Sốt xuất huyết là căn bệnh siêu vi dễ mắc đại dịch đang nổi lên ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền bởi muỗi vằn. Để tìm hiểu chi tiết về bệnh bạn có thể tham khảo qua bài viết sau.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng tên là Dengue (Đăn-gơ) gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường sống ở trong nhà, đậu trong những chỗ tối như gầm bàn, gầm giường, hốc tủ. Quần áo treo trên vách…, chích hút máu người cả ngày lẫn đêm.
Dịch sốt xuất huyết các năm trước đây chủ yếu diễn biến ở trẻ em, nhưng năm nay số ngưới lớn mắc sốt xuất huyết và sốt virus nhập viện lớn hơn gấp nhiều lần các năm trước.
Sốt xuất huyết là một căn bệnh giống như bệnh cúm nghiêm trọng và đôi khi gây ra một biến chứng nguy hiểm tiềm tàng gọi là sốt xuất huyết nặng. Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết đã tăng gấp 30 lần trong 50 năm qua. Hiện có tới 50 – 100 triệu ca nhiễm bệnh được ước tính xảy ra hàng năm tại hơn 100 quốc gia đặc hữu, khiến gần một nửa dân số thế giới gặp nguy hiểm.
Mục lục
Vì sao sốt xuất huyết nguy hiểm?
- Xuất huyết xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, có thể bộc phát thành dịch đe doạ sinh mạng trẻ em và sức khỏe cộng đồng.
- Bệnh có thể trở nặng bất ngờ, gây tử vong cao.
- Bệnh chưa có thuốc trị đặc hiệu và thuốc phòng ngừa.
Theo các bác sĩ đầu ngành, ở người lớn có hai dạng sốt xuất huyết: dạng biểu hiện ra bên ngoài và dạng không biểu hiện ra bên ngoài (thường gặp nhất là xuất huyết tiêu hóa và xuất huyết não).
Sốt xuất huyết tiêu hóa (trong ruột) ở người lớn có biểu hiện ban đầu rất bình thường, chỉ sốt, ít ho, không sổ mũi, không nổi ban. Sau 1 hoặc 2 ngày, bệnh nhân sẽ đi tiêu ra máu nhưng không nhiều và bắt đầu có những hạt lấm tấm trên da, người xanh xao.
Sốt xuất huyết não cũng rất khó nhận biết vì biểu hiện ban đầu không rõ ràng, nhưng rất dễ gây tử vong. Ban đầu, người bệnh sốt, bị nhức đầu, ngay sau đó tay bị tê liệt, không thể cử động. Cuối cùng, người bệnh sẽ bị hôn mê rồi dẫn đến tử vong. “Đối với các trường hợp này, bác sĩ không thể cứu chữa kịp vì tiến triển bệnh quá nhanh”, bác sĩ Hiền nhận định.
Dạng sốt xuất huyết có biểu hiện bên ngoài ở người lớn cũng diễn biến bất thường và triệu chứng ồ ạt hơn ở trẻ em. Thời gian bị sốt cũng kéo dài hơn, khoảng 11-12 ngày thậm chí dài hơn (ở trẻ em chỉ 7 ngày). Sốt xuất huyết ở người lớn nguy hiểm nhất chính là lúc mạch huyết áp bị kẹt (bị tụt), từ đó bắt đầu sinh ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, suy gan, đông máu. Tỷ lệ biến chứng ở sốt xuất huyết người lớn là khoảng 5%.
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết?
Sốt xuất huyết do virus Dengue và có bốn loại virus sốt xuất huyết, được gọi là virus DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.
Vi-rút này không truyền nhiễm và không thể lây trực tiếp từ người sang người. Bệnh có thể lây nhiễm từ người này sang người khác là do muỗi đốt. Một con muỗi đốt một người bị sốt xuất huyết và bị nhiễm sốt xuất huyết, con muỗi đó đi cắn người khác sẽ truyền bệnh sốt xuất huyết cho người đó. Vòng đời đầy đủ của virut liên quan đến muỗi Aedes là vectơ (truyền) và con người là nguồn lây nhiễm.
