Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Sat, 20 Aug 2022 02:57:29 +0000 vi hourly 1 Những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tiểu đường https://omron-yte.com.vn/20015-nhung-dau-hieu-nguy-hiem-cua-benh-tieu-duong/ Sat, 22 Mar 2014 04:06:17 +0000 https://omron-yte.com.vn/20015-nhung-dau-hieu-nguy-hiem-cua-benh-tieu-duong/ Tiểu đường được xem như “kẻ giết người thầm lặng” bởi nó gắn liền với nhiều biến chứng nguy hiểm ở các cơ quan như não, thần kinh, thận, mắt … Hãy thật sự cảnh giác nếu người bệnh hoặc thấy người thân bị bệnh có những dấu hiệu nguy hiểm như sau:

Những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tiểu đường 1

Cảnh giác với những dấu hiệu chóng mặt, vã mồ hôi đột ngột.

Những dấu hiệu bệnh tiểu đường là nguy hiểm

  • Đường huyết cao trên 15mmol/L. (Mức đường huyết bình thường là :  Trước bữa ăn: 5,0- 7,2mmol/l, sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 10mmol/l, trước lúc đi ngủ: 6,0-8,3mmol/l)
  • Triệu chứng khát nước nhiều, đi tiểu nhiều tăng lên;
  • Đau chân khi đi lại;
  • Vã mồ hôi, run chân tay;
  • Đau bụng, nôn, buồn nôn;
  • Có các biểu hiện của biến chứng như lú lẫn, ý thức chậm chạp hoặc hôn mê, sốt kéo dài, tê chân tay, loét chân, đau ngực, khó thở, tiểu ít, phù, mờ mắt, liệt, ho kéo dài…

Ngoài ra cũng cần chú ý đến các biến chứng nặng có tính chất cấp cứu của những bệnh nhân tiểu đường để xử trí kịp thời như:

  • Hôn mê tăng thẩm thấu: Bệnh nhân tiểu đường đang điều trị có thêm các tình trạng làm mất nước như sốt, dùng thuốc lợi tiểu, uống ít nước do một lý do nào đó… hoặc dùng thuốc làm tăng đường huyết như steroid…
  • Bệnh nhân có biểu hiện khát nước tăng lên, ý thức chậm chạp, ngủ nhiều rồi đi dần vào hôn mê.
  • Hôn mê nhiễm toan-ceton: Bệnh nhân tiểu đường đang dùng insulin tự ý bỏ thuốc hoặc có thay đổi chế độ dùng thuốc như do nhầm lẫn, hay có thêm biểu hiện của bệnh nhiễm trùng, chấn thương. Biểu hiện của tình trạng cấp cứu là bệnh nhân tiểu nhiều, buồn nôn và nôn, đau bụng, ý thức chậm chạp dần rồi đi vào hôn mê.
  • Hôn mê hạ đường huyết: Đây là tình trạng bệnh nhân bị hạ đường huyết do uống thuốc hay tiêm thuốc insulin quá liều hoặc dùng thuốc đúng liều nhưng bệnh nhân bỏ ăn, ăn ít; hoạt động thể lực nhiều hơn ngày thường.
  • Triệu chứng xảy ra bao gồm ý thức chậm chạp, lú lẫn, vã mồ hôi, run chân tay, cảm giác đói dữ dội và nặng thì gây hôn mê.

Hướng xử lý trong trường hợp khẩn cấp

Khi thấy những dấu hiệu nguy hiểm ở trên, bệnh nhân cần được đưa ngay tới cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, không được tự ý chăm sóc bệnh tại nhà, tránh tuyệt đối những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

  • Khi nghi ngờ là hạ đường huyết ( các dấu hiệu hạ đường huyết ), cần gọi ngay xe cứu thương ngay lập tức.
  • Người bệnh nên được chuyển tới bệnh viện càng sớm càng tốt. Điều trị sốc cho bệnh nhân, theo dõi các dấu hiệu sinh tồn và đo ngay lượng đường huyết nếu được.
  • Nếu nạn nhân còn tỉnh có thể nhai nuốt, hãy cho ăn những thực phẩm chứa glucose (kẹo, nước ngọt,…).
  • Đừng cho nạn nhân bất tỉnh ăn đường, vì chúng có thể gây tắc nghẽn khí quản.
  • Một số nạn nhân sẽ mang theo thiết bị kiểm soát Insulin, nếu có, hãy để bệnh nhân tự xử lí.

Tương tự với trường hợp tăng đường huyết ( dấu hiệu tăng đường huyết ), bệnh nhân cần được đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, không được tự ý chăm sóc bệnh tại nhà để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

]]>
Kiểm soát đường huyết – Cách phát hiện sớm bệnh tiểu đường https://omron-yte.com.vn/19960-kiem-soat-duong-huyet-cach-phat-hien-som-benh-tieu-duong/ Tue, 11 Mar 2014 06:42:35 +0000 https://omron-yte.com.vn/19960-kiem-soat-duong-huyet-cach-phat-hien-som-benh-tieu-duong/ Nếu chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh tiểu đường (đái tháo đường) người ta rất khó phát hiện bệnh bởi các triệu chứng ở mỗi người bệnh là không giống nhau, đa phần có diễn biến âm thầm khó phát hiện. Khi đó, việc theo dõi, kiểm soát đường huyết thường xuyên là cách phát hiện bệnh sớm nhất. Dưới đây là một số phương pháp kiểm soát đường huyết cụ thể cho người bệnh.

