Viêm xoang không phải là môt bệnh quá xa lạ với chúng ta. Thế nhưng, không hẳn chúng ta đã hiểu biết về căn bệnh này để có những biện pháp và phòng tránh hiệu quả.
Bệnh viêm xoang là gì?
Viêm xoang là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi – đa số bởi nhiễm trùng. Viêm xoang được phân loại theo cấp tính và mạn tính. Viêm xoang cấp tính thường điều trị nội khoa, còn mạn tính thì phải điều trị ngoại khoa
Vị trí của các hốc xoang – ảnh minh họa
Chia theo vị trí của hốc xoang bị tổn thương, bệnh viêm xoang có một số dạng chính như:
- Viêm xoang hàm
- Viêm xoang sàng
- Viêm xoang trán
- Viêm xoang bướm
- Viêm đa xoang (viêm nhiều hốc xoang 1 lúc)
Chia theo đặc điểm và tính chất của bệnh, viêm xoang có 2 dạng chính là
- Viêm xoang mãn tính
- Viêm xoang cấp tính
Triệu chứng của bệnh viêm xoang
Tùy vào mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau của bệnh viêm xoang. Nhưng tựu chung lại, các bác sỹ đã nhận ra người mắc bênh viêm xoang sẽ có những triệu chứng như:
- Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:
- Xoang hàm: nhức vùng má.
- Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
- Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.
- Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.
- Chảy dịch: Viêm xoang thường gây ra hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ. Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh mới bị hay bị lâu năm, dịch nhầy sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi, khẳn.
- Nghẹt mũi:Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.
- Điếc mũi: Ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.
Lưu ý: Cần phân biệt với các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng thường gây ra các triệu chứng: Ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài vào buổi sáng hoặc khoảng 10h tối, thường có chảy dịch mũi trong suốt, không màu và nghẹt mũi.
Nguyên nhân gây ra viêm xoang
Có một số người bị viêm xoang do tổn thương hốc xoang vì tai nạn, bị va đập, nhưng cũng có những người bị viêm xoang do môi trường sống và làm việc gây nên. Một số nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm xoang là:
Do cản trở luồng không khí vào và mang, dẫn lưu chất tiết ra khỏi xoang đều khiến chất dịch thoát không kịp, làm cho lỗ thông phù nhỏ thêm, lỗ thông xoang gần như bị tắc nghẽn. Ứ đọng chất nhầy là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, cũng như một số loại nấm phát triển trong các xoang.
Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biến chất, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng.
Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác.
Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.
Hệ thống lông chuyển, có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém.
Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi…), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.
Sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm xoang?
Bệnh viêm xoang tuy không nguy hiểm, nhưng sẽ để lại nhiều phiền toái cho cuộc sống của chúng ta. Để phòng ngừa bệnh viêm xoang, bạn có thể tuân thủ theo một số lưu ý của bác sỹ như:
Đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm. Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, ăn uống đủ dinh dưỡng.
Không dùng các loại tinh dầu quế, hồi làm cao để xoa cho trẻ mỗi khi tắc nghẹt mũi vì sẽ gây kích thích xung huyết da và niêm mạc đường hô hấp của trẻ.
Đối với người mẫn cảm cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi. Khi ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không được cũng tuyệt đối không nên cho tay vào ngoáy vì dễ mang vi trùng vào, khiến cho bệnh càng nghiêm trọng thêm. Nhớ chỉ xì mũi ra, không hít ngược như trẻ nhỏ thường làm. Không cố gắng xì mạnh vì sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.
Khi tắm hoặc đi bơi, nếu bị nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước ra ngoài, ví dụ nước vào tai thi có thể nghiêng đầu nhảy để nước ra ngoài sau đó lấy tăm bông lau khô. Nếu nước vào mũi thì không được xì cả 2 mũi liền, làm như vậy nước càng dễ vào trong, hãy lấy 1 tay bịt một bên lại và xì lần lượt từng bên một, nước sẽ bị xì ra ngoài mà không gây tổn thương cho mũi. Hiện nay một số bể bơi ở thành phố vệ sinh kém khi chúng ta di tắm phải cẩn thận tránh để nước vào xoang, dễ gây viêm xoang.
Bệnh có thể lây lan, vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.
Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần được điều trị ngay tránh trường hợp để biến thái thành bệnh viêm xoang.