Thiết bị y tế Omron - Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn

  • Menu
  • Đóng
  • Địa điểm mua hàng
  • Việt Nam
Trang chủ » Tư vấn sức khỏe » Huyết áp - Tim mạch - Tiểu đường » Nhận biết sớm suy tim phòng ngừa đột quỵ

Nhận biết sớm suy tim phòng ngừa đột quỵ

Suy tim là hậu quả cuối cùng của các bệnh liên quan đến tim mạch như tăng huyết áp, thiếu máu, tổn thương van tim…

Nhận biết sớm suy tim phòng ngừa đột quỵ 1

Khi tim bị suy sẽ ảnh hưởng tới chức năng cung cấp tuần hoàn trong cơ thể. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi từ trẻ đến già. Người bệnh suy tim sẽ bị ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống và biến chứng nặng nề nhất là có thể gây đột qụy. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được nếu người bệnh tự nhận biết những dấu hiệu bất thường liên quan đến trái tim để đi khám sớm.

Những biểu hiện của suy tim

Khó thở: Nhanh nông, thường xuyên hoặc khi gắng sức, trường hợp suy tim cấp có thể khó thở dữ dội, co kéo và suy hô hấp nặng. Một số trường hợp có khó thở khi nói chuyện hoặc hoạt động nhẹ.

Khám thực thể:

– Phổi: Do sung huyết ở phổi nên nghe có tiếng ran ẩm ở đáy phổi. Nếu có phù phổi ran ẩm rất nhiều ở cả hai phổi.

– Gan to, ấn hơi đau tức, ứ máu ngoại biên, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính.

– Tim đập nhanh kể cả khi nghỉ ngơi, tiếng tim mờ, có tiếng ngựa phi, diện tim to, mạch nhanh, yếu.

– Phù: có thể chỉ phù nhẹ ở mi mắt, đến phù to ở chi dưới. Một số trường hợp suy tim lâu không hồi phục có thể có cổ trướng.

– Trụy mạch trong trường hợp nặng: người bệnh ở tình trạng vật vã, lo sợ hoặc lờ đờ, da xanh tái, đầu chi lạnh, nổi vân tím, mạch nhỏ hoặc khó bắt, huyết áp hạ dưới 50mmHg, đái ít.

Ho: Một triệu chứng khó thấy hơn và không được chú ý của suy tim là ho không có đờm kéo dài, ho thường nặng lên khi nằm.

Đái đêm: là do bài tiết dịch còn ứ lại trong ngày và tưới máu thận tăng lên trong tư thế nằm là một triệu chứng thường không đặc hiệu của suy tim.
Mệt mỏi: những bệnh nhân suy tim cũng thường than phiền mệt mỏi và không thể gắng sức được. Các triệu chứng này liên quan đến rối loạn chức năng tim gây ra một phần do những thay đổi ở dòng máu ngoại vi và dòng máu tới hệ xương mà những thay đổi này là một phần của hội chứng suy tim. Những bệnh nhân suy tim nặng lâu ngày có thể xuất hiện toàn trạng suy mòn và tím tái. Ngoài ra bệnh nhân thường có dấu hiệu cường thần kinh giao cảm như lạnh đầu chi và vã mồ hôi…

Đau hạ sườn phải: những bệnh nhân suy tim phải có thể bị đau ở hạ sườn phải do ứ máu ở gan quá mức.

Dấu hiệu tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn do phù ruột và tưới máu đường tiêu hoá giảm…

Các dấu hiệu cận lâm sàng để xác định suy tim
Xét nghiệm máu thấy công thức hồng cầu giảm hoặc đa hồng cầu, urê huyết thanh tăng mất cân đối so với creatinin; điện giải đồ có hạ natri máu…
Điện tâm đồ cho thấy có rối loạn nhịp, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất… Xquang lồng ngực thấy tim to hoặc có bóng tim, tràn dịch màng phổi. Các thăm dò không chảy máu như: nghiệm pháp gắng sức, siêu âm tim cho biết kích thước và chức năng của cả hai thất và của tâm nhĩ, cho phép phát hiện tràn dịch màng tim; chụp buồng tim bằng phóng xạ hạt nhân; thông dò tim (thông tim trái và thông tim phải).

Điều trị suy tim như thế nào?

Nguyên tắc điều trị suy tim gồm điều trị triệu chứng chung và điều trị nguyên nhân. Trong cấp cứu phải xử trí nhanh các triệu chứng suy tim trước. Điều trị triệu chứng bằng các thuốc trợ tim, lợi tiểu và các điều trị hỗ trợ khác bao gồm:

– Lợi tiểu: là biện pháp có hiệu quả nhất để giảm nhẹ các triệu chứng ở những bệnh nhân bị suy tim vừa và nặng. Tuy nhiên lợi tiểu quá mạnh có thể dẫn tới mất cân bằng điện giải và họat hoá thần kinh nội tiết.

– Thuốc giãn mạch như các thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) đã trở thành điều trị chuẩn trong suy tim; các thuốc hydralazin làm giãn tiểu động mạch vành, làm tăng rõ rệt cung lượng tim ở các bệnh nhân suy tim ứ trệ; thuốc chẹn bêta giao cảm anpha, tăng sức bóp cơ tim, chẹn dòng canxi; thuốc chống đông; điều trị loạn nhịp tùy theo nguyên nhân.