Kiểm soát đường huyết - Cách phát hiện sớm bệnh tiểu đường 1

Những triệu chứng cơ bản của bệnh tiểu đường

  • Người cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, hay bị tỉnh giấc giữa đêm
  • Tiểu nhiều, khát nước nhiều.
  • Nhanh đói, do glucose đọng lại trong các tế bào, vì vậy cơ thể của bạn không thể chuyển đổi được các thực phẩm nạp vào thành năng lượng, điều đó khiến bạn luôn có cảm giác đói.
  • Giảm cân không kiểm soát, không rõ lý do.
  • Vết thương lâu lành. Đặc biệt nếu không may bị nhiễm tùng, xước, thâm tím, nếu thấy vết thương khó lành hơn mức độ bình thường rất có thể đó là dấu hiêu bệnh tiểu đường. Đó là do các mạch máu bị hư hại bởi có quá nhiều glucose di chuyển trong các tĩnh mạch, động mạch. Nó khiến cho máu khó lưu thông đến các vùng khác nhau của cơ thể – một điều cần thiết để vá lành vết thương.
  • Mắc các bệnh về da, da có cảm giác ngứa, da bị khô hoặc tuần hoàn kém.
  • Mờ mắt.
  • Nhiễm nấm do tiểu đường khiến cơ thể rất nhậy cảm với các viêm nhiễm, phổ biến là nấm candida và các loại nấm khác.
  • Dễ bị cảm cúm và cảm lạnh do hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
  • Ngứa ran hoặc đau bàn tay, bàn chân,

Chẩn đoán tiểu đường không hề đơn giản

Nếu chỉ dựa trên đặc tính môt thời của bệnh tiểu đường là người bệnh hay bị khát nước, gầy,sụt cân, hay đói … thì có lẽ đã bỏ qua nhiều trường hơp bị tiểu đường khác bởi các triệu chứng thật sự của bệnh tiểu đường rất mơ hồ, có người các triệu chứng rõ ràng, có người thì chỉ phát hiện ra bệnh qua vài lần thử đường máu.

Chưa kể đến, các triệu chứng tiểu đường cũng có các triệu chứng gần giống một số bệnh khác, đánh lạc hướng chữa bệnh như đau vai, đãng trí, mất ngủ, mệt mỏi … khiến nhiều bệnh nhân mất thời gian điều trị không đúng hướng. Do đó, nhiều trường hợp phát hiện bệnh quá trễ do chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng.

Các phương pháp kiểm soát đường huyết phát hiện sớm bệnh tiểu đường

Hiện nay, các phương pháp chính để kiểm soát đường huyết bao gồm: Thử đường trong nước tiểu, đo đường huyết và một số xét nghiệm chuyên môn. Qua mức đường huyết thay đổi, bạn có thể nắm rõ mình có thuộc nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay không.

1. Thử đường trong nước tiểu

Đó là phương pháp đo lường lượng đường trong nước tiểu để phát hiện lượng đường cao trong máu. Người bệnh được tư vấn tiến hành xét nghiệm ngay cả khi không có dấu hiệu nghi ngờ. Thông thường, trong nước tiểu không có chất đường, thận chỉ bài tiết ra chất đường trong nước tiểu khi trong 24 giờ trước đó lượng đường trong máu cao hơn 180mg.

Thử đường trong nước tiểu là một phương pháp đơn giản, chi phí thấp và tiện lợi cho người bệnh nhưng không chính xác để định bệnh và không trung thực để theo dõi bệnh, ngoài trừ giá trị báo động cho người đã bị bệnh là đường huyết đã tăng cao, nếu như người bệnh không có phương pháp xét nghiệm nào khác. Và hạn chế của phương pháp này là không phát hiện ra bệnh nếu người bệnh có tăng đường huyết nhưng chỉ ở mức 160mg.

Đo đường huyết

Đường huyết là gì? Tăng giảm đường huyết có nguy hiểm không?

Đo đường huyết là phương pháp chủ yếu để phát hiện bệnh tiểu đường. Trị số bình thường của đường huyết dao động trong khoảng 80 – 110 mg. Nếu dùng theo đơn vị đo là mol (1 mol tương đương với 1.8 mg) thì các trường hợp có lượng đường trong máu cao hơn 120mg hoặc 65mol thì được gọi là đường máu cao. Ngày nay nhiều người đã sử dụng các loại máy đo đường huyết cá nhân để tự theo dõi đường huyết của mình, loại uy tín có thể kể đến như máy đo đường huyết Omron.

Cho đến nay, người ta thường đo đường huyết trong tĩnh mạch lúc đói. Tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Kết quả chỉ phản ánh lượng đường trong máu vào thời điểm xét nghiệm. Vậy nên không thể khẳng định bệnh nhân bị tiểu đường khi chỉ căn cứ vào trị số đường huyết đo của ngày hôm nay.
  • Lượng đường trong máu lúc sáng sớm có thể tăng cao hơn bình thường.

Tóm lại, không thể dựa vào kết quả của một vài lần xét nghiệm để khẳng định, chẩn đoán người bị tiểu đường. Trong tiến trình theo dõi bệnh tiểu đường trên người đã bị bệnh cũng vậy. Không thể đánh giá diễn tiến của bệnh nếu chỉ dựa vào vài kết quả thử máu. Trường hợp nghi ngờ bệnh, nhiều thầy thuốc đặt nặng giá trị vào phương pháp đo đường huyết sau khi ăn. Với người không bị bệnh, cho dù có ăn ngọt bao nhiêu thì đường huyết vẫn trở về bình thường trong vòng 2 giờ sau bữa ăn còn người bệnh tiểu đường thì không như thế.

Xét nghiệm HbA1C

Bên cạnh 2 xét nghiệm nước tiểu và đo đường huyết để kiểm soát đường huyết, một số xét nghiệm đặc hiệu như HbA1C. Phương pháp này có độ chính xác cao hơn so với các phương pháp trên.

HbA1C là gì? Hb – viết tắt của từ hemoglobin là một trong những thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu của máu, vận chuyển oxy trong máu. Chất này có đặc tính kết hợp tự nhiên với đường glucose một cách bền vững, khi đó gọi là HbA1c.

HbA1c chiếm phần lớn ở người lớn, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu. Sự hình thành HbA1c xảy ra chậm 0.05% trong ngày, và tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong vòng 4 tuần lễ.

Khi tiến hành xét nghiệm HbA1c người bệnh sẽ được lấy 1 mẫu máu và được đo tại phòng xét nghiệm theo nhiều phương pháp khác nhau, kết quả được tính theo tỷ lệ % hemoglobin của máu qua đó các bác sỹ sẽ đánh giá được đường huyết của bạn trong thời gian qua.

