Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Fri, 26 Apr 2024 08:45:51 +0000 vi hourly 1 Những dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch mà bạn cần lưu ý! https://omron-yte.com.vn/18799-trieu-chung-benh-tim/ Thu, 06 Jan 2022 03:34:04 +0000 https://omron-yte.com.vn/18799-trieu-chung-benh-tim/ Các bệnh lý tim mạch luôn được xếp vào nhóm nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Sở dĩ như vậy vì hầu hết dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đều diễn biến thầm lặng và khó nhận biết. Vì vậy, việc nhận biết sớm triệu chứng của nhóm bệnh này sẽ là điều kiện tiên quyết giúp bạn và người thân tránh được nguy hiểm.

Bệnh lý tim mạch là gì?

Bệnh tim mạch (tên Tiếng Anh là Cardiovascular Disease, viết tắt là CVD) là tên gọi chung cho các bệnh lý liên quan đến tim và mạch máu, cụ thể bao gồm:

☛ Các bệnh lý liên quan đến mạch máu: gây hẹp và tắc mạch máu như bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch vành, các bệnh động mạch ngoại biên, bệnh mạch máu não,… từ đó dẫn đến nguy cơ cao gây ra nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.

☛ Nhóm bệnh lý liên quan đến tim: ảnh hưởng trực tiếp đến cơ, van tim hoặc rối loạn nhịp tim như bệnh hở van tim, bệnh thấp tim, bệnh cơ tim,…

Bệnh lý tim mạch là gì? 1
Bệnh lý tim mạch bao gồm những bệnh liên quan đến tim và mạch máu.

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ được chứng minh là làm tăng khả năng xuất hiện và tiến triển của bệnh lý tim mạch, điển hình như: hút thuốc lá, tăng lipid máu, béo phì, ít hoạt động thể lực, người bị bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, chế độ ăn uống không lành mạnh, uống nhiều rượu bia,… Ngoài ra, những người có người thân trong gia đình mắc bệnh tim mạch cũng thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

Nhìn chung, các bệnh lý tim mạch đều có dấu hiệu đặc trưng là cơn đau ở vùng ngực hoặc vùng tim. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể có những biểu hiện có vẻ không liên quan gì đến tim mạch. Do đó mà nhiều người thường khó phát hiện, khiến cho việc điều trị trở nên chậm trễ và khó khăn hơn.

12 dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh tim mạch

Đau ngực

Đau ngực là một trong số những triệu chứng của bệnh tim mạch thường gặp nhất. Thuật ngữ này thường được dùng để chỉ cơn đau, tức ở vùng ngực, khiến cho người bệnh luôn có cảm giác bị một vật nặng đè lên ngực. Cơn đau có thể lan ra sau lưng, vùng cổ, vai và 2 bên cánh tay. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cơn đau thắt ngực có thể kéo dài vài phút, vài giờ hoặc lặp lại hàng ngày.

Đau ngực 1
Đau ngực là triệu chứng điển hình của bệnh lý mạch vành

Trong số bệnh lý tim mạch, ngoài đau ngực do viêm gây ra, các cơn đau thắt ngực còn do sự tắc nghẽn mạch vành (mạch máu đi nuôi dưỡng cơ tim) gây nên tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim, nặng hơn có thể gây ra nhồi máu cơ tim.

Trên thực tế, có những trường hợp biểu hiện của các cơn đau thắt ngực thường nhẹ và bất chợt nên khó nhận biết và thường bị bỏ qua. Trong khi đó, các cơn đau thắt ngực lại rất dễ chuyển biến, gây nguy hiểm cho tính mạng.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của cơn đau thắt ngực, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cảm giác khó thở thường xuyên

Khó thở thường là triệu chứng điển hình của bệnh lý tim hoặc phổi. Suy tim và bệnh động mạch vành là 2 bệnh lý tim mạch thường gây khó thở và hụt hơi. Tim suy khiến ứ máu ở tiểu tuần hoàn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chức năng của các phế nang. Nếu hoạt động gắng sức, chất dịch ở trong mạch máu của tiểu tuần hoàn thoát ra ngoài đột ngột, tràn ra phế nang và gây khó thở.

Bệnh nhân suy tim thường bị khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi; khó thở đột ngột, tăng lên sau khi tập thể dục hoặc khi lao động nặng; khó thở nhiều hơn khi nằm xuống, phải ngồi dậy để thở và trở nặng hơn về đêm,…

Cảm giác khó thở thường xuyên 1
Suy tim khiến bệnh nhân khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi và nặng hơn về đêm

Cảm giác mệt mỏi hoặc kiệt sức

Người bị bệnh tim mạch thường có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức nhiều lần trong ngày, thậm chí ngay cả khi mới ngủ dậy. Sở dĩ là như vậy vì tim hoạt động không hiệu quả nên không thể cung cấp đủ Oxy cho cơ thể, khiến bạn trở nên mệt mỏi và uể oải.

