Cảm giác ngạt mũi, chảy nước mũi do viêm mũi dị ứng gây ra thật khó chịu! Nó khiến cho chúng ta không còn sự tập trung và sức khỏe ổn định để làm việc và sinh hoạt. Chính vì vậy, bài viết dưới đây của Omron Y tế với chủ đề “Cách chẩn đoán và điều trị viêm mũi dị ứng” sẽ giúp bạn tìm ra những biện pháp chữa viêm mũi dị ứng thật hiệu quả.
Mục lục
Tổng quan về bệnh viêm mũi dị ứng
Niêm mạc mũi quá nhạy cảm với tác nhân gây bệnh (dị nguyên) nên chỉ cần niêm mạc mũi tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên là có phản ứng quá mẫn tại niêm mạc mũi và biểu hiện các triệu chứng dị ứng xoang mũi.
Viêm mũi dị ứng đang là căn bệnh phổ biến bởi nền khí hậu thay đổi thất thường cùng với sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngoài ra còn rất nhiều tác nhân như lông vật nuôi, phấn hoa, một số loại hóa chất, thực phẩm gây dị ứng. Theo số liệu thống kê thì tỷ lệ người mắc các bệnh dị ứng đường hô hấp chiếm từ 10-15% dân số thế giới và tỷ lệ này đang ngày một gia tăng.
Thường thì bệnh nhân viêm mũi dị ứng không có tiến triển xấu mà chỉ dừng lại quanh những triệu chứng lâm sàng như: chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi, tắc mũi nhưng nếu không được điều trị thì nhiễm trùng có thể gây ra viêm mũi, viêm xoang, tai, hay họng cấp, hơn nữa là có thể tiến triển thành polyp mũi, xoang về sau.
Các xét nghiệm chẩn đoán viêm mũi dị ứng
Để chẩn đoán viêm mũi dị ứng bạn cần phải đến các phòng khám tai mũi họng, hoặc thậm chí là bệnh viện để gặp bác sỹ chuyên khoa hô hấp. Có một số cách chẩn đoán như sau:
Khai thác tiền sử dị ứng
Đây là phương pháp rất quan trọng dễ tiến hành và là phương pháp đầu tiên trong chẩn đoán dị ứng giúp định hướng đến một loại hoặc một nhóm dị nguyên là nguyên nhân gây bệnh. Mục đích của khai thác tiền sử dị ứng nhằm xác định: yếu tố dị nguyên gây bệnh, yếu tố di truyền, tiền sử bản thân.
Triệu chứng của viêm mũi dị ứng là thường xuyên bị ngứa mũi, nhảy mũi,
Ngoài ra, để chẩn đoán viêm mũi dị ứng đồng thời nguyên nhân gây dị ứng thì cần làm nhiều xét nghiệm khác nữa như: các xét nghiệm về da (test lẩy da, rạch da), dùng dị nguyên kích thích trực tiếp, các phương pháp xét nghiệm gián hay trực tiếp định lượng kháng thể dị ứng…
Khám lâm sàng
Các triệu chứng cơ năng: hắt hơi thành tràng kéo dài, chảy nước mũi trong, ngạt mũi xảy ra khi nào (điều kiện xuất hiện rải rác hay liên tục), chảy mũi thường xuất hiện vào buổi sáng.
Triệu chứng thực thể:
- Tình trạng niêm mạc: mầu sắc nhợt, phù nề.
- Tình trạng cuốn mũi: có thể là thoái hóa, quá phát. Khả năng co hồi khi đặt thuốc co mạch, dịch mũi lúc đầu trong sau đục dần.
- Có thể có polyp hay cuốn mũi giữa thoái hóa như dạng polyp.
Các xét nghiệm chẩn đoán
Các biểu hiện thường gặp ở người viêm mũi dị ứng như: Thường xuyên bị ngứa mũi, nháy mũi, chảy mũi nhất là vào buổi sáng. Khi thăm khám những bệnh nhân viêm mũi dị ứng ta thường thấy tháp mũi bị sung huyết, sàn mũi nhiều nhầy trong, niêm mạc mũi nhợt nhạt, cuốn mũi phù nề, có ánh tím.