Mức đường máu HbA1c

  • Tốt
  • Chấp nhận được 6,6 – 8%
  • Xấu > 8%
  • Người bình thường HbA1c = 4 – 6%

Nếu 2 lần xét nghiệm liên tiếp cách nhau 3 tháng mà HbA1c > 8% cần phải thay đổi cách thức điều trị.

Ý nghĩa của việc giảm HbA1c: Chỉ cần giảm 1% (ví dụ từ 8 xuống 7%) sẽ làm giảm được 35% nguy cơ mắc biến chứng mạch máu nhỏ như bệnh thận, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh do bệnh tiểu đường (đái tháo đường).

]]>
5 dấu hiệu dễ nhận biết của tiểu đường, đái tháo đường https://omron-yte.com.vn/19697-dau-hieu-dai-thao-duong/ Fri, 20 Dec 2013 07:26:45 +0000 https://omron-yte.com.vn/19697-dau-hieu-dai-thao-duong/ Đái tháo đường được coi là một căn bệnh nguy hiểm bởi diễn biến âm thầm và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như mù lòa, nguy cơ bị bệnh tim hoặc đột quỵ. Sau đây là một số đặc điểm dễ nhận biết của bệnh đái tháo đường, mời bạn đọc cùng quan tâm theo dõi.

5 dấu hiệu dễ nhận biết của tiểu đường, đái tháo đường 1

Hay mệt mỏi, giảm cân không rõ lý do có thể là dấu hiệu sớm của đái tháo đường

5 dấu hiệu thường gặp của tiểu đường, đái tháo đường

1. Khát nước và đi tiểu thường xuyên. Khi lượng đường dư thừa tích tụ trong máu, theo áp lực, chất lỏng sẽ bị kéo ra từ các mô. Đây cùng chính là lý do bệnh nhân luôn cảm thấy khát nước. Bệnh nhân thường xuyên phải uống nước đồng thời cũng đi tiểu nhiều hơn bình thường. Triệu chứng này bị nhiều người bỏ qua vì nghĩ đây là dấu hiệu bình thường, để đến khi tình cờ trong một lần thăm khám mới biết mình bị bệnh.

2. Đói thường xuyên. Người bệnh đái tháo đường hay cảm thấy bị đói bởi nếu không có đủ insulin để vận chuyển đường vào các tế bào của cơ thể thì cơ bắp và các cơ quan trở nên cạn kiệt năng lượng. Cơ thể sẽ phản ứng lại với tình trạng này thông qua các cơn đói dữ dội.

3. Bị giảm cân. Mặc dù người bệnh đái tháo đường ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm cơn đói nhưng trọng lượng cơ thể vẫn bị sút giảm. Đó là vì không có khả năng sử dụng glucose được cung cấp từ bên ngoài vào cơ thể nên cơ thể buộc phải sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong các cơ và chất béo. Chính vì thế, cơ thể người bệnh sẽ ngày càng sút cân và gầy đi.

4. Mệt mỏi. Cũng chính vì thiếu insulin, Gluocose không được vận chuyển vào trong tế bào dẫn đến đường huyết tăng đồng thời dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng tế bào khiến cho cơ thể lúc nào cũng có cảm giác mệt mỏi.

5. Thường xuyên mắc các bệnh lở loét, nhiễm trùng. Một đặc điểm rất riêng ở người bệnh đái tháo đường đó là sự suy giảm khả năng chữa lành và chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Nếu không may bị những vết thương hở thì những vết thương này rất khó lành lại hoặc đễ bị nhiễm trùng. Nguyên nhân chính là do lượng đường trong máu luôn ở mức cao, đã tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Cụ thể có những bệnh nhân đái tháo đường bị bệnh lý bàn chân, chân bị nhiễm trùng nhưng không thể chữa khỏi, cuối cùng bác sĩ phải chỉ định cắt đi phần chân bị nhiễm trùng.

Đái tháo đường rất nguy hiểm, nhiều bệnh nhân chỉ phát hiện ra bệnh khi có những biến chứng xuất hiện. Lúc đó việc điều trị sẽ rất khó khăn. Tốt hơn hết, để kiểm soát bệnh chúng ta nên chủ động kiểm soát đường huyết trong máu bằng cách theo dõi đường huyết thường xuyên, kiểm soát cân nặng, ăn nhiều rau xanh, tăng cường vận động tăng cường sức khỏe và kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)

]]>
Các dấu hiệu triệu chứng bệnh tiểu đường, đái tháo đường https://omron-yte.com.vn/18836-trieu-chung-dai-thao-duong/ Sun, 15 Sep 2013 02:05:15 +0000 https://omron-yte.com.vn/18836-trieu-chung-dai-thao-duong/ Bệnh đái tháo đường (tên gọi khác của bệnh tiểu đường) đang được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng bởi số người mắc bệnh rất lớn trong khi các triệu chứng thì không rõ ràng, rất nhiều người mắc bệnh mà không biết mình bị bệnh. Cũng như cao huyết áp, đái tháo đường nếu không được phát hiện sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu, triệu chứng của bệnh đái tháo đường.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường, đái tháo đường

Các dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường, đái tháo đường 1

Tiểu nhiều. Người bệnh thường xuyên phải vào nhà vệ sinh để thải lượng glucozo thoát ra khỏi máu do thận yếu, thường xảy ra khá nhiều vào ban đêm.

Hay bị khát nước. Thậm chí lúc nào người bệnh cũng có cảm giác khát nước. Người bệnh có cảm giác này vì cơ thẻ cần bổ sung thêm nước, tiểu nhiều và hay khát nước thường gắn liền với nhau vì vậy người bệnh cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý để điều chỉnh lượng đường trong máu.

Bị sụt cân. Nhiều người bệnh bị giảm cân trầm trọng chỉ trong vòng 2-3 tháng. Do lượng đường trong máu cao, hocmon insulin không nhận được glucozơ vào tế bào để cung cấp năng lượng và protein trong cơ bắp bị phá hủy làm nguồn năng lượng thay thế. Thận cũng phải hoạt động nhiều hơn để loại bỏ lượng đường thừa, làm tốn thêm calo.