Cảm giác mệt mỏi hoặc kiệt sức 1
Bệnh tim mạch thường khiến người bệnh mệt mỏi kéo dài

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ và luôn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày. Tình trạng này thường xuất phát từ nguyên nhân khó ngủ, mất ngủ hay chứng ngưng thở khi ngủ vào ban đêm. Cảm giác mệt mỏi hay buồn ngủ thường xuyên thường không đặc trưng cho các bệnh lý tim mạch và có thể gặp phải ở nhiều bệnh lý khác. Vì vậy, nếu như bạn có triệu chứng này, hãy liên hệ bác sĩ để được xét nghiệm và xác định nguyên nhân cụ thể.

Cơn đau ở vùng vai và tay trái

Xuất hiện các cơn đau ở vùng vai và tay trái khiến nhiều người lầm tưởng rằng mình mắc các bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, bệnh lý mạch vành cũng có triệu chứng đau tương tự như vậy. Cụ thể, đau thường bắt đầu ở vùng ngực và lan ra cánh tay, lưng, cổ và 2 bên bả vai. Chình vì vậy, mà nhiều người thường chủ quan và không thăm khám tại cơ sở y tế cho đến khi các triệu chứng này thường xuyên xảy ra và trở nặng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Ho dai dẳng và khò khè

Trong đa số các trường hợp, tình trạng ho kéo dài thường là do bệnh lý đường hô hấp, hiếm khi xuất phát từ nguyên nhân tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử bệnh tim mạch, hãy đặc biệt chú ý đến triệu chứng này, nhất là khi cơn ho dai dẳng, thường xuyên xuất hiện vào ban đêm hay khi nằm ngủ.

Ho dai dẳng và khò khè 1
Ho là một triệu chứng của bệnh suy tim mà người bệnh cần lưu ý

Trong số bệnh lý tim mạch gây ho thì suy tim là nguyên nhân chủ yếu. Suy tim làm giảm cung lượng tim, tức là làm giảm lượng máu đi nuôi cơ thể, khiến cho máu bị ứ lại ở phổi. Lượng dịch và máu trong lòng mạch thoát ra và tràn vào phế nang, khiến cho người bệnh ho thành cơn và kéo dài, ho tăng lên khi bệnh nhân nằm xuống.

Ho ra dịch nhầy màu trắng hoặc bọt hồng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm cho bệnh suy tim mà bạn cần chú ý.

Thường xuyên cảm thấy lo lắng, hay bị ngất xỉu đột ngột

Lo lắng, hồi hộp là những cảm xúc bình thường của con người, nhất là khi gặp phải tình huống gay go, kịch tính. Tuy nhiên, nếu như cảm giác này thường xuyên xuất hiện, ngay cả khi nghỉ ngơi thư giãn thì bạn nên lưu ý và thận trọng hơn vì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tim mạch.

Thường xuyên cảm thấy lo lắng, hay bị ngất xỉu đột ngột 1
Lo lắng kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo trước bệnh lý tim mạch

Bên cạnh đó, khi đang trong trạng thái bình thường mà người bệnh ngất xỉu đột ngột cũng rất đáng lo ngại. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lượng máu lên não không đủ, chỉ bằng 50% so với bình thường. Do tim hoạt động không hiệu quả dẫn đến không thể bơm đủ máu giàu Oxy lên não, khiến người bệnh hay bị hoa mắt, chóng mặt và nặng hơn là ngất xỉu đột ngột. Tuy nhiên, triệu chứng này lại dễ bị nhầm lẫn với vấn đề khác của hệ thần kinh. Sau khi ngất xỉu, người bệnh thường tỉnh lại nhanh, hạ huyết áp, vã mồ hôi, mạch nhỏ và yếu, loạn nhịp tim.

Nhịp tim nhanh, mạch không đều

Khi lo lắng hoặc vui mừng quá mức, tim có thể đập nhanh hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu như tim vẫn đập nhanh trong vài giờ tiếp theo hoặc lặp lại nhiều lần trong ngày thì rất có thể bạn đã bị rối loạn nhịp tim. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do tim phải đập nhanh hơn để bù lại việc suy giảm chức năng bơm máu của tâm thất trái. Người bệnh có thể cảm giác rõ được nhịp tim đập nhanh như đánh trống ở lồng ngực.

Ngoài ra, nhịp tim nhanh cũng có thể là hệ quả của việc uống quá nhiều Cafein hoặc do ngủ không đủ giấc. Tuy nhiên, đôi khi đó lại là biểu hiện của bệnh lý tim mạch, điển hình là bệnh rung nhĩ. Do đó, hãy đi khám bác sĩ ngay nếu như đang gặp phải tình trạng này.

Vã mồ hôi

Đổ mồ hôi là hiện tượng sinh lý bình thường, có tác dụng điều hòa thân nhiệt cho cơ thể, nhất là sau khi vận động thể chất hay lao động nặng. Tuy nhiên, nếu như vã mồ hôi thường xuyên mà không rõ nguyên nhân, đặc biệt kèm theo triệu chứng khác như chóng mặt, buồn nôn, khó thở thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trước bệnh lý tim mạch.

