhiên bị thu hẹp một chút vào ban đêm. Hơn nữa, những cơn ho này rất dễ khiến cho người bệnh bị mất ngủ, thức giấc vào giữa đêm.

Luôn cảm thấy mệt mỏi: Mệt mỏi có thể là biểu hiện của nhiều bệnh và đương nhiên không loại trừ hen suyễn.

Những dấu hiệu của bệnh hen suyễn, Sức khỏe đời sống, Dau hieu hen suyen, ho man tinh, viem phe quan, nhiem khuan, kho khe, cam lanh, suc khoe, bao.

Thường xuyên bị mất giọng. Việc thường xuyên bị mất giọng không nhất thiết là triệu chứng của bệnh hen, tuy nhiên, nếu kết hợp cùng lúc với nhiều biểu  hiện khác nữa thì bạn cũng chớ nên xem thường.

Người bệnh hen cần tránh xa các yếu tố nguy cơ

Khi tiếp xúc với các vật, chất gây dị ứng như bụi nhỏ, gián, nấm mốc, phấn hoa hoặc vẩy lông thú có thể làm cho triệu chứng bị hen suyễn ở lên trầm trọng hơn. Ngoài ra thời tiết và các bệnh nhiễm siêu vi , khói thuốc lá, các tác nhân ô nhiễm môi trường khác cũng gây ảnh hưởng tới người bệnh. Vậy nên người bệnh cần được ở trong nhà thoáng mát, không có khói, bụi, không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh ăn các loại thức ăn có nguy cơ cao bị hen  hoặc làm cho bệnh nặng thêm. Không nên nuôi chó, mèo trong nhà và tích cực tập luyện thể dục đều đặn đặc biệt là các động tác vươn vai, tập hít thở sâu…

Omron-yte.com.vn

]]>
Ho nhiều về đêm và có cơn cò cử có phải bị hen suyễn? https://omron-yte.com.vn/13884-ho-nhieu-ve-dem-va-co-con-co-cu-co-phai-bi-hen-suyen/ Fri, 15 Jun 2012 00:47:30 +0000 https://omron-yte.com.vn/13884-ho-nhieu-ve-dem-va-co-con-co-cu-co-phai-bi-hen-suyen/ Hỏi: Thưa bác sĩ: khoảng một tháng trước cháu bị cúm và nhà cháu co nhờ bác sĩ gia đình đến tiếp nước và tiếp đạm và từ đợt đấy cho đến giờ cháu ho và không khỏi cháu có đi chup xquang thi phổi không có vấn đề gì. bác sĩ kê đơn thuốc chữa ho nhưng cháu uống 3 đơn thuốc rồi mà vẫn chưa khọi Mấy ngày gần đây cháu thấy xuất hiện triệu chứng : ho về đêm và có cơn cò cử. Như vậy liệu cháu có phải bị hen suyễn không ả Bác sĩ giúp cháu với. Cháu rất sợ bị bệnh.

Ho nhiều về đêm và có cơn cò cử có phải bị hen suyễn? 1

( thuha…@yahoo.com )

Đáp : Thu Ha thân mến,

Bệnh tật là thứ không ai muốn có nhưng tiếc thay chúng thì cứ đến không từ một ai. Theo những gì bạn kể thì có thể bạn đã bị hen suyễn và đợt cúm vừa rồi là yếu tố kích hoạt cơn suyễn. Tuy nhiên, để có chẩn đoán chính xác bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa hô hấp. Tại đây bạn sẽ được khám lâm sàng, hỏi bệnh sử kỹ lưỡng, xem film Xquang ngực và đặc biệt là đo chức năng hô hấp. Tổng hợp 4 yếu tố này, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác cho bạn. Hơn nữa, nếu bạn bị hen suyễn, việc đo chức năng hô hấp sẽ giúp bác sĩ theo dõi diễn tiến bệnh cũng như kết quả điều trị cho bạn.