Hay cảm thấy đói. Khi lượng đường trong máu giảm xuống, cơ thể người bệnh “hiểu lầm” là bị đói và cần thêm đường để tế bào hoạt động.

Ngứa và khô da. Đặc biệt là vùng da ở những vùng kín như cổ hoặc nách. Đây có thể là do trong cơ thể người bệnh đã có một quá trình kháng insulin xảy ra ngay cả khi lượng đường trong máu không cao. Khi thấy dấu hiệu này, bạn nên đi kiểm tra lượng đường trong máu.

Vết thương lâu lành. Nhiễm trùng, chảy máu hoặc vết thương bầm tím lâu bị lành. Nguyên nhân là do mạch máu bị hư hỏng vì quá nhiều đường lưu thông qua tĩnh mạch và động mạch, làm máu khó lưu thông đến các vùng khác của cơ thể để chữa lành vết thương.

Nhiễm nấm men. Theo nhận định từ các chuyên gia, đái tháo đường là một trạng thái ức chế miễn dịch nên rất nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng, phổ biến nhất là nấm men, vì loại nấm này phát triển mạnh trong môi trường nhiều đường. Đặc biệt, phụ nữ dễ bị nhiễm nấm men ở âm đạo.

Mệt mỏi và khó chịu. Khi lượng đường trong máu cao, bệnh càng nặng càng làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và người bệnh dễ bị cáu kỉnh.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường, đái tháo đường 2

Khi lượng đường trong máu cao, bệnh càng nặng càng làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và người bệnh dễ bị cáu kỉnh.

Giảm thị lực . Giảm thị lực khá phổ biến ở người bệnh đái tháo đường trong giai đoạn sau của bệnh. Lượng đường cao làm thay đổi hình dạng thấu kính của mắt dẫn đến độ khúc xạ thay đổi, làm giảm tầm nhìn, hình ảnh nhìn được bị méo mó, đôi khi nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy.  Khi lượng đường trong máu trở lại bình thường, triệu chứng này mất đi, nhưng nếu xảy ra trong thời gian dài, mắt sẽ bị tổn thương vĩnh viễn, thậm chí có thể bị mù lòa.

Thường xuyên bị ngứa ran hoặc tê. Hay gặp nhất ở chân và tay. Một số người bệnh ngoài ngứa, tê còn thêm dấu hiệu bị sưng nữa. Nếu lượng đường trong máu cao trong thời gian dài có thể làm các dây thần kinh bị tổn hại vĩnh viễn.

Đái tháo đường thường xuất hiện dưới 2 dạng chính, đái tháo đường tuýp 1 và đái tháo đường tuýp 2. Ở 2 dạng này, các dấu hiệu và triệu chứng không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, có một số đặc điểm chung là:

  • Khát không ngừng
  • Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt ban đêm
  • Mệt mỏi, uể oải
  • Giảm cân
  • Ngứa bộ phận sinh dục hoặc bị nấm âm đạo tái diễn

Ở đái tháo đường tuýp 1, các triệu chứng ít gặp hơn là:

  • Chuột rút
  • Táo bón
  • Nhìn mờ
  • Nhiễm trùng da tái diễn

Ở đái tháo đường tuýp 2, các triệu chứng có thể không được nhận ra trong nhiều năm liền, chỉ tới khi có biến chứng, như loét chân hoặc nhìn mờ thì bệnh mới được chẩn đoán.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường, đái tháo đường 3

Xét nghiệm máu phát hiện sớm đái tháo đường

Không phải tất cả các dấu hiệu đều xuất hiện cùng lúc. Vì thế, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên đây, hãy kiểm tra để loại trừ đái tháo đường. Xét nghiệm máu thường xuyên cũng là cách để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường. Hiện nay, trên thị trường đã có một số thiết bị hỗ trợ cho người bệnh có thể đo đường huyết ngay tại nhà, phổ biến và được tin dùng là loại máy đo đường huyết của Omron. Hãy kiểm tra đường huyết lúc đói, sau một đêm không ăn uống. Nếu lượng đường huyết trong hai lần đo đều trên 126 mg/dL có nghĩa bạn đã bị bệnh đái tháo đường. Với người bình thường lượng đường huyết là 99 mg/dL, từ 100-125 mg/dL là tiền đái tháo đường.

Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)

]]>
Dấu hiệu nhận biết tiểu đường, đái tháo đường ở trẻ em https://omron-yte.com.vn/13265-dau-hieu-nhan-biet-dai-thao-duong-o-tre-em/ Tue, 15 May 2012 04:00:43 +0000 https://omron-yte.com.vn/13265-dau-hieu-nhan-biet-dai-thao-duong-o-tre-em/ Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hoá hydrat carbon với đặc trưng đường máu tăng cao mạn tính do giảm bài tiết insulin hoặc giảm chức năng hoạt động của insulin hoặc cả hai.

Đái tháo đường ở trẻ em liên quan đến yếu tố di truyền và viêm tự miễn tiểu đảo Langerhans. Đái tháo đường ở trẻ em chủ yêú là phụ thuộc insulin (typ 1) và liệu thay thế tiêm insulin là cần thiết để duy trì cuộc sống cho trẻ

Chúng ta có thể nhận biết một cách dễ dàng trong đa số trường hợp đái tháo đường ở trẻ em là khởi phát đột ngột và cấp tính với các triệu chứng : đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và gầy sút cân. Nhưng có nhiều khi những trẻ nhỏ không thể tự nhân biết rằng chúng có uống nhiều và tiểu nhiều hay không. Chúng ta có thể nhận biết điều đó bằng cách quan sát xem trẻ có hay phải dậy đi tiểu ban đêm so với bình thường hay không. Nếu có chứng tỏ là trẻ đã có biểu hiện của tiểu nhiều. Nhiều trẻ phải đi khám bệnh vì dấu hiệu gầy sút cân trong một thời gian ngắn. Đó là một biểu hiện rất hay gặp ở trẻ mắc bệnh đái tháo đường mà chúng ta cần phải lưu tâm để nhận biết sớm bởi vì nếu trong điều kiện phát triển bình thường thì trẻ phải tăng cân

Dấu hiệu nhận biết tiểu đường, đái tháo đường ở trẻ em 1

Một số trường hợp không phát hiện sớm do không có các triệu chứng đặc hiệu cũng như gia đình không biết cách nhận biết, trẻ bị bệnh có thể phải đi khám bệnh vì giảm thị lực hoặc chậm lớn, chậm dậy thì và khi đó mới phát hiện ra bệnh đái tháo đường.