Ngoài ra, để chẩn đoán xác định viêm mũi dị ứng đồng thời tìm ra nguyên nhân gây dị ứng thì cần làm nhiều xét nghiệm khác nữa như: các xét nghiệm về da (test lẩy da, rạch da), dùng dị nguyên kích thích trực tiếp, các phương pháp xét nghiệm gián hay trực tiếp định lượng kháng thể dị ứng…
Xét nghiệm tế bào dịch mũi tìm bạch cầu Eosinophil (Eo)
Kết qủa được coi là dương tính khi tỉ lệ bạch cầu Eo >1%.
Xét nghiệm phát hiện kháng thể dị ứng IgE: với dị nguyên bụi nhà trong huyết thanh bệnh nhân bằng phản ứng phân hủy Mastocyte theo phương pháp Ishimova-LM.
Định lượng trực tiếp kháng thể IgE: toàn phần huyết thanh bằng kỹ thuật miễn dịch đánh dấu ELISA (Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay).
- Nồng độ IgE toàn phần tính theo đơn vị UI hoặc ng/ml (1UI = 2,4ng/ml IgE)
- Âm tính(-) < 10 UI
- Nghi ngờ (±): 10-100 UI
- Dương tính(+) > 100 UI
Bạch cầu Eo máu ngoại vi:
- Đếm công thức bạch cầu máu ngoại vi.
- Kết quả được coi là tăng khi tỉ lệ Bạch cầu Eo >3,5 %.
Các test da: là phương pháp phát hiện sự mẫn cảm của cơ thể bằng cách đa dị nguyên qua da và sau đó đánh giá kích thước và đặc điểm của sần phù và phản ứng viêm tại chỗ. Dị nguyên cho kết quả dương tính trong test da có thể coi là nguyên nhân gây bệnh khi kết hợp với khai thác tiền sử dị ứng có kết quả phù hợp. Nếu không có kết qủa phù hợp này và kết quả test da còn nghi ngờ thì phải tiến hành test kích thích.
Các xét nghiệm này chỉ được tiến hành ở ngoài giai đoạn cấp của bệnh và trước đó bệnh nhân không được dùng thuốc ức chế viêm dị ứng. Mục đích của thử nghiệm này để phát hiện kháng thể dị ứng với bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa, thuốc, hóa chất, lông vũ, lông súc vật, huyết thanh.
Các xét nghiệm da chỉ được tiến hành trong thời kỳ lui bệnh và có hai phương pháp: Trực tiếp và truyền mẫn cảm thụ động. Trực tiếp là phương pháp đưa dị nguyên vào cơ thể qua da còn phương pháp truyền mẫn cảm thụ động là tiêm huyết thanh của người bệnh vào da người khác sau đó tiêm dị nguyên nghiên cứu vào ngay chỗ đã tiêm huyết thanh.
Dị nguyên cho kết quả dương tính trong xét nghiệm da có thể coi là nguyên nhân gây bệnh khi kết hợp với khai thác tiền sử dị ứng có kết quả phù hợp. Nếu không có kết quả phù hợp này và kết quả xét nghiệm da còn nghi ngờ thì phải tiến hành test kích thích.
Các xét nghiệm da không những cho kết quả về mức độ mẫn cảm mà còn phát hiện tính mẫn cảm cá thể và là chỗ dựa để quyết định liều dị nguyên cho việc điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu.
Test kích thích: là khả năng chẩn đoán sinh học các phản ứng dị ứng cơ sở của nó là tái tạo lại phản ứng này bằng cách đưa dị nguyên nghi ngờ vào cơ thể nhằm tạo lại bệnh cảnh lâm sàng như thật nếu phản ứng dương tính xảy ra.
Có nhiêu loại test kích thích khác nhau như: Test nhỏ mũi, Test nóng, Test lạnh … Test nhỏ mũi được áp dụng để phát hiện dị nguyên gây viêm mũi dị ứng. Đây là phương pháp không gây nguy hiểm cho người bệnh. Nhỏ một giọt dị nguyên vào một bên mũi. Phản ứng dương tính khi ngứa mũi hắt hơi, ngạt mũi chảy nước mũi.