Vì vậy, tránh muỗi đốt là rất quan trọng để tránh mắc bệnh sốt xuất huyết. Một khi bạn đã phục hồi, cơ thể bạn sẽ miễn dịch chống lại bệnh, tuy nhiên bạn chỉ có thể kháng lại loại virus đã gây ra bệnh thôi. Trong khi đó lại có 4 chủng virus khác nhau, có nghĩa là bạn vẫn có khả năng bị nhiễm lại bởi loại khác. Điều quan trọng là bạn phải xác định các dấu hiệu và chữa trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết
Sau khi bị muỗi mang virut cắn, thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết dao động từ 3 đến 15 (thường là 5 đến 8 ngày) trước khi các dấu hiệu và triệu chứng của sốt xuất huyết xuất hiện theo từng giai đoạn.
Sốt xuất huyết bắt đầu bằng những triệu chứng giống như cúm, cụ thể như sau:
- Sốt (nóng) cao 39-40 độ, đột ngột, liên tục và các dấu hiệu khác của sốt xuất huyết kéo dài trong 3-4 ngày liền, sau đó là nhiệt độ cơ thể giảm nhanh (thiếu máu) với mồ hôi toát ra
- Xuất huyết (chảy máu) thường ở nhiều dạng:
- Xuất huyết dưới da: Làm lộ trên mặt da những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm rải rác ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn. Phân biệt với vết muỗi cắn bằng cách căng da chung quanh chấm đỏ, nếu chúng vẫn còn là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất thì đó là vết muỗi cắn.
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu răng.
- Ói hoặc đi cầu ra máu (nước ói màu nâu, phân lợn cợn như bã cà phê hoặc đỏ tươi).
- Đau bụng.
- Sốc là dấu hiệu nặng, thường xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của bệnh, đặc biệt lúc trẻ đang sốt cao chuyển sang hết sốt và có thể xảy ra kể cả khi không thấy rõ dấu hiệu xuất huyết. Dấu hiệu sốc gồm:
- Cơ thể mệt mỏi, li bì hoặc vật vã
- Chân tay lạnh
- Tiểu ít
- Có thể kèm theo nôn ói hoặc đi cầu ra máu.
Đôi khi, các triệu chứng nhẹ có thể bị nhầm lẫn với bệnh cúm hoặc nhiễm virus khác. Trẻ nhỏ hơn và những người chưa bao giờ bị nhiễm trùng trước đây có xu hướng mắc bệnh nhẹ hơn trẻ lớn và người lớn. Tuy nhiên, vấn đề nghiêm trọng có thể phát triển. Chúng bao gồm sốt xuất huyết sốt xuất huyết, một biến chứng hiếm gặp đặc trưng bởi sốt cao , tổn thương bạch huyết và mạch máu , chảy máu mũi và nướu, mở rộng gan và thất bại của hệ tuần hoàn. Các triệu chứng có thể tiến triển đến chảy máu ồ ạt, sốc và tử vong. Đây được gọi là hội chứng sốc sốt xuất huyết (DSS).
Những người có hệ miễn dịch yếu cũng như những người bị nhiễm sốt xuất huyết lần thứ hai hoặc sau đó được cho là có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết cao hơn.
Cách điều trị sốt xuất huyết
Thực tế điều trị bệnh cho thấy, nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở bệnh sốt xuất huyết người lớn là tràn dịch màng phổi. Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM đã phải cấp cứu nhiều trường hợp sốt xuất huyết bị tràn dịch màng phổi mà nguyên nhân là sự thiếu hiểu biết về nguyên tắc trị bệnh. Khi mới sốt, những bệnh nhân này đã yêu cầu cơ sở y tế tuyến dưới hoặc bác sĩ tư nhân truyền dịch, gây ứ nước trong cơ thể và dẫn đến tràn dịch màng phổi.
Bởi vì sốt xuất huyết do loại virus Dengue gây bệnh và không có thuốc kháng sinh đặc hiệu để điều trị. Thuốc kháng vi-rút cũng không được chỉ định cho bệnh sốt xuất huyết. Đối với sốt xuất huyết điển hình, việc điều trị có liên quan đến việc giảm các triệu chứng và dấu hiệu.
Đối với sốt xuất huyết biểu hiện ra bên ngoài thì việc điều trị phải được thực hiện theo đúng phác đồ. Hiện nay đã có phác đồ điều trị sốt xuất huyết cho người lớn. Đây là phác đồ chuẩn được áp dụng cho tất cả các nước có sốt xuất huyết trên toàn thế giới. Theo đó, nếu mới có dấu hiệu sốt xuất huyết, người bệnh chỉ cần đến các cơ sở tuyến đầu để được hướng dẫn cách điều trị tại nhà mà chưa cần đến bệnh viện. Tất cả các cơ sở tuyến đầu đều đã được tập huấn đủ khả năng để xử lý những trường hợp ở cấp độ nhẹ.