Người bị bệnh tim mạch thường vã mồ hôi là do việc bơm máu qua các động mạch bị tắc nghẽn, khiến cho tim phải dành nhiều năng lượng hơn để tống máu đi. Vì vậy, cơ thể sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn để giảm nhiệt độ cơ thể trong quá trình gắng sức, khiến cho người bệnh bị vã mồ hôi lạnh.

Phù ở cẳng chân và bàn chân

Tình trạng sưng phù ở chi dưới là dấu hiệu điển hình cho thấy hoạt động bơm máu của tim không hiệu quả, đặc biệt là trong bệnh suy tim. Khi bị suy tim, cơ tim mất đi khả năng co bóp để tống máu đi các cơ quan khác và khả năng kéo máu về tim cũng giảm theo. Lúc này, máu sẽ bị ứ lại ở hệ tĩnh mạch ngoại biên, khiến cho dịch thoát ra các mô xung quanh và gây phù, nhất là ở 2 chi dưới.

Phù ở cẳng chân và bàn chân 1
Phù ở chi dưới là triệu chứng điển hình của bệnh suy tim phải

Ngoài ra, lượng máu đến thận cũng giảm nên quá trình lọc để đào thải nước tiểu cũng giảm theo, gây ứ nước và làm phù nặng thêm. Phù thường xuất hiện nhiều ở các chi dưới như bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân nhưng đôi khi cũng có ở những cơ quan khác như mặt bị sưng, mí mắt bị trĩu nặng,… Ngoài nguyên nhân là bệnh suy tim, phù cũng có thể là do bệnh lý thận, suy gan, suy giãn tĩnh mạch chân, ăn nhiều muối, giảm thể tích tuần hoàn hoặc là do tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Đau ở vùng thượng vị

Trên thực tế, phần lớn các trường hợp đau ở vùng thượng vị (đau dạ dày) không liên quan đến tim mạch. Tình trạng này phụ thuộc chủ yếu vào loại thực phẩm mà bạn đã ăn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bị bệnh tim mạch có thể gặp phải triệu chứng khó chịu ở vùng thượng vị như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa,… Vì vậy, nếu như gặp phải những dấu hiệu này kết hợp với triệu chứng khác của bệnh tim, hãy liên hệ với trung tâm y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chán ăn

Chán ăn có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý. Nhưng bạn cũng nên lưu ý, đây cũng là dấu hiệu nhận biết của bệnh suy tim sung huyết. Khi bị bệnh, người bệnh luôn có cảm giác no, đó là do dịch ứ lại trong gan và hệ thống tiêu hóa, khiến cho bạn bị đầy bụng và không muốn ăn. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh có thể bị mệt mỏi, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thể chất.

Tiểu nhiều vào ban đêm

Suy tim gây tích nước ở nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có thận. Điều này là nguyên nhân chính làm cho bạn đi tiểu nhiều vào ban đêm. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh cần giảm lượng nước cung cấp cho cơ thể vào mỗi buổi tối.

Cần làm gì khi có dấu hiệu của bệnh tim mạch?

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào như trên, người bệnh nên theo dõi cẩn thận sự thay đổi sức khỏe của cơ thể. Nếu những triệu chứng xuất hiện nhiều và tiến triển xấu đi, bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất. Lúc này, người bệnh sẽ được thăm khám, chẩn đoán sơ bộ và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác bệnh lý đang mắc phải. Các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh lý tim mạch bao gồm:

  • Điện tâm đồ (ECG): nhằm ghi lại hoạt động điện của tim, tìm ra nguyên nhân của triệu chứng đau ngực, đánh trống ngực.
  • Siêu âm tim: nhằm kiểm tra cấu trúc và hoạt động của tim để có thể phát hiện sự bất thường trong cơ tim hoặc van tim.
  • Xét nghiệm Troponin T để chẩn đoán nhồi máu cơ tim.
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra 4 chỉ số Triglycerid, Cholesterol toàn phần, LDL – Cholesterol, HDL – Cholesterol.
Cần làm gì khi có dấu hiệu của bệnh tim mạch? 1
Nếu có triệu chứng vừa đề cập trên, hãy liên hệ với bác sĩ

Bệnh lý tim mạch thường tiến triển nhanh và gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, nếu như những triệu chứng của bệnh không được phát hiện sớm, bệnh có thể ảnh hưởng đến tính mạng và nguy cơ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh tim mạch

Theo nghiên cứu, các nguyên nhân gây bệnh tim mạch hiện nay hoàn toàn có thể phòng tránh được, nếu như bạn duy trì một lối sống khoa học và lành mạnh. Cụ thể, để dự phòng bệnh tim mạch, bạn cần thực hiện theo một số nguyên tắc sau:

☛ Không hút thuốc lá: các chất độc hại trong thuốc lá là nguyên nhân làm tổn thương mạch máu và gây xơ vữa động mạch. Nicotin trong khói thuốc lá làm cho nhịp tim nhanh, huyết áp cao và tích tụ mỡ lại thành cục gây tắc nghẽn. Do đó, không hút thuốc lá chính là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh lý tim mạch và các bệnh đường hô hấp khác.

