Chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã được biến đổi gen và có thể dễ dàng lây từ người sang người để trở thành đại dịch toàn cầu – đó là kết quả nghiên cứu cùng lúc của hai nhóm các nhà khoa học đến từ Hà Lan và Mỹ.
Chủng virus cúm A/H5N1 mới lây từ người sang người
Cả hai nhóm này đều muốn công bố kết quả nghiên cứu chi tiết trên hai tạp chí uy tín Science và Nature và chia sẻ thông tin cho giới khoa học trên toàn thế giới. Tuy nhiên, quá trình công bố thông tin đã vấp phải sự phản đối từ nhiều phía.
Theo tờ London Independent và một số tạp chí uy tín khác, trong quá trình nghiên cứu tại phòng thì nghiệm Trung tâm y khoa Erasmus ở Rotterdam (Hà Lan), virus cúm gia cầm H5N1 đã bị đột biến và trở thành một chủng mới vô cùng nguy hiểm, không đơn thuần chỉ lây lan giữa gia cầm mà loại virus này còn có khả nay lây truyền giữa các loài động vật có vú (thí nghiệm trên loài chồn sương), trong đó có con người.
Hiện nay, kế hoạch công bố chi tiết quá trình tạo ra loại virus này trong phòng thí nghiệm đang được giám sát nghiêm ngặt bởi giới chức trách và các chuyên gia.
“Phát minh” này đã được lên kế hoạch công bố trên tạp chí Science và Nature uy tín của Mỹ, tuy nhiên, các nhân viên Ban Tư vấn Khoa học Quốc gia về An ninh sinh học đã yêu cầu phải giấu kín mọi thông tin liên quan.
Các nhà khoa học Hà Lan đồng ý xóa sạch mọi chi tiết về quá trình tạo ra chủng virus này trong phòng thí nghiệm, tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng số liệu đã được trao đổi giữa hàng trăm nhà nghiên cứu với nhau.
“Viễn cảnh tồi tệ nhất ở đây thậm chí còn tồi hơn bất cứ điều gì bạn có thể tưởng tượng ra”, một tư vấn viên cấp cao nặc danh của chính phủ Mỹ chia sẻ.
“Mối lo sợ ở đây chính là chúng ta đã tạo ra một công cụ giết người như loại virus này và nó có thể bùng phát thành đại dịch toàn cầu, khi đó thiệt hại về người và của cho thế giới này sẽ không thể nào đếm xuể”.
Khi bình luận với tờ The London Telegraph, Ủy viên hội đồng Sức khỏe Châu Âu, ngài John Dalli đã nói rằng chính phủ Hà Lan đã đảm bảo với ông rằng loại virus này sẽ được lưu giữ an toàn.
“Chính quyền Hà Lan khẳng định rằng chủng virus này đang được bảo quản theo phương thức rất an toàn và các loại giấy phép cần thiết được yêu cầu và các nhà nghiên cứu cũng bị giới hạn bởi một mã quản lý”.
“Một trong số những số báo đã xuất bản đảm bảo rằng bất cứ thông tin nào về công trình nghiên cứu này cũng sẽ được quản lý chặt chẽ và không một thông tin nhạy cảm nào về quá trình đột biến có thể bị rò rỉ ra ngoài…,” ông chia sẻ.
Mối lo sợ cuối cùng là chủng virus này có thể thoát khỏi phòng thí nghiệm hoặc có thể được tái tạo ở một nơi khác vì mục đich độc ác như vũ khí sinh học giết người chẳng hạn.
Giáo sư Ron Fouchier, nhà nghiên cứu virus đồng thời là người dẫn đầu nhóm nghiên cứu tiết lộ: “Chỉ với một vài biến đổi gen nhân tạo, virus cúm gia cầm đã có được khả năng lây lan trong không khí và lây truyền từ người sang người và chúng có thể lây truyền dễ dàng hơn chúng ta tưởng. Quá trình biến đổi gen này diễn ra hết sức tự nhiên.”
Nhận xét đó có thể xem rằng đây là một trong những loại virus nguy hiểm nhất mà con người đã tạo ra”. Giáo sư Fouchier cũng cho rằng công trình của ông là “hết sức ngu ngốc” nhưng rốt cục lại vô cùng hữu ích đối với quá trình tạo ra các loại vắc-xin.
Virus H5N1 có thể trở thành vũ khí sinh học kịch độc
Vào năm 2009, tờ Infowars đã thông báo rộng rãi về sự thật các loại vắc-xin đã bị nhiễm loại virus cúm gia cầm gây chết người, đã được phân phối tới 18 quốc gia trên thế giới bởi công ty dược phẩm Mỹ Baxter.
Baxter đã trộn virus cúm gia cầm H5N1 với một hỗn hợp các loại virus cúm mùa H3N2 của người. Bản thân virus H5N1 ít có khả năng hoạt động trong không khí và bị hạn chế hơn trong phạm vi nó có thể lây lan. Tuy nhiên, khi kết hợp với các loại virus cúm mùa ở người – dễ dàng lây lan trong không khí và truyền nhiễm giữa cộng đồng người, một loại vũ khí sinh học kịch độc đã ra đời.
Trong khi một số người bác bỏ “sự cố” này và cho rằng đó chỉ là sơ suất thì một số khác lại bày tỏ quan ngại về một đại dịch toàn cầu có thể sắp xảy ra.
Tháng 2/2010, một báo cáo từ nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ Yoshihiro Kawaoka, chuyên gia cao cấp về bệnh học thuộc Khoa Thú y, trường Đại học Wisconsin-Madison, Hoa Kỳ, đã được đăng trên số 22 tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS) cho biết:
Một dạng virus cúm trong phòng thí nghiệm có độc lực rất cao được kết hợp giữa virus cúm gia cầm H5N1 và virus cúm mùa của người đã được các nhà khoa học tạo ra chỉ bằng trao đổi qua lại của một gen. Với việc lai tạo này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhận định rằng rất có thể có một sự tương tác như vậy trong di truyền ngoài tự nhiên giữa virus cúm H1N1 và virus cúm gia cầm H5N1.
Không giống với những nghiên cứu trước đây đã tạo ra chủng virus lai trong phòng thí nghiệm ít độc lực hơn so với chủng gốc của chúng, các nhà khoa học trong nghiên cứu này đã lai tạo được một số chủng có khả năng gây bệnh cao hơn virus H5N1 nguyên bản. Điều này thực sự đáng lo ngại.
Từ đây cho thấy công tác giám sát cần phải được chú trọng và phải được tiến hành liên tục. Việc tiến hành công bố thông tin về các công trình nghiên cứu cần phải được kiểm duyệt chặt chẽ và đề cao lợi ích, sức khỏe của cộng đồng.
Lê Hoàng Linh (tổng hợp)
Theo Việt Báo