Để chẩn đoán chính xác trẻ có bị bệnh đái tháo đườn hay không thì quan trọng nhất là phải xét nghiệm đường máu (ít nhất từ 2 lần trở lên) với tiêu chuẩn là :

–    đường máu khi đói ≥ 7,0 mmol/l

–    hoặc đường máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l.

Liệu pháp điều trị insulin vẫn là tối ưu nhất cho các trường hợp trẻ em bị mắc đái tháo đường typ 1. Tuy nhiên, không thể tự mua inslin mà tiêm cho trẻ, sẽ rất nguy hiểm, việc chỉ định liều lượng, hướng dẫn cách tiêm cũng như cách kiểm tra đường máu phải có sự hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa. Đặc biệt khi tiêm insulin cho trẻ tại nhà cần có máu kiểm tra đường huyết tại nhà, tốt nhất là hàng tuần nên kiểm tra đường máu 4 mẫu trong 1 ngày (thường là cuối tuần).

Ngoài ra cần đinh kỳ kiểm tra các xét nghiệm HbA1c, chức ngăng thận và soi đáy mắt để phát hiện sớm các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Một điểm cần lưu ý về chế độ ăn của trẻ bịmắc bệnh đái tháo đường đó là không nên ăn kiêng nhưu người lớn mà cần ăn đầy đủ chất vì trẻ đang ở trong giai đoạn phát triển.

Xem thêm :

]]>
Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường type 1 https://omron-yte.com.vn/12470-dau-hieu-nhan-biet-benh-dai-thao-duong-type-1/ Thu, 29 Mar 2012 08:15:00 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=12470 Đái tháo đường type 1 là hiện tượng thiếu hụt insulin tuyệt đối làm tăng đường huyết và axit béo quá mức dẫn tới tăng áp lực thẩm thấu và tăng thể ceton trong máu.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường type 1 1

Đặc điểm đái tháo đường type 1

  • Đái tháo đường type 1 thường xuất hiện ở trẻ em, ở tuổi vị thành niên tuy vậy người lớn cũng có thể bị.
  • Đái tháo đường type 1 thường xảy ra ở trẻ em
  • Biểu hiện rầm rộ bằng tăng đường máu, có đường trong nước tiểu gây đái nhiều, uống nhiều.
  • Cơ thể sử dụng đường không tốt nên phải huy động chất béo thay thế dẫn đến gầy sút và tích tụ thể ceton.
  • Phản ứng tự nhiên của cơ thể phải ăn nhiều để bù lượng đường mất qua nước tiểu.
  • Trước năm 1922 tất cả bệnh nhân mắc đái tháo đường type 1 đều chết sau vài tháng. Từ ngày con người biết chiết suất và tinh chế insulin từ tụy bò, lợn, tất cả bệnh nhân đều sống với điều kiện phải tiêm đều đặn insulin. Loại insulin, liều lượng, số lần tiêm (phụ thuộc vào số bữa ăn và hoạt động thể lực) do bác sĩ chuyên khoa lựa chọn và điều chỉnh.

Phân loai đái tháo đường type 1

Đái tháo đường type 1 do bệnh tự miễn dịch

Còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin, đái tháo đường type 1 hoặc đái tháo đường ở người trẻ do phá huỷ tế bào bêta tuyến tụy bởi chất trung gian miễn dịch. Sự phá huỷ này có thể nhanh hoặc chậm. Dạng phá hủy nhanh thường xảy ra ở trẻ em, nhưng cũng có khi gặp ở người lớn. Dạng phá huỷ chậm thông thường hay gặp ở người lớn gọi là đái tháo đường tự miễn dịch âm ỉ ở người lớn (LADA: Latent autoimmune diabetes in adults).

Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên biểu hiện nhiễm toan ceton là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Nhưng cũng có người chỉ có tăng đường máu lúc đói vừa phải và bệnh nặng lên rất nhanh khi có nhiễm khuẩn hoặc stress. Thậm chí có người (thường là người lớn) vẫn còn đủ tế bào bêta sản xuất insulin nên không bị nhiễm toan ceton trong nhiều năm liền.

Đái tháo đường type 1 vô căn (không thấy căn nguyên tự miễn)

Một số thể đái tháo đường type 1 vẫn chưa biết rõ bệnh căn. Những bệnh nhân này có thiếu hụt tiết insulin thường xuyên và có khuynh hướng nhiễm toan ceton nhưng không thấy rõ bằng chứng bệnh lý tự miễn dịch. Người châu á và châu Phi thường mắc loại đái tháo đường type 1 vô căn này. Một dạng thức khác của đái tháo đường type 1 vô căn quan sát thấy ở châu Phi, châu á: những bệnh nhân đái tháo đường ở đây biểu hiện thiếu hụt insulin hoàn toàn theo từng thời kỳ.

]]>
Bệnh tiểu đường ở trẻ em – Nguyên nhân và triệu chứng https://omron-yte.com.vn/10958-benh-tieu-duong-o-tre-em-nguyen-nhan-va-trieu-chung/ Fri, 18 Nov 2011 09:45:25 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=10958 Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chỉ có người lớn mới mắc bệnh tiểu đường nhưng trên thực tế thì đã có rất nhiều trẻ bị căn bệnh nguy hiểm này. Vậy làm thế nào để phòng tránh và nếu bị tiểu đường, trẻ cần được chăm sóc như thế nào?…

Bệnh tiểu đường ở trẻ em - Nguyên nhân và triệu chứng 1

Tiểu đường tuýp 1 là loại tiểu đường thường gặp ở trẻ em, chiếm 90  95% trẻ dưới 16 tuổi. Đó là lý do tại sao tuyến tuỵ không thể sản sinh insulin.