Cuối cùng, bạn hãy nhớ rằng, dù chưa thể loại trừ được hen suyễn, nhưng nếu bạn thực hiện việc điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bạn hoàn toàn có thể “vui sống cùng hen suyễn”.

Chúc bạn vui khỏe.

Theo hen suyễn

]]>
Dấu hiệu nhận biết bệnh hen ở người cao tuổi https://omron-yte.com.vn/13820-dau-hieu-nhan-biet-benh-hen-o-nguoi-cao-tuoi/ Thu, 14 Jun 2012 01:52:21 +0000 https://omron-yte.com.vn/13820-dau-hieu-nhan-biet-benh-hen-o-nguoi-cao-tuoi/ Bệnh hen ở người cao tuổi là một bệnh hay gặp nhưng có khi bỏ sót do nó dễ nhầm với mốt số bệnh khác cũng hay gặp ở người cao tuổi về mùa lạnh như bệnh về tim hoặc một số bệnh khác về phổi (viêm phổi cấp tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh viêm phế quản  mạn tính,bệnh khí phế thủng, viêm mũi, xoang, bệnh trào ngược thực quản, bệnh lao phổi…).

Dấu hiệu nhận biết bệnh hen ở người cao tuổi 1

Triệu chúng bệnh hen ở người cao tuổi

Một số triệu chứng điển hình của hen ở người cao tuổi là ho. Ho có khi chỉ thúng thắng nhưng hầu hết là ho kéo dài kèm theo khó thở, có tiếng khò khè và nặng ngực. Những triệu chứng này nếu nhẹ thường bị bỏ qua vì thường cho là bệnh thường gặp ở người có tuổi nhất là vào mùa lạnh thời tiết thay đổi đột ngột. Để chẩn đoán bệnh hen ở người cao tuổi nếu có điều kiện cần theo dõi và đánh giá về chức năng hô hấp. Đây là yếu tố rất cần thiết.

Phòng ngừa bệnh hen ở người cao tuổi

Nếu biết được nguyên nhân gây bệnh hen thì tìm mọi cách để loại trừ  chúng là điều lý tường nhất. Mùa lạnh người cao tuổi cần mặc ấm, tắm nước nóng và không nên tắm với thời gian dài. Trước khi tắm cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn, bít tất sạch và nên có khăn khô dùng để lau người sau khi tắm. Nếu người cao tuổi tuổi không tự chuẩn bị được thì người nhà hoặc người giúp việc nên  hỗ trợ giúp. người cao tuổi  vào mùa lạnh không nên ra ngoài trời sớm, nhất là các cụ có thói quen tập thể dục buổi sáng hoặc đi bộ. Những lúc thời tiết không  tốt nên tập thể dục trong nhà chủ yếu là vận động cơ thể là chính. Cần mặc ấm từ đầu chí chân ( mũ, áo, quần, tất và khăn quàng cổ, găng tay…). Phòng ngủ của người cao tuổi cần kín gió, tránh gió lùa. Nếu có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào thì nên hạn chế và tiến tới bỏ hẳn vì lợi ích trước hết là cho sức khoẻ của bản thân mình và ngoài ra còn là ích lợi của nhiều thành viên trong gia đình, đặc biệt là con trẻ.

Không nên nuôi một số con vật trong nhà mà nghi là do chúng mà bệnh hen của các cụ xuất hiện (chó, mèo). Nếu có nuôi thì nên có chỗ nhốt riêng chúng và cách nơi ở của các cụ. Nên giặt, thay các bọc đệm, vỏ gối, vỏ chăn hàng tuần tránh nấm mốc phát triển. Nếu có điều kiện nên hút ẩm hàng tuần trong các phòng, nhất  là phòng ngủ để hạn chế môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển đặc biệt là loài nấm mốc. Cần diệt gián bằng các hình thức dân gian và hoá chất vì gián ngoài việc có thể là tác nhân gây bệnh hen  thì chúng còn có khả năng làm gieo rắc nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Ngoài các vấn đề cơ bản vừa nêu ở trên người cao tuổi cũng cần tập thể dục, vận động thân thể, ăn uống điều độ để nâng cao sức khoẻ chống chọi với mọi loại bệnh tật. Cần đi khám định kỳ và luôn có đủ các loại thuốc điều trị và phòng hen mà bác sĩ khám bệnh kê đơn, hướng dẫn sử dụng. Điều trị hen có hiệu quả trước hết phải biết phòng hen thật tốt.

