Rối loạn mỡ máu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ gấp 2 – 4 lần người bình thường. Theo thống kê, 65% tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường có nguyên nhân từ bệnh tim mạch. Bởi vậy, người bệnh tiểu đường cần lưu ý tới chỉ số mỡ máu để ngăn ngừa các biến chứng tim mạch.
Mục lục
Như thế nào mỡ máu cao và bệnh tiểu đường?
Mỡ máu cao: Hay còn gọi là rối loạn mỡ máu là tình trạng tăng Cholesterol, Triglycerid huyết tương hoặc cả hai. Rối loạn Cholesterol bao gồm tình trạng tăng Lipoprotein trọng lượng phân tử thấp – Mỡ xấu ( LDL-Cholesterol) hoặc tình trạng giảm lipoprotein trọng lượng phân tử cao – Mỡ tốt ( HDL-Cholesterol) hoặc cả hai.
Tiểu đường: hay còn gọi là đái tháo đường, là bệnh lý rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao, đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mạn tính, do tình trạng thiếu hụt insulin hoặc kém dung nạp insulin gây nên, bệnh có có thể kèm theo các rối loạn chuyển hóa lipid, protid và glucid, tiểu đường bao gồm 2 loại chính là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2.
Tiểu đường và mỡ máu cao là hai ” kẻ thù ” đối với sức khỏe mỗi người, chúng lại thường hay đi chung với nhau.Người bị tiểu đường dễ có nồng độ mỡ máu cao và người bị rối loạn lipid máu dễ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Mỡ máu cao nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt khi chúng đi cùng bệnh tiểu đường.
Một chế độ ăn uống thiếu khoa học và lành mạnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc người bị tiểu đường có mỡ máu cao. Bởi vậy, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, việc kiểm soát ăn uống sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Tiểu đường đi kèm mỡ máu cao nguy hiểm như thế nào?
Mỡ máu cao và tiểu đường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỡ máu tăng cao sẽ dẫn tới kháng insulin mà tuyến tụy tiết ra để điều hòa lượng đường huyết trong máu. Từ đó, khiến người bị mỡ máu cao dễ mắc tiểu đường, hoặc làm tình trạng bệnh nặng hơn với những người đã có bệnh.
Ngược lại khi đường huyết trong máu không được ổn định và liên tục tăng cao khiến gan không thể loại bỏ được cholesterol trong cơ thể, lâu dần lượng cholesterol ngày càng nhiều và không ngừng tăng cao. Ngoài ra, tiểu đường còn làm tăng sự bám dính của các tế bào mỡ, từ đó xuất hiện các mảng xơ vữa khiến thành mạch trở nên hẹp dần. Người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng tiểu đường về tim mạch như: bệnh mạch vành, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… với nguy cơ tử vong cao.
Theo thống kê Y tế, hằng năm ở Việt nam có hơn 50.000 người chết vì bệnh tiểu đường. Trong số đó có hơn một nửa số người bị mỡ máu cao. Nghiên cứu y khoa cũng chỉ ra rằng mỡ máu cao ở người tiểu đường làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Trung bình cứ 5 giây trôi qua lại có thêm 10 người tử vọng do căn bệnh này.
Triệu chứng xơ vữa động mạch là tình trạng khá phổ biến, nó thường đi kèm cùng các bệnh huyết áp cao, tiểu đường hay mỡ máu. Đây là triệu chứng vô cùng nguy hiểm, nếu nặng có thể đẩy bạn tới các trường hợp đột quy, nhồi máu cơ tim bất kì lúc nào.
Chế độ ăn giúp kiểm soát rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường
Giảm lượng đường bổ sung
Bổ sung quá nhiều đường, đặc biệt là đường nhân tạo – chẳng hạn như kẹo, kem, đồ nướng và đồ uống ngọt – ảnh hưởng tiêu cực đến cả cholesterol và chỉ số đường huyết. Cắt giảm lượng đường ra khỏi chế độ ăn uống của bạn là một trong những cách tốt nhất để cải thiện sức khỏe tổng thể, bao gồm rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường.