Tiểu đường tuýp 1 được phân loại giống như một bệnh tự động miễn dịch, điều đó có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công vào chính mô hoặc một trong những tổ chức tế bào của cơ thể. Khi mắc tiểu đường tuýp 1 thì insulin – sản sinh tế bào ở các tuyến tuỵ bị phá huỷ.

1. Bệnh tiểu đường có phổ biến không?

Bệnh tiểu đường ở trẻ không phổ biến lắm, nhưng có rất nhiều thay đổi rõ rệt về số lượng trẻ mắc bệnh gia tăng trên thế giới:

Ở Anh và Wales: 17/100.000 trẻ mắc tiểu đường mỗi năm.

Ở Scotland con số này là: 25/100.000 trẻ.

Ở Finland: 43/100.000 trẻ.

Ở Nhật: 3/100.000 trẻ.

30 năm qua số lượng các trường hợp mắc tiểu đường ở trẻ đã tăng gấp 3 lần. Ở Châu Âu và Mĩ, tiểu đường tuýp 2 đã từng thấy lần đầu ở những người trẻ.

Đó có thể là một phần lý do xu hướng gia tăng trẻ béo phì trong xã hội của chúng ta. Nhưng bệnh béo phì cũng không thể giải thích được hoàn toàn số lượng mắc tiểu đường tuýp 1 ở trẻ ngày càng cao.

2. Lý do gì khiến nhiều trẻ em lại mắc bệnh tiểu đường?

Cũng như những người trưởng thành, lý do mắc tiểu đường ở trẻ nhỏ không được biết đến một cách cặn kẽ. Nó có thể liên quan đến gen và môi trường sống.

Phần lớn trẻ đều có khả năng mắc tiểu đường tuýp 1, không phụ thuộc vào việc trẻ đó được sinh ra trong một gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.

3. Bệnh tiểu đường có những triệu chứng gì?

Triệu chứng chính ở trẻ em cũng tương tự như người lớn. Chúng có dấu hiệu xuất hiện trong một vài tuần như:

+ Khát nưới.
+ Mệt mỏi.

+ Giảm cân.

+ Thường xuyên đi tiểu.

Ngoài ra chúng còn có các triệu chứng khác đối với trẻ như:

+ Đau bụng.

+ Đau đầu

+  Có vấn đề về hành vi cư xử khác thường.

Thỉnh thoảng bệnh tiểu đường nhiễm axit xuất hiện trước khi bệnh tiểu đường được chẩn đoán, mặc dù điều này ít xảy ra ở Mỹ do có hiểu biết tốt về các triệu chứng của bệnh.
Các bác sĩ cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng khả năng mắc bệnh tiểu đường ở bất kỳ trẻ nào mà không hề liên quan đến tiền sử bệnh tật của gia đình hoặc đau bụng trong một vài tuần.

Nếu bệnh tiểu đường được chẩn đoán, những đứa con của bạn cần phải tham khảo những điều đặc biệt về tiểu đường của trẻ em.

4. Tiểu đường được chữa trị như thế nào cho trẻ?

Việc chăm sóc bệnh tiểu đường ở trẻ thông thường được điều trị bởi bệnh viện hơn là bác sĩ đa khoa của họ.

Hầu hết trẻ em mắc tiểu đường cần được điều trị insulin, cần được cung cấp insulin hằng ngày (tác dụng nhanh và chậm) và tăng lượng insulin theo tuổi.

Thường trong những năm đầu sau khi chẩn đoán bị bệnh, con bạn có thể chỉ cần một lượng nhỏ insulin. Đây được coi là thời kỳ đầu tiên của bệnh.

Cũng như điều trị insulin, điều chỉnh lượng đường glucose tốt và tránh “hypos” (giảm lượng đường trong máu) là rất quan trọng. Vì có nhiều loại bệnh tiểu đường phức tạp tăng thêm cùng với bệnh tiểu đường đang mắc phải trong thời gian dài mắc bệnh.

5. Cha mẹ có thể làm gì giúp con của mình?

Chung sống với bệnh tiểu đường thực chất là một cuộc chiến về mặt tâm lý, đặt các gia đình trong tình trạng căng thẳng. Vậy nên, phải có những điều trị đúng đắn, tích cực. Điều này có thể từ bác sĩ đa khoa của gia đình bạn, bệnh viện hoặc sự giúp đỡ của xã hội.

Sự hiểu biết tất cả những điều khác nhau về bệnh tiểu đường và việc điều trị đòi hỏi kiên nhẫn sẽ là rất khó nhưng điều này sẽ có lợi cho con bạn và cuộc sống gia đình bạn.

Những cách sau giúp bạn hiểu biết thêm về bệnh tiểu đường:

  • Học cách tiêm insulin như thế nào. Insulin thường được tiêm ở bụng hoặc bắp đùi.
  • Nhận biết các triệu chứng về glucose trong máu thấp(hạ đường huyết), bệnh tiểu đường nhiễm axit và biết cách khắc phục nó.
  • Đảm bảo rằng đường glucose luôn luôn có sẵn trong nhà.
  • Luôn đo mức độ glucose trong máu và dạy cho con bạn biết phải làm gì ngay khi chúng đã lớn.
  • Dạy cho con bạn cách tiêm insulin như thế nào.
  • Gặp bác sĩ thường xuyên để kiểm tra tình trạng bệnh và đặc biệt nếu con bạn bị ốm vì bất cứ lí do gì – để được điều trị và có những hướng thay đổi thích hợp.
  • Thông báo cho nhà trường và bạn bè con bạn về các triệu chứng của hạ đường huyết và cách họ phải làm gì khi gặp trường hợp đó.
  • Tiếp xúc với những người bị mắc tiểu đường xung quanh để có sự giúp đỡ hơn.

6. Chế độ ăn kiêng như thế nào

Các chuyên gia dinh dưỡng là nhân vật không thể thiếu trong quá trình điều trị. Nhưng quan trọng hơn, cha mẹ phải giúp con mình thực hiện được chế độ ăn dinh dưỡng cân bằng tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là nhiều chất xơ và carbohydrates, hạn chế ăn bánh kẹo ngọt.

