Cô Linh (Hoàng Hóa, Thanh Hóa) khốn khổ vì viêm khớp dạng thấp hành hạ. Cô bị đau khớp dữ dội, không thể đi lại được, mọi sinh hoạt phải có người trợ giúp. Gần đây đọc nhiều thông tin cô không khỏi hoang mang và lo sợ vì nguy cơ bị tàn phế ở những người viêm khớp dạng thấp.
Viêm khớp dạng thấp có thể gây tàn phế?
Theo kết quả thống kê, viêm khớp dạng thấp chiếm tỷ lệ 0,5 – 3% dân số toàn thế giới. Ở Việt nam chiếm 20% trong số bệnh nhân mắc các bệnh lí về khớp. 70-80% gặp ở nữ giới độ tuổi trung niên , 80% gặp ở nữ giới độ tuổi 35 – 50 tuổi. Đây là bệnh khớp mãn tính ở người lớn, biểu hiện bằng viêm không đặc hiệu màng hoạt dịch ở nhiều khớp, diễn biến kéo dài, tăng dần, cuối cùng dẫn tới dính khớp, biến dạng khớp.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm khớp dạng thấp có thể do virus, có thể do yếu tố cơ địa cũng có thể do di truyền. Khi bị viêm khớp dạng thấp, người bệnh thường bị đau khớp, cứng khớp gây hạn chế vận động và còn nhiều biểu hiện toàn thân gây nguy hiểm cho người bệnh. Về sau này, các khớp viêm tiến triển tăng dần và nặng dần, phát triển thành tình trạng dính và biến dạng khớp với nhiều di chứng khác nhau như ngón tay hình cổ cò, cổ tay hình lưng lạc đà, khớp gối dính ở tư thế nữa co…
Hầu như trong các trường hợp bị viêm khớp dạng thấp, số lượng khớp bị tổn thương thường lớn, đối xứng hai bên và nguy cơ gây tàn phế cao. Do sự rối loạn của hệ miễn dịch nên cơ thể tự sinh kháng thể tấn công vào các cơ quan, đặc biệt là màng hoạt dịch khớp. Ở giai đoạn toàn phát, khi có sự “bào mòn” sụn khớp, đầu xương thì khớp bị tổn thương và khó phục hồi. Hậu quả là người bệnh không chỉ gặp khó khăn trong hoạt động hàng ngày mà còn có thể bị biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp, mất khả năng vận động, thậm chí dẫn tới tàn phế suốt đời. Theo PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc (Khoa Cơ Xương khớp, bệnh viện Bạch Mai), sau 10 năm mắc viêm khớp dạng thấp, 40-60% bệnh nhân mất khả năng làm việc, khớp có thể biến dạng, gây tàn phế và cần đến sự chăm sóc, giúp đỡ của người khác. Nguy cơ tử vong tăng cao ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng vận động, người mắc bệnh tim mạch, nhiễm trùng, loãng xương và các bệnh là hậu quả của thuốc kháng viêm không steroid,… Bên cạnh đó, viêm khớp dạng thấp còn gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể (tim, phổi,…), kèm theo các triệu chứng toàn thân (mệt mỏi, sốt cao, nổi nốt thấp dưới da,…).
Nếu không được thăm khám cẩn thận, bệnh nhân tự ý điều trị một cách sai lầm, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể bị cứng các khớp, ngón tay co quắp lại, không cầm nắm được, vai không thể giơ lên cao, ngón chân bị trẹo ra ngoài, rất đau đớn. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tàn phế.
Việc điều trị viêm khớp dạng thấp còn rất nhiều khó khăn
Viêm khớp dạng thấp là bệnh khó chữa khỏi, để điều trị viêm khớp dạng thấp, tùy theo mức độ nặng của bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ điều trị cụ thể: dùng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật. Bệnh nhân thường được dùng nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid, nhóm corticoid, nhóm thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm,… nhưng có thể gây tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, độc với gan, thận,… Khi khớp bị biến dạng, bệnh nhân có thể phải dùng nẹp chỉnh hình, phẫu thuật cắt bao hoạt dịch hoặc thay khớp. Điều trị viêm khớp dạng thấp cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc, người bệnh và gia đình thì hiệu quả sẽ tăng lên.
Viêm khớp dạng thấp rất khó điều trị, và các triệu chứng của bệnh rất đau đớn và vô cùng khó chịu, để ngăn ngừa làm chậm quá trình phát triển của bênh, chúng ta nên có lối sống giải trí lành mạnh, khoa học bằng cách:
- Thường xuyên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng , phù hợp với cơ địa mỗi người để lưu thông huyết khí, tăng cường dinh dưỡng.
- Uống nhiều nước để làm loãng nồng độ acid uric trong máu vì đây là một trong những nguyên do dẫn đến gout và viêm khớp dạng thấp.
- Không nên uống nhiều bia rượu , ăn nhiều thịt đỏ…
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần và tuân theo đúng lộ trình chữa trị của bác sĩ nếu phát hiện bệnh.
Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)