Tiến sĩ – Bác sĩ  Bùi Khắc Hậu

]]>
Nhận biết triệu chứng ho ở trẻ bị hen suyễn https://omron-yte.com.vn/8898-nhan-biet-trieu-chung-ho-o-tre-bi-hen-suyen/ Wed, 15 Jun 2011 10:29:14 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=8898 Ho dai dẳng là một trong những triệu chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ em. Khác với ho thông thường, ho do hen suyễn có thể tự khỏi nhưng có thể nặng thêm trong các điều kiện nhất định như ho vào ban đêm, ho khi trẻ hoảng sợ hay bị cha mẹ mắng.

Nhận biết triệu chứng ho ở trẻ bị hen suyễn 1


Cha mẹ nên thận trọng khi thấy con quấy khóc và ho, sau đó càng ho dữ hơn nếu bị la mắng. Tình trạng này có thể sẽ xấu đi và gây ra các cơn hen suyễn mà có dấu hiệu là có màu xanh tím quanh miệng, thậm chí dẫn đến nôn mửa.

“Tình trạng ho ở trẻ em do hen suyễn thường tồi tệ hơn khi bị la mắng. Nếu trẻ đã bị như vậy, không nên mắng mỏ trẻ”, tiến sĩ Emma Nurhema SpA, một bác sĩ nhi khoa của Bệnh viện Hữu nghị ở Jakarta cho biết.

Theo tiến sĩ Emma có 7 dấu hiệu để phát hiện trẻ ho do hen suyễn chứ không phải ho bình thường, đó là:

  1. Nặng hơn vào ban đêm hoặc trước khi rạng sáng
  2. Quấy nhiễu trong giấc ngủ
  3. Đôi khi dẫn đến ói mửa
  4. Có tiền sử dị ứng trong gia đình
  5. Có các yếu tố tác động như bụi, thời tiết hoặc loại thực phẩm nhất định
  6. Xảy ra sau khi di chuyển
  7. Các triệu chứng có thể tự tốt lên mặc dù không điều trị.

Những triệu chứng trên chứng tỏ trẻ bị suyễn, nhưng cha mẹ không nên hoảng sợ. Hãy cho con kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm máu để xem mức dị ứng thế nào.

Theo tiến sĩ Emma, điều cấp thiết nhất là xác định các yếu tố kích thích. Nếu đã biết các yếu tố kích thích cơn suyễn của trẻ, cách tốt nhất để ngăn chặn cơn suyễn là tránh các yếu tố ấy và nếu cần thiết thì xin bác sĩ kê đơn thuốc.

Các triệu chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ em cũng không hẳn sẽ diễn ra ở tuổi trưởng thành. Theo tiến sĩ Emma, 80% các triệu chứng hen suyễn ở trẻ em sẽ giảm dần khi bước vào tuổi thiếu niên và có thể dừng lại hoàn toàn mặc dù đôi khi có thể tái phát một lần nữa nếu có các yếu tố kích thích bệnh tái phát.