Việc điều trị nguyên nhân nhiều khi cũng góp phần tích cực làm giảm suy tim nhanh trong cấp cứu. Các nguyên nhân chủ yếu có thể điều trị được là rối loạn chức năng thất trái do thiếu máu cục bộ, nhiễm độc giáp, suy giáp, các tổn thương van tim, các rối loạn nhịp, viêm cơ tim cấp, phì đại thất trái do tăng huyết áp…

Chế độ ăn và sinh hoạt cũng rất quan trọng góp phần điều trị suy tim. Bệnh nhân phải tuân theo chế độ hạn chế muối hằng ngày nhỏ hơn 2g; thay đổi phong cách sống sẽ giảm được các triệu chứng và nhu cầu sử dụng thuốc. Trong suy tim nặng cần hạn chế hoạt động thể lực, nghỉ ngơi tại giường nếu cần thiết. Sau đó hoạt động trở lại từ từ có sự theo dõi sát của bác sĩ.

Theo BS Nguyễn Văn Kiểm – Sức khỏe & Đời sống

Omron - 23/12/2011
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh tim mạch , Đột quỵ

Bài viết liên quan

  • Phân biệt đột quỵ và cơn đau tim

  • Đột quỵ não có thể phòng tránh được!

  • Ăn mặn tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ

  • Những dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch mà bạn cần lưu ý!

  • 7 thủ phạm ít ngờ dẫn đến bệnh tim mạch

Sản phẩm
  • Theo dõi huyết áp
  • Trị liệu hô hấp
  • Đo nhiệt độ
  • Theo dõi đường huyết
  • Quản lý cân nặng
  • Trị liệu giảm đau

Trải nghiệm khách hàng

Chia sẻ về máy đo huyết áp Omron HEM-7600T của bố con Sâu

Chia sẻ về máy đo huyết áp Omron HEM-7600T của bố con Sâu

Chia sẻ về máy đo huyết áp Omron HEM-7361T của anh Trương Ngọc Anh

Chia sẻ về máy đo huyết áp Omron HEM-7361T của anh Trương Ngọc Anh

Chia sẻ vè máy xông khí dung Omron NE-C28 của mẹ Tran Hoang Anh Nguyet

Chia sẻ vè máy xông khí dung Omron NE-C28 của mẹ Tran Hoang Anh Nguyet

Chia sẻ về máy xông khí dung Omron NE C28 của bố con Sâu

Chia sẻ về máy xông khí dung Omron NE C28 của bố con Sâu

Chia sẻ về máy đo huyết áp Omron HEM-7600T của anh Nguyễn Ngọc Thạch

Chia sẻ về máy đo huyết áp Omron HEM-7600T của anh Nguyễn Ngọc Thạch

Tin nổi bật

3 bí quyết chữa nhiễm trùng đường hô hấp trên hiệu quả

3 bí quyết chữa nhiễm trùng đường hô hấp trên hiệu quả

OMRON Healthcare trưng bày tại triển lãm Hiệp hội Công nghệ Tiêu dùng CES 2022

OMRON Healthcare trưng bày tại triển lãm Hiệp hội Công nghệ Tiêu dùng CES 2022

Lựa chọn máy massage công nghệ TENS cho dân văn phòng

Lựa chọn máy massage công nghệ TENS cho dân văn phòng

Giảm đau không dùng thuốc – khuyến mại cho máy xung điện trị liệu Omron TENS

Giảm đau không dùng thuốc – khuyến mại cho máy xung điện trị liệu Omron TENS

Giải pháp trị liệu giảm đau tại nhà an toàn và hiệu quả mà không dùng thuốc

Giải pháp trị liệu giảm đau tại nhà an toàn và hiệu quả mà không dùng thuốc

Chăm sóc tại nhà
  • Tầm nhìn Gen Zero
  • Theo dõi huyết áp
  • Trị liệu hô hấp
  • Đo nhiệt độ
  • Theo dõi đường huyết
  • Quản lý cân nặng
  • Trị liệu giảm đau
Chuyên nghiệp
  • Theo dõi huyết áp
  • Trị liệu hô hấp
  • Đo nhiệt độ
  • Sàng lọc không xâm lấn
Sự kiện – Khuyến mại
  • Thông báo
  • Chương trình khuyến mại
Giới thiệu
  • Dịch vụ của chúng tôi
  • Công nghệ
  • Nhà máy
  • Môi trường
Hỗ trợ
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Câu hỏi thường gặp
  • Địa điểm mua hàng
  • Chăm sóc khách hàng
  • Đăng ký bảo hành
  • Chính sách bảo mật
  • Điểu khoản sử dụng
  • Sơ đồ trang web

Kết nối với chúng tôi

© OMRON Healthcare Singapore Pte Ltd (Vietnam Representative Office)
x

Chọn quốc gia:

  • Asia Pacific
  • Australia
  • Bangladesh
  • India
  • Indonesia
  • Malaysia
  • Myanmar
  • New-Zealand
  • Philippines
  • Singapore
  • Thailand
  • Chăm sóc tại nhà
    • Omron Gen 0
    • Theo dõi huyết áp
    • Trị liệu hô hấp
    • Đo nhiệt độ
    • Theo dõi đường huyết
    • Quản lý cân nặng
    • Trị liệu giảm đau
  • Chuyên nghiệp
    • Máy đo huyết áp
    • Trị liệu hô hấp
    • Đo nhiệt độ
    • Sàng lọc không xâm lấn
  • Sự kiện – Khuyến mại
    • Sự kiện
    • Khuyến mại
  • Cẩm nang sức khỏe
    • Huyết áp – Tim mạch – Tiểu đường
    • Bệnh hô hấp
    • Bệnh cúm – Cảm Sốt
    • Khỏe & Đẹp
    • Khách hàng chia sẻ
  • Giới thiệu
    • Dịch vụ của chúng tôi
    • Công nghệ
    • Nhà máy
    • Môi trường
  • Hỗ trợ
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Câu hỏi thường gặp
    • Địa điểm mua hàng
    • Chăm sóc khách hàng
    • Đăng ký bảo hành
    • Chính sách bảo mật
    • Điều khoản sử dụng