☛ Tập luyện thể dục điều độ: thường xuyên tập luyện các bài tập thể lực hợp lý có thể giúp huyết áp được điều hòa và tim co bóp tốt hơn. Do đó, mỗi người hãy nên lựa chọn cho mình một bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe như đi bộ, bơi, tập Yoga,…. và duy trì tập luyện đều đặn hàng ngày (ít nhất 5 ngày/tuần).

Cách phòng ngừa bệnh tim mạch 1
Tập thể dục thường xuyên là biện pháp hiệu quả phòng ngừa bệnh tim mạch

☛ Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học: hạn chế muối, bơ, sữa động vật, giảm đồ ăn chứa nhiều chất béo, các loại đồ ăn nhanh, giảm lượng tinh bột trong các bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại rau xanh, hoa quả và các loại hạt tốt cho tim mạch.

☛ Giữ mức cân nặng hợp lý: do béo phì là một trong số yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim mạch. Vì vậy, mỗi người nên cố gắng duy trì một mức cân nặng hợp lý bằng cách tập luyện thể lực thường xuyên và thực hiện một chế độ ăn hợp lý, khoa học.

☛ Giảm stress, áp lực: tình trạng căng thẳng là điều kiện bất lợi cho người mắc bệnh huyết áp và chính tình trạng này là yếu tố nguy cơ gây nên cơn nhồi máu cơ tim. Chính vì vậy, hãy luôn giữ cho cơ thể một trạng thái tốt nhất có thể bằng cách sống lạc quan và yêu đời hơn.

Cách phòng ngừa bệnh tim mạch 2
Ngồi thiền là biện pháp giảm stress hiệu quả

☛ Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) có thể giúp bạn phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh, từ đó mà việc điều trị cũng trở nên dễ dàng hơn và giảm được chi phí cho người bệnh.

Tìm hiểu thêm về dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch qua video sau đây:

Các dấu hiệu của bệnh tim mạch thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu như bạn gặp phải các triệu chứng đã được đề cập như trên, hãy đến khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

  • https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000775.htm
  • https://hellobacsi.com/benh-tim-mach/benh-tim/dau-hieu-benh-tim/
  • https://suckhoedoisong.vn/9-dau-hieu-nghi-mac-benh-tim-169189486.htm
  • https://suckhoedoisong.vn/10-dau-hieu-canh-bao-benh-tim-169154447.htm
  • https://suckhoedoisong.vn/cac-dau-hieu-canh-bao-benh-tim-mach-169173535.htm
]]>
Chân co giật khi ngủ có phải là triệu chứng bệnh tim? https://omron-yte.com.vn/7479-chan-co-giat-khi-ngu-co-phai-la-trieu-chung-benh-tim/ Wed, 06 Apr 2011 08:29:25 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=7479 Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện ra rằng hội chứng co giật chân trong giấc ngủ ban đêm có thể là dấu hiệu về các triệu chứng của bệnh tim.

Chân co giật khi ngủ có phải là triệu chứng bệnh tim? 1
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại bệnh viện Mayo Clinic Arizona ở Scottsdale cho biết những người có triệu chứng co giật chân thường xuyên khi đang ngủ có nhiều khả năng bị tim dày – một điều kiện khiến dễ bị các vấn đề về tim mạch, đột quỵ và tử vong.

Tiến sỹ Arshad Jahangir, một chuyên gia về nhịp đập tim tại Mayo Clinic Arizona, phát biểu: “Chúng tôi không nói rằng đây là mối quan hệ nhân-quả,” mà chỉ khuyến cáo co giật chân có thể là dấu hiệu tim gặp vấn đề mà các bác sỹ và bệnh nhân cần phải cân nhắc.

Tiến sỹ Jahangir và các đồng nghiệp đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu đối với 584 người được chẩn đoán có triệu chứng co giật chân khi ngủ. Những người tham gia được tiến hành kiểm tra hình ảnh để đo độ dày của tim và nhịp co giật của chân.

Các nhà khoa học đã chia những người tham gia nghiên cứu thành hai nhóm dựa trên nhịp co giật của chân. Kết quả theo dõi cho biết khoảng 45% những người bị co giật chân ít nhất 35 lần mỗi giờ nhiều khả năng bị tim dày hơn so với 55% những người còn lại ít bị co giật chân hơn.

Tiếp tục theo dõi trong vòng ba năm, các nhà khoa học nhận thấy những người bị tim dày, chiếm khoảng 1/4 tổng số những người tham gia nghiên cứu, có khả năng cao gấp đôi gặp các vấn đề về tim hoặc bị chết.

Hiện nay có khoảng 2-15% người bị hội chứng chân bứt rứt không yên khi ngủ. Nam, nữ, tuổi nào cũng đều có thể bị chứng chân bứt rứt, song càng cao tuổi, càng dễ bị và triệu chứng càng nặng hơn.

Theo Giadinhnet.vn

]]>
Để phát hiện sớm bệnh tim https://omron-yte.com.vn/6420-de-phat-hien-som-benh-tim/ Thu, 24 Feb 2011 02:04:14 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6420 Bệnh tim mạch thường đến rất đột ngột vì vậy rất dễ tử vong nếu không được phát hiện điều trị sớm. Nếu bạn phát hiện mình bị một số triệu chứng dưới đây thì hãy nhanh chóng đi thăm khám để ngăn chặn sớm.