Theo 24h

]]>
Làm thế nào để nhận biết bệnh hen suyễn ở trẻ? https://omron-yte.com.vn/8694-lam-the-nao-de-nhan-biet-benh-hen-suyen-o-tre/ Thu, 02 Jun 2011 08:34:03 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=8694 Bệnh hen suyễn có tính gia đình, nếu cha, mẹ từng bị hen thì trẻ có nhiều nguy cơ bị mắc bệnh. Những trẻ bị chàm, có cơ địa dị ứng (dị ứng thức ăn, bụi bặm, khói thuốc, phấn hoa…) cũng là “đối tượng” hàng đầu của bệnh hen suyễn. 70-90% trẻ bị hen suyễn cũng bị dị ứng.
Làm thế nào để nhận biết bệnh hen suyễn ở trẻ? 1

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh hen suyễn

1. Ho

Bé mắc hen suyễn thường bị ho liên tục. Cơn ho có triệu chứng bùng phát vào buổi tối hoặc sau khi bé tham gia một hoạt động nào đó (cười đùa hoặc bò). Ho do bị hen khác với ho thông thường với những đặc trưng: ngắn và rít, cơn ho thường không kèm theo đờm dãi; bé phải gắng sức khi ho như thể đang bị thiếu oxy.

2. Thở ngắn và khó thở

Bình thường, sau khi hoạt động như vui chơi, chạy nhảy, bé sẽ thở ngắn nhưng nếu việc thở ngắn, khó thở ở bé diễn ra ở cấp độ nặng hơn thì có thể bé đang bị hen. Ngoài ra, hơi thở của bé mắc hen sẽ gấp gáp, nặng nề, phần vai chuyển động mạnh trong mỗi nhịp thở.

3. Thở khò khè

Dấu hiệu đặc trưng là mỗi nhịp thở, bé phát ra âm thanh đều đều; thậm chí, bạn còn nghe rõ mỗi lần bé hít vào – thở ra và có cảm giác bé bị co khít ở cổ họng.

4. Bé bị dị ứng

Hen suyễn có thể liên quan đến tình trạng dị ứng. Những bé có tiền sử dị ứng dễ phải đối mặt với chứng hen suyễn. Hen suyễn khởi phát khi bé bị chứng dị ứng tấn công, đi kèm những dấu hiệu là hắt hơi, mắt mọng nước, chảy nước mũi, khó thở và thở khò khè.

5. Bé mắc chàm bội nhiễm

Chàm có triệu chứng điển hình là nổi ban ở trán, cằm và thậm chí là cả trên da đầu. Các nốt ban có thể lan xuống các vùng da khác trên cơ thể như ngực và cánh tay. Mặc dù chàm không phải là dấu hiệu của hen suyễn nhưng một số trường hợp, bé mắc chàm và mắc luôn cả hen suyễn.

Phụ huynh nên đưa trẻ đến khám tại chuyên khoa hô hấp ngay khi trẻ có cơn hen điển hình: bắt đầu với hắt hơi, ngứa mũi, ngứa họng và càng lúc càng khò khè, khó thở, phải ngồi chồm người để thở và vận dụng các cơ hô hấp phụ. Ngoài ra, trẻ bị ho, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần sau khi vận động mạnh, khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát cơn (bụi bặm, khói thuốc, nấm mốc…), khi thay đổi thời tiết… cũng là những dấu hiệu của hen suyễn.

Theo BS Tuyết Lan, bệnh hen suyễn không thể chữa dứt hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được, giúp bệnh nhân có một cuộc sống gần như bình thường. Có những trẻ mắc bệnh hen suyễn tự khỏi trong một thời gian dài, nhưng bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào.

Ngoài việc tuân thủ việc điều trị do BS đưa ra (uống thuốc đúng liều lượng, tái khám đúng hạn), phụ huynh cần chú ý một số điểm sau khi có con em bị hen suyễn:

  • Tránh các yếu tố gây dị ứng, khởi phát cơn: không nuôi thú vật, tránh hút thuốc gần trẻ, không để trẻ tiếp xúc với phấn hoa…
  • Trong bụi bặm thường có con mạt nhà, là dị nguyên gây hen suyễn, vì vậy cần giữ nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là phòng ngủ. Mền, mùng, gối nên được giặt sạch bằng nước nóng thường xuyên và có đồ bao đậy bên ngoài.
  • Phụ huynh và chính bệnh nhi phải được hướng dẫn rõ về bệnh hen suyễn để tự phòng tránh các yếu tố làm khởi phát cơn.
]]>
Các biểu hiện thường gặp của bệnh hen suyễn https://omron-yte.com.vn/6282-cac-bieu-hien-thuong-gap-cua-benh-hen-suyen/ Mon, 21 Feb 2011 10:31:31 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6282 Thắt ngực thở gấp, thở khò khè là các triệu chứng sớm cảnh báo hiệu bệnh hen suyễn tái phát? Vậy khi nào bệnh hen suyễn cần gọi bác sĩ.

