Như chúng ta đã biết, dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất cơ thể, điều khiển mọi hoạt động của hai chân như đi lại đứng ngồi. Đau dây thần kinh tọa là một bệnh tương đối phổ biến nguyên nhân chính dẫn đến bệnh là do chèn ép dây thần kinh hông. Những cơn đau thường khiến bạn bất ngờ gây nên những cơn đau dọc sống lưng và ớn lạnh, nhưng cũng có khi lại đau âm ỉ kéo dài và khi bạn đứng hay ngồi tại một vị trí quá lâu hoặc những hoạt động dùng đến lực sẽ khiến có bạn tiếp tục đau.
Có thể do người bệnh chủ quan trước nhưng cơn đau ngắn bất chợt và không thường xuyên với một số trường hợp nhưng cũng có thể là vì một số lý do sau:
Thứ nhất, đau dây thần kinh tọa hiếm khi xuất phát từ sự cố chấn thương ở cột sống mà phần lớn là do mang vác vật nặng hay thay đổi tư thế ngồi đột ngột. Bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy đau bất chợt và cơn đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh số 5.
Thứ hai, các nguyên nhân liên quan đến đĩa đệm cột sống. Nguyên nhân chiếm phần lớn các trường hợp đau dây thần kinh tọa là do thoái vị đĩa đệm. Theo như thống kê từ các bác sỹ, ngoài các nguyên nhân từ các tai nạn ảnh hưởng đến cột sống thì thoái vị đĩa đệm phần lớn là do tư thế lao động mang vác vật nặng và tư thế ngồi không đúng khiến cho đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường, giữa các cột sống. Lồi nhân đĩa đệm cũng là một nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh tọa. Ở đây, rìa đĩa đệm giữa các cột sống bị tổn thương và vỡ ra khiến cho nhân đĩa đệm lồi ra ngoài, chèn và dây thần kinh hông gây đau. Nếu không phát hiện sớm, dây thần kinh hông bị chèn ép kéo dài và gây nên những cơn đau lâu hơn.
Hội chứng piriformis cũng là một trong số các nguyên dân gây nên đau dây thần kinh tọa. Piriformis hội chứng hay còn được gọi là hội chứng “đau ở mông” do các piriformis (hoặc lớn cơ bắp bên trong mông của bạn) được kích thích nở ra và ép vào dây thần kinh hông của bạn gây ra các cơn đau.
Một nguyên nhân khác có thể dẫn đến bệnh này đó là do loãng xương, lão hóa do tuổi cao và viêm xương khớp hay gãy xương. Đặc biệt ở phụ nữ mang thai, một số trường hợp do dây thần kinh bị giãn ra và đè lên dây thần kinh hông dẫn đến đau dây thần kinh tọa.
Và nguyên nhân cuối cùng, đó là do các khối u, các cục máu đông hoặc khối áp xe ở vùng thắt lưng hay chân gây nên.
Những cơn đau này thường không theo giờ giấc nhất định. Nó thường xảy đến khi bạn di chuyển hay đổi tư thế ngồi, bạn cảm thấy rõ sự tê mỏi ở chân khi di chuyển hay khụy gối đột ngột khi đang đi.
Một số lưu ý với những trường hợp có biểu hiện như sau:
Các cơn đau tăng dần và tồi tệ hơn. Đặc biệt lưu ý khi bạn có những biểu hiển đau trên ở độ tuổi dưới 20 tuổi và trên 55 tuổi, đang bị ung thư, sụt cân nhanh chóng kèm theo sốt và ớn lạnh.
Hạn chế ngồi ghế cứng, cao, nằm nệm cứng khi ngủ hoặc vận động mạnh trong những ngày đau nặng, không mang vác vật nặng, hạn chế lên xuống cầu thang.
Nên nghỉ ngơi nhiều tuy nhiên không nên nằm quá lâu trên giường sẽ khiến cho bệnh thêm trầm trọng. Massage xen kẽ với nóng, dùng khăn mềm chườm khi các cơn đau xuất hiện. Và luôn giữ tư thế ngồi thẳng lưng hay khi thay đổi tư thế.
Chữa đau dây thần kinh tọa bằng phương pháp Đông Y
Theo phương pháp Đông y, bệnh đau dây thần kinh tọa hay còn gọi là đau dây thần kinh hông được chia làm 3 loại chính với các phương pháp chữa trị riêng biệt: Hàn, Phong và Thấp trong đó phong hàn là yếu tố chính. Mỗi thể loại đều có một biểu hiện khác nhau như:
Biểu hiện của thể phong hàn là đau vùng thắt lưng, đau lan xuống mông, mặt sau đùi cẳng chân, đi lại khó khăn, sợ lạnh, chườm nóng thì giảm đau, rêu lưỡi trắng, mạch phù khẩn.
Đối với thể phong nhiệt thì khác, đau lưng đùi sau, gặp lạnh thì bệnh bớt, phát sốt, xương không đau nhức, rêu lưỡi vàng đỏ
Và thể phong hàn thấp tỳ có biểu hiện như sau: đau vùng thắt lưng cùng, lan xuống chân dọc theo đường đi của dây hông, cơ teo, bệnh kéo dài, dễ tái phát, thường kéo theo triệu chứng đau mỏi toàn thân, ngủ ít, mạch nhu hoãn, trầm nhược.
Điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa (đau dây thần kinh hông) bằng phương pháp Đông Y cũng tương đối đa dạng. Tuy nhiên ở đây chúng ta sẽ đề cập đến 4 phương pháp chính và thông dụng nhất.
Phương pháp thứ nhất là Châm cứu, đây là phương pháp được sử dụng tương đối nhiều và cũng khá hiệu quả, tập trung vào các huyệt vùng thắt lưng tương ứng với các rễ thần kinh, các huyệt nằm dọc theo đường đi của dây thần kinh. Ngoài ra, còn có thể sử dụng các huyệt tại chỗ hoặc xa nơi vùng đau với các thủ pháp khác nhau, tùy theo tính chất hàn nhiệt, trạng thái hư thực, tính chất nông sâu của từng người bệnh. Liệu trình có thể kéo dài trong 1 đến 2 tuần tùy theo tiến triển của bệnh nhân.
Phương pháp thứ hai, một phương pháp tương đối đơn giản đó là đắp chườm vùng lương hoặc chân đau bằng nước ấm nóng, muối rang, lá ngải cứu hay lá cúc tần sao nóng, thêm ít dấm hoặc dán cao giảm đau.
Phương pháp thứ 3 gồm có 3 bước tiến triển 5 điểm (sử dụng 5 điểm tỳ để nâng cơ thể), 3 điểm và tập xà đơn được gọi là tập luyện phục hồi sinh lý cột sống và chi bị bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên bơi lội để tránh nhiễm lạnh làm ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị.
Và phương pháp cuối cùng là sự dụng các bài thuốc tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh như đau dây thần kinh tọa do sang chấn, đau dây thần kinh tọa do lạnh. Riêng với thể mãn tính, nên dùng bài độc hoạt tang ký sinh có tác dụng thu phóng tán hàn, trừ thấp, bổ can thận và thông kinh hoạt lạc.