Giúp con bạn có những hiểu biết về phản ứng của cơ thể trong việc ăn uống, tiếp nhận insulin và ăn đồ ngọt điều độ ở mức có thể – được kèm thèo bởi liều lượng insulin phải tiêm.

7. Hoạt động thể lực như thế nào?

Hoạt động thân thể rất quan trọng đối với trẻ bị mắc tiểu đường, vì vậy hãy khuyên con bạn phải tập thể dục hàng ngày.

Hoạt động thân thể sẽ làm giảm lượng đường trong máu, vậy nên nếu con bạn phải tiêm insulin thì liều lượng cần được giảm xuống. Tốt nhất là cho chúng ăn bánh mỳ, nước hoa quả hoặc thức ăn cung cấp carbohydrates khác trước khi tập.

8. Điều trị trong bao lâu?

Một người bị mắc tiểu đường từ nhỏ sẽ sống với chế độ ăn kiêng và uống thuốc lâu hơn một người mắc tiểu đường khi trưởng thành.

Bệnh tiểu đường chữa rất lâu và có độ rủi ro cao như những biến chứng ảnh hưởng đến mắt và tính khí con người.

Điều này thường bắt đầu sau khi dậy thì nhưng thường có liên quan đến cuộc sống sau này.

Thường xuyên kiểm tra những biến chứng ở giai đoạn sau bắt đầu khi trẻ được 9 tuổi. Từ đó kiểm tra thường xuyên hàng năm.

Minh Anh
Theo MSN

]]>
Biểu hiện và cách nhận biết bệnh tiểu đường https://omron-yte.com.vn/9064-bieu-hien-va-cach-nhan-biet-benh-tieu-duong/ Sun, 26 Jun 2011 01:41:24 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9064 Tiểu đường týp 1 (trước kia thường được gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin hoặc tiểu đường khởi phát ở trẻ em) đặc trưng bởi thiếu sản sinh insulin. Nếu không cung cấp insulin hằng ngày, tiểu đường týp 1 rất dễ gây tử vong.

Biểu hiện và cách nhận biết bệnh tiểu đường 1

Các triệu chứng bao gồm đi tiểu nhiều, khát nước, luôn đói, giảm cân, thay đổi thị lực và mệt mỏi. Những triệu chứng này có thể xảy ra đột ngột.

Tiểu đường týp 2 (tên cũ là tiểu đường không phụ thuộc insulin hoặc tiểu đường khởi phát ở người lớn) là do cơ thể không sử dụng hiệu quả insulin. Tiểu đường týp 2 chiếm khoảng 90% số trường hợp bị bệnh tiểu đường trên toàn thế giới, và phần lớn là do thừa cân và ít hoạt động thể chất.

Các triệu chứng có thể tương tự như triệu chứng của tiểu đường týp 1, nhưng thường ít rõ ràng hơn. Kết quả là, có thể vài năm sau khi khởi phát, bệnh mới được chẩn đoán, khi đó các biến chứng đã xảy ra.

Cho tới gần đây, thể bệnh tiểu đường này chỉ được thấy ở người lớn, nhưng giờ đây nó cũng xảy ra ở trẻ béo phì.

Tiểu đường thai nghén là tình trạng đường huyết cao được phát hiện lần đầu trong khi mang thai.

Các triệu chứng của tiểu đường thai nghén tương tự như tiểu đường týp 2. Tiểu đường thai nghén thường được chẩn đoán qua khám sàng lọc trước khi sinh thay vì qua các triệu chứng được kể.

Giảm dung nạp glucose (IGT) và giảm đường huyết lúc đói (IFG) là những tình trạng trung gian chuyển tiếp giữa bình thường và tiểu đường. Người bị IGT hoặc IFG có nguy cơ cao tiến triển thành tiểu đường týp 2, mặc dù không nhất thiểt là sẽ như vậy.

Biểu hiện của bệnh tiểu đường

Các biểu hiện thường gặp:

  • Người bệnh ăn nhiều, cảm giác thèm ăn tăng lên
  • Uống nước nhiều, luôn có cảm giác khát nước.
  • Đái nhiều
  • Gầy sút nhanh mặc dù ăn nhiều
  • Mồm khô, da khô, mệt mỏi
  • Nước tiểu đậm đặc hơn, có thể gặp nước tiểu có kiến bâu, ruồi đậu (vì trong nước tiểu có đường), nếm nước tiểu có vị ngọt.

Có thể thấy một số biểu hiện khác như:

  • Hay bị sẩn ngứa ngoài da, hay có mụn nhọt, hay bị nhiễm trùng ngoài da và khó lành
  • Dễ bị viêm quanh rằng và tiến triển nhanh đến răng lung lay nhiều, rụng răng do viêm quanh răng.
  • Dễ bị vữa xơ động mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim, tắc mạch não, tác mạch chi dưới gây hoại tử đầu chi…
  • Dễ bị viêm phôi, viêm phế quản.
  • Dễ bị viêm đường tiết niệu, có proteid niệu (viêm xơ tiểu cầu thận do đái tháo đường), tăng huyết áp và suy thận.
  • Đục thuỷ tinh thể là dấu hiệu xuất hiện tương đối sớm dẫn đến giảm thị lực và mù loà.
  • Cảm giác dị cảm đầu chỉ, kiến bò kim châm, đau trong cơ và thường biểu hiện ở các phần xa của chi, các ngón, hay xuất hiện vào ban đêm.

Theo suckhoe365

]]>
Phát hiện sớm triệu chứng của bệnh tiểu đường https://omron-yte.com.vn/9015-phat-hien-som-trieu-chung-cua-benh-tieu-duong/ Mon, 20 Jun 2011 04:37:40 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9015 Khát không ngừng và nhìn mờ là hai dấu hiệu cho thấy có thể bạn đã bị tiểu đường. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào trong danh sách được liệt kê dưới đây, hãy kiểm tra để loại trừ khả năng mắc bệnh.

Tiến sĩ y khoa Gill Jenkins đưa ra bản danh sách các triệu chứng dễ nhận thấy trên BBC.