Các biểu hiện thường gặp của bệnh hen suyễn 1

Triệu chứng cơn hen suyễn:

  • Thắt ngực hay áp lực lồng ngực gia tăng
  • Thở gấp
  • Thở khò khè (tiếng rít phát ra khi thở ra)
  • Ho, đặc biệt là về đêm

Những dấu hiệu sớm cho thấy 1 cơn hen suyễn sắp bắt đầu:

  • Bắt đầu ho
  • Họ thường xuyên, đặc biệt là về đêm
  • Cần dùng tới thuốc xịt thông mũi
  • Không thể thở

Gọi bác sĩ nếu bạn gặp trường hợp sau

  • Bạn hay người nào đó đang trong giai đoạn đầu lên cơ hen. Bởi bệnh sẽ nhanh chóng trở nên nghiêm trọng nếu  không được điều trị nhanh và thích hợp.
  • Thuốc hỗ trợ thở (thường là albuterol) không hiệu quả (không làm giảm triệu chứng trong vòng 20 phút).
  • Bạn hay ai đó bị hen mà không thể nói trọn vẹn 1 câu. Một số các biểu hiện khác lỗ mũi loe ra, vùng da ở khu vực xương sườn bị hút chặt vào sau mỗi hơi thở; môi hay da dưới móng tay trở nên xám hay xanh xanh. Đây là những dấu hiệu cho thấy bệnh nhân thiếu ôxy, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Theo Dân Trí

]]>
Bạn có nguy cơ mắc bệnh hen? https://omron-yte.com.vn/6276-ban-co-nguy-co-mac-benh-hen/ Mon, 21 Feb 2011 10:08:42 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6276 Bệnh hen rất dễ xuất hiện vào mùa đông khi nhiệt độ và độ ẩm không khí giảm. Bài trắc nghiệm sau giúp kiểm chứng bạn có nguy cơ mắc bệnh này không.

Bạn có nguy cơ mắc bệnh hen? 1

1. Sau khi tập luyện khoảng vài phút, bạn có bị ho, khó thở, hay thở khò khè không?

a. Có

b. Không

2. Vào lúc nửa đêm, bạn có bị ho không?

a. Có

b. Không

3. Sau khi bị cảm lạnh, bạn có bị ho dai dẳng không, đặc biệt là về ban đêm?

a. Có

b. Không

4. Trong gia đình bạn từng có người mắc hen chưa?

a. Có

b. Chưa

5. Người bị hen nên hạn chế vận động?

a. Đúng vậy

b. Không cần thiết

6. Dị ứng là yếu tố khởi phát của bệnh hen?

a. Đúng

b. Sai

Kết quả:

Nếu bạn chọn đa số là câu a:  thì bạn có nguy cơ cao mắc bệnh hen. Triệu chứng thường gặp là bệnh nhân thở khò khè, cảm giác bị bóp nghẹt ở ngực, khó thở sau khi vận động, đặc biệt là thở ra.

Bệnh nhân ho, có thể kéo dài. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn hen ban đêm. Bệnh hen nếu không được điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm, bệnh nhân có thể phải nghỉ làm, giới hạn vận động hoặc thậm chí phải cấp cứu.

Nếu chọn đa số câu b: Xin chúc mừng bạn vì những gì bạn lựa chọn trong bài trắc nghiệm cho thấy bạn khó có thể là “nạn nhân” của bệnh hen.

]]>