Thiên nhiên luôn ban tặng cho chúng ta nhiều tài nguyên quý giá, trong đó có các loài thảo mộc có công dụng chữa bệnh. Sau đây Omron-yte xin giới thiệu về một số thảo dược giúp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng rất hiệu quả đã được lưu truyền và áp dụng rộng rãi trong dân gian.
Cây hoa ” cứt lợn”
Đây là loại hoa có tên khoa học là Ageratum conyzoides, thuộc họ cúc (compositae), được gọi với cái tên dân dã là hoa “cứt lợn”. Theo các nghiên cứu khoa học, cây hoa này có chứa tinh dầu đặc, mùi thơm dễ chịu. Thí nghiệm trên động vật cho thấy tác dụng chống viêm, chống dị ứng với cả thể cấp và mãn tính.
Cách sử dụng cũng rất đơn giản: lấy 10 lá rửa thật sạch, đem ngâm với cồn 70 độ. Dùng bông thấm dung dịch thuốc, đặt vào bên mũi bị tổn thương. Cách này đã được rất nhiều người áp dụng và nhận thấy có hiệu quả rất tốt với bệnh viêm mũi dị ứng.
Cây đậu ván dại
Dựa trên nhiều nghiên cứu và kiểm nghiệm thực tế, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng tinh chất của rễ cây đậu ván dại có thể giúp cải thiện một cách đáng kể các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Biểu hiện chảy nước mũi ngưng sau 3-6 tuần điều trị, cảm giác ngứa và cay mắt cũng thuyên giảm.
Còn trong y học cổ truyền, cây đậu ván dại có công dụng tăng cường sinh lực và hệ thống miễn dịch, cũng như đem lại hiệu quả cao trong điều trị viêm mũi dị ứng.
Tỏi
Theo khoa học hiện đại, thành phần chính của tỏi là axilin – một chất kháng sinh có tác dụng sát khuẩn nhẹ. Còn trong Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, có thể thanh nhiệt, giải độc, chữa đầy hơi và tẩy uế. Bên cạnh đó tỏi cũng là một phụ gia không thể thiếu để tạo nên sự hấp dẫn và thơm ngon trong các món ăn của gia đình Việt.
Không chỉ góp phần cho ẩm thực thêm hương vị, tỏi còn có công dụng rất tốt đối với một số bệnh liên quan đến thời tiết như viêm mũi dị ứng, ho, cảm lạnh… Dùng dung dịch nước ép tỏi hoặc ăn tép tỏi nguyên chất cũng là một cách hiệu quả. Thử ngâm và nhâm nhi một chút rượu tỏi chắc chắn cũng giúp ích không nhỏ cho bạn trong việc phòng và trị viêm mũi dị ứng.
Cỏ the
Đây là loại cây thân mềm, ở ngọn có lông trắng mịn, thường được sử dụng để chữa bệnh trong dân gian dưới nhiều tên gọi khác nhau: địa hồ tiêu, cầu tử thảo… Trong cây cỏ the chứa một lượng lớn các chất kháng sinh giúp kháng viêm, tiêu sưng, nhanh lành vết thương.
Bên cạnh đó loại cỏ dại này cũng có thể đẩy lùi các triệu chứng như ho, nghẹt mũi, chảy dịch, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây nên bệnh viêm mũi dị ứng. Sử dụng cỏ the còn thể giảm nhẹ một số bệnh lý như ho gà, đau dạ dày…
Cây giao
Dấu hiệu để nhận biết cây giao đó là thân cây chỉ gồm nhiều đốt tròn, đường kính ước lượng bằng chiếc đũa, màu xanh, mọc tua tủa ra các phía. Cây mọc hoang và có khi được dùng làm hàng rào ở vùng thôn quê.
Chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng cây giao tuy rất hiệu quả nhưng cần phải hết sức cẩn thận vì cây giao có chứa độc tính. Mủ cây nếu dính vào mắt có thể gây mù lòa. Ở dạng uống, nó thể gây ra cảm giác bỏng rát và dẫn đến đau bụng, bồn nôn, loét dạ dày.
Do vậy trong quá trình sử dụng các loại thảo dược trong phòng và trị bệnh cũng cần phải có sự đề phòng cũng như tuân thủ đúng liều lượng theo sự kê đơn của thầy thuốc. Bạn cũng có thể tham khảo thêm một cách hỗ trợ điều trị rất an toàn, tác dụng nhanh và trực tiếp, đó là sử dụng máy xông khí dung Omron đạt tiêu chuẩn của quốc tế của chúng tôi. Chúc bạn luôn vui khỏe!
Theo Omron-yte.com.vn