Vậy ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng nêu trên, người bệnh nên đến khám tại bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa khám và đưa ra chẩn đoán chính xác. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ giúp tránh được những ảnh hưởng mà bệnh đem lại, tập trung làm việc và học tập…
Cách điều trị viêm mũi dị ứng
Tránh các tác nhân gây kích thích và kiểm soát môi trường sống
- Phấn hoa và nấm mốc: Với những người dị ứng với phấn cỏ, bệnh sẽ xuất hiện vào đầu mùa hè, với các trường hợp nhạy cảm với phấn hoa, bệnh sẽ xuất hiện vào mùa xuân, nhiều người bệnh có thể diễn biến quanh năm và nặng lên vào một mùa cao điểm.
- Chất gây dị ứng trong nhà, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tạo không gian thoáng mát để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển.
- Lông chó, mèo… cũng là tác nhân gây viêm mũi dị ứng mà bạn nên tránh xa
- Sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc ở môi trường bụi bẩn, hóa chất nơi làm việc
- Tránh tiếp xúc với khói, nước hoa, khói thuốc lá những nơi thay đổi nhanh chóng về nhiệt độ và ô nhiễm môi trường
- Tránh stress, tránh các chất kích thích và giảm sử dụng thuốc aspirin.
- Cẩn thận khi thời tiết thay đổi, điều tiết độ ẩm và độ ấm để phòng ngừa viêm đường hô hấp.
- Giữ vệ sinh mũi, thường xuyên dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để rửa mũi: Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý chính là giải pháp đơn giản giúp bạn chống lại tình trạng nghẹt mũi có liên quan đến viêm mũi dị ứng. Nước muối giúp làm loãng dịch nhầy, tạo điều kiện cho việc loại bỏ chất nhầy trong khoang mũi được dễ dàng hơn. Với đặc tính sát khuẩn mạnh, nước muối còn giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm hiện tượng sưng viêm ở niêm mạc mũi. Ngoài ra, việc rửa mũi với nước muối sinh lý còn giúp làm sạch niêm mạc mũi, loại bỏ các yếu tố dị nguyên như phấn hoa hay bụi bẩn ra khỏi mũi của bạn.
- Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường
Sử dụng thuốc
Tuy nhiên trong thực tế, đa số bệnh nhân không thể kiểm soát được các tác nhân gây dị ứng, vì vậy sử dụng thuốc thường là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất.
Các thuốc được chỉ định:
- Thuốc kháng histamine: là những thuốc ức chế việc giải phóng hoặc tổng hợp các chất hóa học trung gian gây phản ứng dị ứng
- Thuốc thông mũi: dạng nhỏ, xịt,
- Thuốc corticorid: dùng cho đợt cấp và nghiêm trọng
- Sử dụng các bài thuốc, vị thuốc đông y như ” thương nhỉ tử tán “, ” Tân di tị uyên”….
Liệu pháp miễn dịch
Khi 2 biện pháp trên thất bại thì người ta mới xem xét đến phương pháp thứ 3 là thay đổi miễn dịch (miễn dịch liệu pháp – immunotherapy).
Đây là phương pháp cho chủ thể dị ứng hấp thụ với liều tăng dần dị nguyên nhằm đạt được giảm mẫn cảm, tức là giảm các triệu chứng khi phơi nhiễm tự nhiên trở lại với chính dị nguyên đó. Liệu pháp miễn dịch là phương pháp duy nhất điều trị tận gốc căn nguyên gây dị ứng.
Điều trị phẫu thuật
Viêm mũi dị ứng điều trị bằng biện pháp phẫu thuật chỉ định cho những trường hợp bị viêm mũi dị ứng có polyp, thoái hóa cuốn mũi, một số yếu tố thuận lợi về cấu trúc giải phẫu như lệch vách ngăn, gai vách ngăn.
Ngoài ra, mặc dù viêm mũi dị ứng thường được điều trị nội khoa, nhưng trong một số trường hợp người ta cần đến phẫu thuật. Đó là khi cần giải quyết bệnh tích ở những bệnh nhân viêm mũi dị ứng tiến triển tạo nhiều polyp (thường gọi là thịt dư), hoặc niêm mạc cuốn mũi thoái hoá quá mức gây nghẹt mũi nhiều không thể phục hồi dù đã uống thuốc tích cực.
Theo Omron-yte.com.vn