Để phát hiện sớm bệnh tim 1

Những triệu chứng cơ bản của bệnh tim

Đau tim :

Đau tim xảy ra khi các mảng xơ vữa trong thành vách động mạch tăng lên và gây tắc nghẽn sự lưu thông của máu, gây thiếu máu sẽ làm cho tim bị ngừng đập trong tích tắc, phát sinh cơn đau tim đột ngột. Nếu để thành động mạch tắc nghẽn lâu sẽ làm tim bị tổn thương nặng, vì vạy cần thăm khám điều trị kịp thời tránh biến chứng

Chứng đau thắt lồng ngực

Đây là triệu chứng thường thấy khi lồng ngực bị đau do tim không được cung cấp đủ máu và ôxy, là dấu hiệu ban đầu của bệnh đau tim. Khi xuất hiện cơn đau thắt, bệnh nhân có thể được hướng dẫn dùng nitroglycerin mỗi khi thấy đau ngực, thuốc này có tác dụng giãn rộng mạch máu để tăng lượng ôxy đưa đến cho tim. Ngoài ra còn dùng các loại thuốc khác như thuốc ức chế beta có tác dụng làm giảm hoạt động của tim và giảm nhu cầu tiêu thụ ôxy và máu.

Đột qụy:

Giống như bệnh đau tim đột ngột, bệnh đột quỵ thường xảy ra khi động mạch bị tắc nghẽn, nguồn cấp ôxy và máu lên não bị chậm lại, người ta gọi đây là đột quỵ xuất huyết và một kiểu khác nữa gọi là đột quỵ thiếu máu cục bộ. Tất cả hai triệu chứng này đều bắt nguồn từ tim. Nếu tất cả các tế bào não bị kiệt quệ nguồn ôxy lâu dài thì nó có thể bị chết não và làm tê liệt các chức năng não, cuối cùng là gây hủy hoại toàn bộ não. Do vậy chỉ định điều trị thuốc tiêu cục máu phải được tiến hành sớm trong 3 giờ đầu để giúp tái tưới máu nhanh hơn.

Sự cố đau tim sung huyết:

Đối với những người mà tim bị yếu không làm được chức năng cung cấp máu tới các cơ quan trong cơ thể thì tim có thể phải làm việc quá sức, suy yếu dần. Do lượng máu đến tim không đủ nên phát sinh hiện tượng sung huyết ngay trong các mô của cơ thể trong đó có tim. Bởi vậy, ở những người mắc bệnh này thì tay chân, khớp  gối bị sưng to.  Cho đến thời điểm hiện nay chưa có liệu pháp đặc trị đối với căn bệnh nói trên, giải pháp tình thế thường là dùng thuốc giảm đau, lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) hoặc phẫu thuật nong vành qua da…

Chú ý: Các triệu chứng nêu trên là các triệu chứng tổng hợp của bệnh tim. Nhưng đó không hẳn là các biểu hiện riêng biệt của bệnh tim. Các bệnh ở hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp đều có thể có những biểu hiện lâm sàng giống như trên, do đó cần phải hết sức chú ý phân biệt để có cách xử lý đúng đắn.

Những ảnh hưởng của bệnh tim tới cơ thể?

  • Mệt mỏi: Sự rối loạn nhịp đập của tim sẽ làm cho máu do tim bơm đi cũng sẽ giảm, gây nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi. Có nhiều trường hợp còn bị liệt, không nói được.
  • Khó thở, thở dốc: Nếu tim bị suy yếu (suy tim) nó sẽ không thực hiện được chức năng là bơm máu đi khắp cơ thể; máu ở phổi do không kịp về tim nên xuất hiện chứng tắc máu ở phổi, làm cho chức năng trao đổi của cơ thể giảm, người bệnh thở rất khó khăn, tức ngực, thậm chí ho ra máu. Ho ra máu là do máu bị ứ ở tĩnh mạch khí quản và các tế bào ở mạch máu phế nang phổi bị tổn thương gây nên.
  • Buồn nôn, chán ăn: Chức năng tim suy giảm cũng sẽ làm cho lượng máu từ gan, ruột về tim giảm, gây nên hiện tượng ứ máu ở gan, ruột; chức năng của các cơ quan này cũng bị ảnh hưởng theo, có hiện tượng đau ở gan, buồn nôn, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng về đường tiêu hóa khác.
  • Phù chi dưới: Nếu các mạch máu trong cơ thể bị ứ máu thì toàn thân sẽ bị phù thũng, đặc biệt là ở chi dưới. Những người bị suy giảm chức năng tim sẽ thấy tức ngực, thở dốc, mệt mỏi. Có người về đêm còn thấy hiện tượng bừng tỉnh thở dốc một hồi lâu rồi mới đỡ khó chịu, có những người lại có biểu hiện đó kéo dài.
  • Đặc biệt ở người già phần nhiều bị xơ cứng và hẹp động mạch vành, do đó cơ tim có nguy cơ bị thiếu máu và thiếu ôxy. Khi nhịp tim đập thất thường, chức năng tim suy giảm, lúc đó sẽ xuất hiện hiện tượng tức ngực, thở dốc, đau phía sau xương ức, đó chính là lúc các cơn đau tim phát tác.

