Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hoá hydrat carbon với đặc trưng đường máu tăng cao mạn tính do giảm bài tiết insulin hoặc giảm chức năng hoạt động của insulin hoặc cả hai.
Đái tháo đường ở trẻ em liên quan đến yếu tố di truyền và viêm tự miễn tiểu đảo Langerhans. Đái tháo đường ở trẻ em chủ yêú là phụ thuộc insulin (typ 1) và liệu thay thế tiêm insulin là cần thiết để duy trì cuộc sống cho trẻ
Chúng ta có thể nhận biết một cách dễ dàng trong đa số trường hợp đái tháo đường ở trẻ em là khởi phát đột ngột và cấp tính với các triệu chứng : đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và gầy sút cân. Nhưng có nhiều khi những trẻ nhỏ không thể tự nhân biết rằng chúng có uống nhiều và tiểu nhiều hay không. Chúng ta có thể nhận biết điều đó bằng cách quan sát xem trẻ có hay phải dậy đi tiểu ban đêm so với bình thường hay không. Nếu có chứng tỏ là trẻ đã có biểu hiện của tiểu nhiều. Nhiều trẻ phải đi khám bệnh vì dấu hiệu gầy sút cân trong một thời gian ngắn. Đó là một biểu hiện rất hay gặp ở trẻ mắc bệnh đái tháo đường mà chúng ta cần phải lưu tâm để nhận biết sớm bởi vì nếu trong điều kiện phát triển bình thường thì trẻ phải tăng cân
Một số trường hợp không phát hiện sớm do không có các triệu chứng đặc hiệu cũng như gia đình không biết cách nhận biết, trẻ bị bệnh có thể phải đi khám bệnh vì giảm thị lực hoặc chậm lớn, chậm dậy thì và khi đó mới phát hiện ra bệnh đái tháo đường.
Để chẩn đoán chính xác trẻ có bị bệnh đái tháo đườn hay không thì quan trọng nhất là phải xét nghiệm đường máu (ít nhất từ 2 lần trở lên) với tiêu chuẩn là :
– đường máu khi đói ≥ 7,0 mmol/l
– hoặc đường máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l.
Liệu pháp điều trị insulin vẫn là tối ưu nhất cho các trường hợp trẻ em bị mắc đái tháo đường typ 1. Tuy nhiên, không thể tự mua inslin mà tiêm cho trẻ, sẽ rất nguy hiểm, việc chỉ định liều lượng, hướng dẫn cách tiêm cũng như cách kiểm tra đường máu phải có sự hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa. Đặc biệt khi tiêm insulin cho trẻ tại nhà cần có máu kiểm tra đường huyết tại nhà, tốt nhất là hàng tuần nên kiểm tra đường máu 4 mẫu trong 1 ngày (thường là cuối tuần).
Ngoài ra cần đinh kỳ kiểm tra các xét nghiệm HbA1c, chức ngăng thận và soi đáy mắt để phát hiện sớm các biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Một điểm cần lưu ý về chế độ ăn của trẻ bịmắc bệnh đái tháo đường đó là không nên ăn kiêng nhưu người lớn mà cần ăn đầy đủ chất vì trẻ đang ở trong giai đoạn phát triển.
Xem thêm :