Giảm Triglyceride giúp ổn định đường huyết
Bệnh nhân tiểu đường type 2 hay gặp tăng Triglycerid và giảm HDL-c,bên cạnh đó là sự thay đổi về cấu trúc LDL-C, ở bệnh nhân đái đường type 2, các LDL-c trở nên nhỏ hơn về kích thước, điều này làm tăng nguy cơ lắng đọng tại mạch máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa.
Giảm triglyceride máu giúp tăng bài tiết insulin, tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin. Từ đó giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch.
Kiểm soát chất béo trong khẩu phần ăn
Tổng năng lượng chất béo trong khẩu phần ăn nhỏ hơn 30%.
Nên hạn chế axit bão hòa( dưới 10%) bởi chúng không thiết yếu và làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Chúng được tìm thấy nhiều trong mỡ động vật( trừ cá), dầu dừa, dầu cọ, sữa nguyên kem và các loại bánh nướng.
Tăng cường bổ sung axit béo không bão hòa( 10-20%), chúng mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe mà cơ thể lại không tự tổng hợp được. Ví dụ như các axit béo omega 3, omega 6,… Chúng có nhiều trong dầu cá, dầu đậu nành, dầu hướng dương,…
Hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn chất béo dạng trans( chất béo chuyển hóa), chúng là tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt dẫn tới mỡ máu cao. Loại chất béo này thường có trong các đồ ăn dùng dầu chiên nhiều lần, các thực phẩm công nghiệp, đồ ăn chiến biến đóng hộp,…
Thực phẩm người bị tiểu đường có mỡ máu cao nên ăn
1. Giá đỗ (làm từ đỗ xanh)
Giá đỗ không chỉ là món ăn quen thuộc, thanh mát và ngon miệng của nhiều gia đình. Đây còn là thực phẩm rất tốt cho người bệnh tiểu đường bị rối loạn mỡ máu.
Nghiên cứu chỉ ra, giá đỗ trong quá trình lên mầm có lượng vitamin C cao gấp 7 lần so với lượng vitamin vốn có trong hạt đỗ. Cùng với đó là lượng chất xơ dồi dào, có thể giúp hỗ trợ ổn định lượng mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường.
Để an tâm, chúng ta nên tự làm giá đỗ tại nhà và ăn sớm, không dự trữ quá lâu.
2. Quả táo
Táo có tác dụng giảm mỡ máu do chứa nhiều pectin, là một loại chất xơ tan trong nước, pectin đã được chứng minh là làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Cơ chế xuất hiện là tăng độ nhớt trong đường ruột, dẫn đến giảm hấp thụ triglyceride máu từ mật hoặc thực phẩm. Nhưng trong táo cũng chứa nhiều đường, nên bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không nên dùng quá nhiều.
3. Trà xanh
Uống trà xanh đều đặn có thể bảo vệ cơ thể phòng ngừa được bệnh máu nhiễm mỡ. Catechin trong trà xanh có khả năng chuyển hóa chất béo, giảm nồng độ triglyceride và cholesterol trong máu hiệu quả.
Các flavonoide trong trà xanh giúp hạn chế sự lắng đọng cholesterol và xơ hóa mạch máu, làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong do các vấn đề tim mạch.
Bên cạnh đó, lượng chất chống oxy hóa có trong trà xanh có thể giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ bớt độc tố có hại, tốt cho gan, làn da tươi sáng và tăng cường sức khỏe.
Chất gallotanin trong trà ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào thần kinh và kích thích quá trình phục hồi của chúng, kích thích thần kinh trung ương, giúp tinh thần hưng phấn, kích thích hô hấp và làm tim đập nhanh hơn.
4. Cá hồi
Cá hồi được biết đến là nguồn thực phẩm giàu axit béo omega-3 (EPA và DHA) giúp làm giảm triglyceride và làm tăng nhẹ HDL cholesterol tốt. Từ đó làm giảm lượng mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Lựa chọn ăn ít nhất 2 khẩu phần( khoảng 56,70 – 85,05g/ khẩu phần) cá hồi/ tuần.