Mẹo hạn chế biến chứng bệnh tim

Người bệnh tim mạch hãy thực hiện biện pháp “ba nửa phút, ba nửa giờ” để hạn chế biến chứng nguy hiểm. “Ba nửa phút” là: Ban đêm khi tỉnh dậy, sau khi mở mắt tiếp tục nằm yên thêm nửa phút nữa, sau đó ngồi dậy và ngồi thêm nửa phút nữa, khi thả chân xuống khỏi giường thì ngồi thêm nửa phút nữa, cuối cùng mới bước xuống đất vận động. Bởi nói chung các bệnh tim mạch thường hay xảy ra vào ban đêm. Điều này chủ yếu là do sự thay đổi đột ngột tư thế người bệnh làm cho não và tim không được cung cấp đủ máu, đặc biệt là do sự điều tiết ở người già chậm, sẽ càng dễ bị nguy hiểm hơn. Ngay cả người bình thường cũng phải hết sức cẩn thận, tránh thay đổi tư thế đột ngột, dễ làm cho người bị choáng (do hạ huyết áp tư thế).

“Ba nửa giờ” là: Buổi sáng đi bộ nửa giờ, buổi trưa ngủ nửa giờ và sau bữa ăn tối đi dạo nửa giờ.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học Thuỵ Điển cho rằng, những người mắc bệnh động mạch vành mà mỗi ngày ngủ trưa nửa giờ thì tỷ lệ tử vong giảm 30% so với người bệnh không ngủ trưa.

Theo y học hiện đại thì những người xơ cứng động mạch, nhất là ở thời kỳ đầu là một quá trình có thể đảo ngược được, từ nhẹ đến nặng và ngược lại. Thực tế đã chứng minh rằng, người bệnh sau một năm đi bộ đều đặn, xơ cứng động mạch giảm tới hơn 10%.

Theo SKĐS

]]>
Xét nghiệm phát hiện bệnh lý tim mạch tiềm ẩn https://omron-yte.com.vn/6378-xet-nghiem-phat-hien-benh-ly-tim-mach-tiem-an/ Wed, 23 Feb 2011 01:00:52 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6378 Các nhà nghiên cứu cho biết, một xét nghiệm đơn giản có thể giúp các bác sĩ phát hiện ra những tắc nghẽn ở động mạch vành, chính điều này giúp xác định được những bệnh lý tim mạch tiềm ẩn của bệnh nhân mà không tốn nhiều chi phí y khoa.

Xét nghiệm phát hiện bệnh lý tim mạch tiềm ẩn 1

Xét nghiệm phát hiện bệnh lý tim mạch tiềm ẩn

Những xét nghiệm khảo sát lượng canxi của động mạch vành giúp chỉ ra được chỗ tắc trong động mạch vành gây ra bởi các mảng xơ vữa. Chính những điều này giúp cảnh báo cho bác sĩ biết rằng bệnh nhân của họ có nguy cơ cao phát triển các bệnh lý tim mạch. Hiện nay, các công ty bảo hiểm đã rất do dự trong chi trả bảo hiểm cho các bệnh lý tim mạch vì chúng cần có nhiều xét nghiệm đắt tiền và ít hiệu quả.

Tiến sĩ Daniel S. Berman, người đứng đầu về Hình ảnh Học Tim Mạch thuộc Trung tâm Chẩn Đoán Hình ảnh S. Mark Taper ở Los Angeles, cho biết: “Hơn một nửa những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim không hề có triệu chứng cảnh báo trước. Nếu chúng ta biết trước được những bệnh nhân này có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim thì những điều trị sớm ngay từ bây giờ có thể giúp phòng ngừa phần nào căn bệnh này”.

Trong nghiên cứu mới này, các nhà nghiên cứu đã khảo sát trên 1.361 người tình nguyện có nguy cơ bệnh lý tim mạch ở mức độ trung bình, không cao cũng ko thấp và theo dõi những người này trong vòng 4 năm.

Điểm số cao, cho thấy có nhiều mảng xơ vữa trong động mạch, điều này có mối liên quan đến nguy cơ cao mắc phải các vấn đề về tim mạch. Trong khi đó, chỉ phải thực hiện một vài xét nghiệm đơn giản, chi phí thấp, vì vậy những xét nghiệm này có thể giúp thực hiện tầm soát bệnh lý tim mạch trong cộng đồng.

Theo số liệu từ Trung tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật của Hoa Kỳ, hiện nay bệnh lý tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở Mỹ, mỗi năm gây tử vong khoảng 652.091 người trên toàn nước Mỹ.