Khi điều trị tại nhà (sốt xuất huyết cấp độ 1 và 2), người bệnh chỉ uống paracetamol để hạ sốt, ngoài ra không được dùng bất kỳ loại thuốc nào khác. Nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước mát hoặc nước trái cây để giải nhiệt, tránh ăn những thức ăn khó tiêu. Sau 11 hoặc 12 ngày, nếu không có dấu hiệu biến chứng là bệnh đã khỏi. Để đề phòng xuất huyết não và xuất huyết tiêu hóa, khi có dấu hiệu nghi ngờ, nên đến cơ sở y tế ngay.
Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến sốt xuất huyết
Với những trường hợp sốt xuất huyết ở thể nhẹ, bạn có thể điều trị sốt xuất huyết tại nhà mà không cần nhập viện. Bạn chỉ cần uống nước đầy đủ và sử dụng thuốc hạ sốt hoặc giảm đau theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Cách tốt nhất để phòng bệnh là ngăn ngừa muỗi đốt gây bệnh. Nếu ai đó trong gia đình bị sốt xuất huyết, hãy đặc biệt thận trọng về những nỗ lực bảo vệ bản thân và các thành viên khác trong gia đình khỏi muỗi. Muỗi cắn thành viên gia đình bị nhiễm bệnh có thể truyền bệnh cho những người khác trong nhà bạn. Để phòng tránh nhiễm bệnh sốt xuất huyết bạn nên thực hiện một số biện pháp sau:
- Sử dụng thuốc thảo dược diệt muỗi, chống muỗi
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ tránh cho muỗi trú ngụ sinh sôi đặc biệt là những nơi ẩm ướt, không treo quần áo làm chỗ cho muỗi trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ bể, vỏ xe…), thay nước bình bông mỗi ngày, đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi.
- Khi ra ngoài nên mặc quần áo dài, đeo tất và giày để tránh bị muỗi đốt
- Đi ngủ thì nên bỏ màn
- Các loại muỗi mang virus sốt xuất huyết thường sống trong và xung quanh nhà. Chúng thường sống trong các vũng nước đọng, chẳng hặn như trong lu, thùng ước hoặc gần hồ cá. Hãy làm sạch chúng thường xuyên cũng như dọn dẹp các vũng nước đọng để không tạo điều kiện cho muỗi phát triển.
- Bạn cũng cần đậy kín các dụng cụ chứa nước, hạn chế hoặc vứt bỏ các vật dụng có thể chứa nước mưa (ví dụ như lốp xe cũ, chén bát, thau chậu cũ…). Bạn cũng có thể dùng các loại sinh vật trong nước tiêu diệt trứng của muỗi. Khi có dịch thì đôi khi bạn phải nhờ đến chính quyền địa phương để phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng.
- Luôn luôn phải giữ gìn và vệ sinh sạch sẽ không gian sống xung quanh chúng ta. Đây là cách tốt nhất giúp bạn tránh được muỗi và các loại vi khuẩn gây bệnh. Nếu ở không gian gia đình thì bạn nên lau dọn, vệ sinh nhà cửa hàng ngày. Còn đối với môi trường công nghiệp có không gian rộng lớn thì phải thường xuyên dọn dẹp vệ sinh bằng những thiết bị chuyên dụng như: máy chà sàn, máy rửa xe, máy hút bụi hút nước để không gian làm việc của chúng ta luôn được sạch sẽ xua đuổi muỗi và vi khuẩn gây bênh.
Đối với trẻ em, bạn nên bảo vệ cho bé bằng cách:
- Cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng cả ban đêm lẫn ban ngày. Không để trẻ nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi chích (đốt).
- Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ trẻ mọi lúc, cả ngày lẫn đêm.
Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm mà bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh. Mỗi người chúng ta hãy cố gắng có ý thức phòng ngừa bệnh. Bạn nên nhớ rằng không có muỗi thì không có sốt xuất huyết. Mọi người hãy tự giác làm vệ sinh nơi mình sinh sống, dẹp ao nước đọng hoặc những nơi lăng quăng có thể phát triển, luôn luôn ngủ trong màn kể cả ban ngày tại nơi có dịch.
Khi bạn có bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ sốt xuất huyết, hãy đi đến khám tại cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời. Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết: Sốt xuất huyết ở trẻ em