– Bạn có thể uống thực phẩm bổ sung dầu cá hồi sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.
5. Tỏi
Thường xuyên đưa tỏi vào bữa ăn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tỏi có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch bằng cách giảm tổng số cholesterol xấu LDL trong cơ thể nhờ làm giảm hoạt động của enzyme tạo ra cholesterol chính có trong gan.
Ngoài ra tỏi còn ổn định lượng đường huyết, kiểm soát huyết áp và kháng khuẩn rất tốt.
Bên cạnh chế độ ăn khoa học và vận động thường xuyên, người bệnh tiểu đường cũng nên sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe để hỗ trợ kiểm soát đường huyết đồng thời ổn định lipid máu.
Lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường có mỡ máu cao
Bên cạnh chế độ ăn uống, người bị tiểu đường có mỡ máu cao cũng cần quan tâm tới những lưu ý dưới đây để hỗ trợ việc điều trị chuyển biến tích cực hơn:
– Bỏ rượu: Bệnh nhân tiểu đường bị mỡ máu cao cần hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích.
– Giảm lượng muối tiêu thụ: Nên giảm lượng muối xuống dưới 5g/ngày bằng cách tránh muối bột, hạn chế sử dụng muối trong nấu ăn bằng cách chọn những thực phẩm tươi, tránh thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.
– Tăng cường vận động: nếu bạn đi bộ được khoảng 5.000 bước mỗi ngày thì có thể sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe. Còn nếu đi bộ được 10.000 bước mỗi ngày sẽ giúp cải thiện cân năng, giảm lượng mỡ trong gan. Nếu không thích đi bộ bạn nên cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và 5 lần/ 1 tuần.
– Giảm cân an toàn: Bạn cần tính toán chỉ số BMI cơ thể, nếu như thuộc nhóm thừa cân hay béo phì thì cần thực hiện chế độ giảm cân từ từ. Mỗi tuần giảm 0,5 kg là hợp lí nhất, chỉ cần giảm 2,5 – 5 kg là đảm bảo tình trạng nhiễm mỡ gan giảm đáng kể. Lưu ý, là cần giảm cân từ từ không nên giảm quá nhanh, nếu giảm quá 2 kg mỗi tuần thì lại rất nguy hiểm, vì sẽ làm tình trạng gan nhiễm mỡ nặng hơn, chức năng gan sẽ suy giảm nghiêm trọng hơn.
– Chế biến thức ăn phù hợp: Những người bị gan nhiễm mỡ nên hạn chế tối đa dùng các nguyên liệu giàu chất béo như dầu, bơ, magarine, mayonaise vào thực đơn hàng ngày, nên bỏ da ở các thịt gia cầm, bỏ mỡ và các nước béo khi nấu canh hoặc súp, tốt nhất là nên ăn đồ luộc hấp.
– Không được bỏ bữa, không ăn kiêng triệt để bằng hình thức nhịn ăn, cố gắng ăn vào khung giờ đồng đều trong các ngày.
– Hạn chế ăn tối muộn:Tối muộn là thời điểm năng lượng tiêu hao ít nhất trong ngày. Việc ăn tối quá muộn có thể khiến cho hàm lượng cholesterol nạp vào không kịp tiêu hóa, đọng lại tại thành động mạch. Tình trạng này lâu ngày có thể gây xơ vữa động mạch. Vì vậy, nên sắp xếp thời gian ăn tối sớm, kết hợp tập thể dục điều độ để hàm lượng chất béo nạp vào cơ thể bị tiêu hao.
– Hạ cholesterol: Theo dõi lượng chất béo bão hòa và lượng đường để giúp giữ mức cholesterol và chất béo trung tính trong tầm kiểm soát. Nếu chế độ ăn uống và tập thể dục không đủ để giảm cholesterol, hãy tham khảo chuyên gia về việc dùng thuốc.
– Theo dõi chỉ số đường huyết: Việc đo chỉ số đường huyết giúp bạn theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu, từ đó ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Theo: Omron-yte.com.vn