Theo HealthDay

]]>
Nhận biết những dấu hiệu cơ bản của bệnh tim https://omron-yte.com.vn/5686-nhan-biet-nhung-dau-hieu-co-ban-cua-benh-tim/ Sat, 15 Jan 2011 04:14:50 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=5686 Bệnh tim là chỉ những kết cấu của tim, ví dụ như màng tim, cơ tim, niêm mạc tim, van tim thay đổi từ đó gây nên những biến đổi về nhịp đập, cũng như chức năng tim, đồng thời xuất hiện những biểu hiện bệnh lý lâm sàng. Khi mắc bệnh tim, thường xuất hiện hiện tượng nhịp tim thất thường, nhịp tim đập không theo quy luật, nhanh quá (hơn 100 lần/phút) hoặc chậm quá (ít hơn 60 lần/phút).

Nhận biết những dấu hiệu cơ bản của bệnh tim 1

Bệnh tim thường đi kèm 4 dấu hiệu cơ bản sau :

1. Tiêu hoá kém

Nếu hệ tiêu hoá có sự thay đổi bất thường như thường xuyên bị đầy hơi, khó tiêu, kèm theo cảm giác nóng ruột, bực bội, khó chịu, hãy nghĩ ngay tới những vấn đề về tim.

Những rối loạn trong hoạt động của tim là nhuyên nhân làm cho khả năng tiêu hoá của dạ dày giảm đi đáng kể.

2. Đau ngực

Đây là biểu hiện rõ nhất của căn bệnh nhồi máu cơ tim hoặc thiểu năng mạch vành. Những cơn đau ngực bất chợt nhưng kéo dài xảy ra do cơ tim không được cung cấp đủ máu bởi động mạch vành tim.

Triệu trứng đau ngực thường kèm với các hiện tượng:

  • Đau vùng giữa ngực hoặc đau bên ngực trái.
  • Cơn đau thường kéo dài khoảng 15 phút. Cảm giác đau nhói, hoặc đau râm ran, rất khó chịu.
  • Cơn đau có thể lan ra cả vùng cánh tay, đặc biệt là tay trái.

3. Mệt mỏi

Quá trình lưu thông máu qua tim gặp “trục trặc” đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Sức đề kháng của cơ thể giảm sút nghiêm trọng làm tăng cảm giác mệt mỏi.

Kết quả là ngay cả khi không làm gì, bạn vẫn cảm thấy mệt. Mệt mỏi tăng lên kèm theo cảm giác đau ngực, buồn nôn khi bạn vận động nhiều. Đây là triệu chứng cơ bản của bệnh suy tim.

4. Khó thở

Sự rối loạn co bóp của tim ảnh hưởng tới phổi, gây ra khó thở. Đây còn là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hẹp van tim và suy tim.

Hiện tượng khó thở thường xuất hiện về đêm, khi làm việc nặng, căng thẳng đầu óc hoặc khi nằm gối quá thấp.

Lan Thu

Xem thêm: Điều trị và phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp

]]>
Nhận biết triệu chứng bệnh tim mạch như thế nào? https://omron-yte.com.vn/5114-nhan-biet-trieu-chung-benh-tim-mach-nhu-the-nao/ Mon, 20 Dec 2010 19:32:41 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=5114 Chào BS. Em năm nay 28 tuổi. Gần đây khoảng một tháng em thấy ngực có dấu hiệu khó thở, cảm giác tim đập nhanh hơn và bị chèn ép rất khó chịu. Thỉnh thoảng vùng tim em lại đau nhói. BS cho em hỏi đây có phải là triệu chứng của bệnh tim không, hay do em bị stress ạ. Cảm ơn bác sỹ!

Nhận biết triệu chứng bệnh tim mạch như thế nào? 1

– Trả lời:

Theo như mô tả của bạn thì chắc chắn đây không phải dấu hiệu của stress. Vì biểu hiện của stress thường dễ nhận biết nhất là mệt mỏi, người bệnh sẽ cảm thấy suy kiệt về tinh thần và thể xác, mất khả năng tự đánh giá mình và thường xuyên cáu giận…)

Các triệu chứng bạn kể trên cũng có thể có trong một số bệnh lý của bệnh tim mạch hoặc cũng có thể gặp ở bệnh lý rối loạn thần kinh thực vật.

1/ Bệnh lý tim mạch: Bạn nên đi khám bác sĩ để được cho làm một số xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán bệnh. Nếu tất cả mọi xét nghiệm về tim đều bình thường, có lẽ bạn chỉ bị rối loạn thần kinh thực vật.

2/ Rối loạn thần kinh thực vật thường xảy ra ở những người có tâm lý hay lo lắng nhất là  phụ nữ trẻ. Bệnh nhân thường có các triệu chứng sau:

  • Dễ bị làm hết hồn do các sự kiện xảy ra cho người khác (bị tai nạn, gây lộn với nhau to tiếng, đánh lộn…).
  • Mỗi lần có chuyện gì lo lắng thấy tim hồi hộp, cảm giác nghẹt thở, nhói vùng tim và thượng vị, xót ruột…
  • Đôi khi hay đổ mồ hôi tay, tê tay…

Nếu không điều trị, lâu ngày người bệnh sẽ dễ bị đau bao tử, ăn uống kém, mệt mỏi và như vậy người bệnh lại càng thêm lo lắng, cứ như vậy không làm sao cắt được các chuỗi triệu chứng trên.

