Nếu chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh tiểu đường (đái tháo đường) người ta rất khó phát hiện bệnh bởi các triệu chứng ở mỗi người bệnh là không giống nhau, đa phần có diễn biến âm thầm khó phát hiện. Khi đó, việc theo dõi, kiểm soát đường huyết thường xuyên là cách phát hiện bệnh sớm nhất. Dưới đây là một số phương pháp kiểm soát đường huyết cụ thể cho người bệnh.
Những triệu chứng cơ bản của bệnh tiểu đường
- Người cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, hay bị tỉnh giấc giữa đêm
- Tiểu nhiều, khát nước nhiều.
- Nhanh đói, do glucose đọng lại trong các tế bào, vì vậy cơ thể của bạn không thể chuyển đổi được các thực phẩm nạp vào thành năng lượng, điều đó khiến bạn luôn có cảm giác đói.
- Giảm cân không kiểm soát, không rõ lý do.
- Vết thương lâu lành. Đặc biệt nếu không may bị nhiễm tùng, xước, thâm tím, nếu thấy vết thương khó lành hơn mức độ bình thường rất có thể đó là dấu hiêu bệnh tiểu đường. Đó là do các mạch máu bị hư hại bởi có quá nhiều glucose di chuyển trong các tĩnh mạch, động mạch. Nó khiến cho máu khó lưu thông đến các vùng khác nhau của cơ thể – một điều cần thiết để vá lành vết thương.
- Mắc các bệnh về da, da có cảm giác ngứa, da bị khô hoặc tuần hoàn kém.
- Mờ mắt.
- Nhiễm nấm do tiểu đường khiến cơ thể rất nhậy cảm với các viêm nhiễm, phổ biến là nấm candida và các loại nấm khác.
- Dễ bị cảm cúm và cảm lạnh do hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
- Ngứa ran hoặc đau bàn tay, bàn chân,
Chẩn đoán tiểu đường không hề đơn giản
Nếu chỉ dựa trên đặc tính môt thời của bệnh tiểu đường là người bệnh hay bị khát nước, gầy,sụt cân, hay đói … thì có lẽ đã bỏ qua nhiều trường hơp bị tiểu đường khác bởi các triệu chứng thật sự của bệnh tiểu đường rất mơ hồ, có người các triệu chứng rõ ràng, có người thì chỉ phát hiện ra bệnh qua vài lần thử đường máu.
Chưa kể đến, các triệu chứng tiểu đường cũng có các triệu chứng gần giống một số bệnh khác, đánh lạc hướng chữa bệnh như đau vai, đãng trí, mất ngủ, mệt mỏi … khiến nhiều bệnh nhân mất thời gian điều trị không đúng hướng. Do đó, nhiều trường hợp phát hiện bệnh quá trễ do chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng.
Các phương pháp kiểm soát đường huyết phát hiện sớm bệnh tiểu đường
Hiện nay, các phương pháp chính để kiểm soát đường huyết bao gồm: Thử đường trong nước tiểu, đo đường huyết và một số xét nghiệm chuyên môn. Qua mức đường huyết thay đổi, bạn có thể nắm rõ mình có thuộc nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay không.
1. Thử đường trong nước tiểu
Đó là phương pháp đo lường lượng đường trong nước tiểu để phát hiện lượng đường cao trong máu. Người bệnh được tư vấn tiến hành xét nghiệm ngay cả khi không có dấu hiệu nghi ngờ. Thông thường, trong nước tiểu không có chất đường, thận chỉ bài tiết ra chất đường trong nước tiểu khi trong 24 giờ trước đó lượng đường trong máu cao hơn 180mg.
Thử đường trong nước tiểu là một phương pháp đơn giản, chi phí thấp và tiện lợi cho người bệnh nhưng không chính xác để định bệnh và không trung thực để theo dõi bệnh, ngoài trừ giá trị báo động cho người đã bị bệnh là đường huyết đã tăng cao, nếu như người bệnh không có phương pháp xét nghiệm nào khác. Và hạn chế của phương pháp này là không phát hiện ra bệnh nếu người bệnh có tăng đường huyết nhưng chỉ ở mức 160mg.
Đo đường huyết
Đo đường huyết là phương pháp chủ yếu để phát hiện bệnh tiểu đường. Trị số bình thường của đường huyết dao động trong khoảng 80 – 110 mg. Nếu dùng theo đơn vị đo là mol (1 mol tương đương với 1.8 mg) thì các trường hợp có lượng đường trong máu cao hơn 120mg hoặc 65mol thì được gọi là đường máu cao. Ngày nay nhiều người đã sử dụng các loại máy đo đường huyết cá nhân để tự theo dõi đường huyết của mình, loại uy tín có thể kể đến như máy đo đường huyết Omron.
Cho đến nay, người ta thường đo đường huyết trong tĩnh mạch lúc đói. Tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Kết quả chỉ phản ánh lượng đường trong máu vào thời điểm xét nghiệm. Vậy nên không thể khẳng định bệnh nhân bị tiểu đường khi chỉ căn cứ vào trị số đường huyết đo của ngày hôm nay.
- Lượng đường trong máu lúc sáng sớm có thể tăng cao hơn bình thường.
Tóm lại, không thể dựa vào kết quả của một vài lần xét nghiệm để khẳng định, chẩn đoán người bị tiểu đường. Trong tiến trình theo dõi bệnh tiểu đường trên người đã bị bệnh cũng vậy. Không thể đánh giá diễn tiến của bệnh nếu chỉ dựa vào vài kết quả thử máu. Trường hợp nghi ngờ bệnh, nhiều thầy thuốc đặt nặng giá trị vào phương pháp đo đường huyết sau khi ăn. Với người không bị bệnh, cho dù có ăn ngọt bao nhiêu thì đường huyết vẫn trở về bình thường trong vòng 2 giờ sau bữa ăn còn người bệnh tiểu đường thì không như thế.
Xét nghiệm HbA1C
Bên cạnh 2 xét nghiệm nước tiểu và đo đường huyết để kiểm soát đường huyết, một số xét nghiệm đặc hiệu như HbA1C. Phương pháp này có độ chính xác cao hơn so với các phương pháp trên.
HbA1C là gì? Hb – viết tắt của từ hemoglobin là một trong những thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu của máu, vận chuyển oxy trong máu. Chất này có đặc tính kết hợp tự nhiên với đường glucose một cách bền vững, khi đó gọi là HbA1c.
HbA1c chiếm phần lớn ở người lớn, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu. Sự hình thành HbA1c xảy ra chậm 0.05% trong ngày, và tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong vòng 4 tuần lễ.
Khi tiến hành xét nghiệm HbA1c người bệnh sẽ được lấy 1 mẫu máu và được đo tại phòng xét nghiệm theo nhiều phương pháp khác nhau, kết quả được tính theo tỷ lệ % hemoglobin của máu qua đó các bác sỹ sẽ đánh giá được đường huyết của bạn trong thời gian qua.
Mức đường máu HbA1c
- Tốt
- Chấp nhận được 6,6 – 8%
- Xấu > 8%
- Người bình thường HbA1c = 4 – 6%
Nếu 2 lần xét nghiệm liên tiếp cách nhau 3 tháng mà HbA1c > 8% cần phải thay đổi cách thức điều trị.
Ý nghĩa của việc giảm HbA1c: Chỉ cần giảm 1% (ví dụ từ 8 xuống 7%) sẽ làm giảm được 35% nguy cơ mắc biến chứng mạch máu nhỏ như bệnh thận, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh do bệnh tiểu đường (đái tháo đường).