Ở tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng có xu hướng phát triển nhanh trong vòng hai tuần, và mức độ nghiêm trọng hơn. Ở tiểu đương tuýp 2, các triệu chứng phát triển từ từ và thường nhẹ hơn.

Dấu hiệu chung của cả hai dạng tiểu đường là:

  • Khát không ngừng
  • Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt ban đêm
  • Mệt mỏi, uể oải
  • Giảm cân
  • Ngứa bộ phận sinh dục hoặc bị nấm âm đạo tái diễn

Ở tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng ít gặp hơn là:

  • Chuột rút
  • Táo bón
  • Nhìn mờ
  • Nhiễm trùng da tái diễn

Ở tiểu đường tuýp 2, các triệu chứng có thể không được nhận ra trong nhiều năm liền, chỉ tới khi có biến chứng, như loét chân hoặc nhìn mờ thì bệnh mới được chẩn đoán.

Nên nhớ, không phải tất cả các dấu hiệu đều xuất hiện cùng lúc. Vì thế, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên đây, hãy kiểm tra để loại trừ tiểu đường.

Bệnh tiểu đường có thể được phát hiện qua một cuộc xét nghiệm nước tiểu định kỳ, khi hàm lượng đường trong đó vượt mức cho phép. Sau đó, bạn nên xét nghiệm máu để xác định đâu là nguyên nhân. Sau cùng là xét nghiệm mức độ đường trong máu. Một người bị tiểu đường sẽ không thể đào thải đường trong máu nhanh như người bình thường.

T. An

]]>
Làm thế nào để phát hiện bà bầu bị tiểu đường? https://omron-yte.com.vn/8920-lam-the-nao-de-phat-hien-ba-bau-bi-tieu-duong/ Wed, 15 Jun 2011 18:25:01 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=8920 Tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng điển hình. Đó là lý do vì sao hầu hết thai phụ cần làm xét nghiệm glucose ở tuần 24 – 28 của thai kỳ.

Làm thế nào để phát hiện bà bầu bị tiểu đường? 1

Nếu bạn có nguy cơ cao về tiểu đường (chẳng hạn, có đường trong nước tiểu) thì bác sĩ có thể chỉ định cho bạn làm xét nghiệm glucose ở ngay lần khám thai đầu tiên (xét nghiệm lại ở tuần 24 – 28 nếu xét nghiệm đầu là âm tính). Nếu bạn có kết quả xét nghiệm glucose dương tính thì không phải 100% bạn mắc tiểu đường thai kỳ. Bạn cần có thêm xét nghiệm trước khi khẳng định có bị tiểu đường thai kỳ hay không.

Nhóm thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường cao

Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường cao nếu:

  • Thừa cân (chỉ số cơ thể BMI vượt quá 30).
  • Từng bị tiểu đường trong lần mang thai trước.
  • Có đường trong nước tiểu.
  • Gia đình có tiền sử tiểu đường.

Bác sĩ có thể khuyên bạn làm xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ sớm hơn, nếu:

  • Bạn từng sinh con thừa cân (quá 4kg).
  • Bị thai lưu không nguyên do.
  • Từng sinh con dị tật.
  • Người mẹ bị cao huyết áp / quá 35 tuổi.

Theo một số nghiên cứu, có mối liên quan giữa tăng cân quá nhanh (nhất là trong quý I) với chứng tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường có ảnh hưởng gì lên thai nhi?

  • Sẩy thai: Nguy cơ cao hơn nếu kiểm soát mức đường huyết không tốt.
  • Những bất thường bẩm sinh: Phần lớn nghiên cứu cho rằng bất thường bẩm sinh tăng gấp 3 lần ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh tiểu đường. Thời gian bị ảnh hưởng (gây bất thường bẩm sinh) rất giới hạn, khi tuổi thai khoảng 3-6 tuần. Vì vậy, việc kiểm soát đường huyết chặt chẽ, sớm trong thai kỳ, thậm chí ngay cả trước khi có thai, sẽ giúp ngăn ngừa những bất thường của thai nhi.
  • Suy hô hấp tăng gấp 5-6 lần so với trẻ có mẹ bình thường, ở tất cả tuổi thai.
  • Hạ đường huyết thường xảy ra trong những giờ đầu tiên sau khi sinh. Nếu hạ đường huyết kéo dài và trầm trọng có thể làm tổn thương não của thai nhi. Kiểm soát đường huyết tốt ở mẹ ngăn ngừa tình trạng này. Sau sinh nên kiểm tra và theo dõi.
  • Con quá to: Khi đường huyết tăng, thai nhi tăng tiết insulin để tiêu thụ lượng đường này nên vì vậy bé cũng tăng trưởng và dự trữ năng lượng dưới dạng glycogene ở lớp mỡ của thai nhi.
  • Hạ canxi máu trẻ bứt rứt hay co cứng. Người ta chưa giải thích được lý do tại sao.
  • Tăng bilirubin máu thường gặp ở những trẻ có mẹ bị bệnh tiểu đường. Thường trẻ bị vàng da nhẹ, có thể điều trị bằng cách bù nước và chiếu tia cực tím.Benh tieu duong trong ky mang thai
  • Chết chu sinh: Có thể chết đột ngột, đặc biệt nếu lượng đường cao. Trong những thai nhi có bà mẹ bị ketoacidosis (một biến chứng của bệnh tiểu đường) thì 50% thai nhi chết. Cơ chế chính xác không được biết, có thể do thiếu oxy cấp, vì đường gắn kết với tế bào máu hay vì sự di chuyển đột ngột của nước đường.

Những phụ nữ có nguy cơ cao thì nên đi bác sĩ để thực hiện xét nghiệm đường huyết trong giai đoạn sớm của thai kỳ. Nếu kết quả bình thường thì sẽ được thực hiện tiếp xét nghiệm sàng lọc tình trạng bất dung nạp đường trong thai kỳ vào khoảng tuần thứ 24-28. Bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm dung nạp đường glucose qua hệ tiêu hóa.

Nguồn: Mẹ và bé

]]>