Để điều trị bệnh này cần lưu ý:

  • 1/ Người bệnh phải nghĩ rằng đây không phải là một bệnh nguy hiểm và đừng quá lo lắng.
  • 2/ Bản thân người bệnh phải xác nhận đây là một bệnh tâm lý vì vậy phải chữa bằng tâm lý: mỗi khi có chuyện lo âu nên tâm sự với người thân để cùng giải quyết, đừng ôm lấy một mình.
  • 3/ Khi bớt lo lắng thì bao tử sẽ bớt bị kích thích, ăn sẽ ngon hơn. Có thể uống thêm thuốc băng dạ dày trong vài ngày nếu xót ruột nhiều, ăn không tiêu theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • 4/ Trong trường hợp bệnh giảm hay không là do bản thân người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn thêm.
  • 5/ Tránh những chất gây kích thích như: cà phê, trà đậm, thức ăn cay.

Nếu bị kéo dài trong một thời gian mà không thuyên giảm thì bạn cần đến bệnh viện để thăm khám sớm. Chúc bạn khỏe mạnh

BS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

]]>
Những dấu hiệu cảnh báo chứng ngừng tuần hoàn https://omron-yte.com.vn/5085-nhung-dau-hieu-canh-bao-chung-ngung-tuan-hoan/ Mon, 20 Dec 2010 14:26:31 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=5085 Ngừng tuần hoàn xảy ra khi tim không co bóp hoặc co bóp nhưng không còn khả năng bơm máu. Tim đập rất nhanh, loạn nhịp làm lượng máu trở về tim hầu như không có cũng như “bóp rỗng”, không thể tống máu vào động mạch chủ. Nhồi máu cơ tim cũng có thể gây ra tình trạng ngừng tuần hoàn

Những dấu hiệu cảnh báo chứng ngừng tuần hoàn 1

Đôi khi nhồi máu cơ tim cũng gây ra ngừng tuần hoàn. Ngừng tuần hoàn cũng có thể là hậu quả của ngừng thở kéo dài, rối loạn điện giải trầm trọng, đuối nước, điện giật hay sau chấn thương. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể tử vong mà không rõ nguyên nhân.

Chết não và chết lâm sàng xảy ra nhanh chóng chỉ trong vòng từ 4 đến 6 phút nếu ngừng tuần hoàn kéo dài. Cơ hội cứu sống nạn nhân bị ngừng tuần hoàn sẽ giảm đi từ 7 – 10% cho mỗi phút không được điều trị. Sau 10 phút ngừng tuần hoàn, khả năng cứu sống nạn nhân là vô cùng thấp.

Tuy nhiên, những nạn nhân bị ngừng tuần hoàn có thể được cứu sống nếu được điều trị ngay bằng hồi sức tim – phổi (ép tim thổi ngạt và sốc điện) kịp thời. Sốc điện có thể giúp đưa nhịp tim trở lại bình thường. Thủ thuật này được gọi là phá rung chuyển nhịp

Bạn cần làm gì nếu ngừng tuần hoàn xảy ra?

Nạn nhân đột ngột ngất xỉu, mất phản ứng với xung quanh, gọi hỏi không biết (nếu đang đứng hoặc ngồi có thể khuỵu ngã, đôi khi gây ra chấn thương thêm ngoài tình trạng ngừng tuần hoàn đang xảy ra).

Ngừng thở, mất mạch, toàn thân tím tái.

Có thể có biểu hiện co giật hoặc mềm nhũn, và đôi khi đại tiểu tiện không tự chủ.

Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu nào ở trên hoặc một ai đó đột ngột ngất xỉu và không đáp ứng với xung quanh, hãy gọi người đến hỗ trợ ngay lập tức. Nếu không mất quá nhiều thời gian, hãy gọi cấp cứu 115 để đội cấp cứu đến giúp bạn.

Bắt đầu tiến hành hô hấp nhân tạo ngay. Hà hơi thổi ngạt – ép tim sẽ phần nào giúp cho dòng máu được đẩy từ tim vào động mạch chủ và lên não, duy trì sự sống của nạn nhân cho tới khi các nhân viên y tế đến nơi. Nếu bạn không biết cách hà hơi thổi ngạt và trong tay có điện thoại, hãy gọi đến trung tâm cấp cứu, bạn sẽ được hướng dẫn phải làm như thế nào.

Nếu bạn biết cách sử dụng máy phá rung (máy sốc điện) và nếu sẵn có phương tiện ở đó, hãy tiến hành sốc điện ngay để chuyển nhịp tim của nạn nhân về nhịp bình thường.

Bốn bước cần làm ngay khi có nạn nhân ngừng tuần hoàn:

  • (1) Gọi trợ giúp/ cấp cứu
  • (2) hà hơi thổi ngạt – ép tim
  • (3)sốc điện phá rung chuyển nhịp (nếu có thể)
  • (4) tiếp tục cấp cứu hồi sức tim phổi tại bệnh viện.

TS. Phạm Mạnh Hùng

]]>