Sau quá trình mang thai và sau sinh là hiện tượng thường gặp, tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Những cơn đau nhức có thể kéo dài vài ngày, vài tuần và thậm chí dai dẳng nhiều năm trời nếu không được can thiệp phù hợp. Mời bạn đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về cách khắc phục nhức mỏi chân sau khi sinh.
Mục lục
Hiện tượng nhức mỏi chân sau khi sinh
Nhức mỏi chân sau sinh là tình trạng khá phổ biến. Thông thường, mức độ cơn đau không quá nghiêm trọng và sẽ biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần. Hướng điều trị chủ yếu là sử dụng các mẹo, bài tập, massage giảm đau nhức, hạn chế dùng thuốc và ngăn ngừa bệnh phát triển thành viêm khớp mạn tính.
Nguyên nhân mẹ bị nhức mỏi chân sau sinh
Chưa có một nghiên cứu chính xác và toàn diện nào về những nguyên nhân gây nhức mỏi chân sau sinh, dưới đây là một số nguyên nhân thường được đề cập đến.
Do tiền sử đau nhức xương khớp
Tình trạng nhức mỏi chân tay là không thể tránh khỏi nếu mẹ bầu có tiền sử đau nhức xương khớp. Quá trình “mang nặng đẻ đau” gây ra những tổn thương đáng kể, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng đề kháng của cơ thể, khiến đau nhức chân tái phát hoặc trở nặng.
Do thiếu Canxi
Thiếu Canxi có thể gây loãng xương, dẫn tới tình trạng đau nhức chân dai dẳng từ khi mang thai tới cả sau quá trình sinh nở.
Khi mang thai, nhu cầu Canxi của người mẹ tăng cao để đảm bảo cung cấp kịp thời cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Nếu chế độ dinh dưỡng không bổ sung đầy đủ, thai nhi có xu hướng lấy Canxi của mẹ để bù vào, khiến mẹ thiếu hụt Canxi, lâu dần gây loãng xương.
Sau khi sinh con, một phần Canxi trong cơ thể mẹ lại theo sữa đi nuôi dưỡng em bé. Người mẹ có thể bị thiếu Canxi do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ hoặc không bổ sung kịp thời.
Do thay đổi hormon
Sau khi sinh, hormon Estrogen trong cơ thể mẹ lại có sự biến đổi lớn, gây cản trở quá trình hoạt động của các khớp xương vốn đã từng phải chịu sức nặng từ cả mẹ và bé. Hậu quả là tình trạng đau nhức chân lại tiếp tục và có thể nghiêm trọng hơn.
Do chưa hồi phục sau sinh nở
Khi mang thai, đặc biệt vào giai đoạn cuối, dưới nhiều áp lực, các dây chằng trở nên lỏng lẻo. Các dây thần kinh và mạch máu ở chân cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Do đó, nhiều mẹ bầu thường cảm thấy đau nhức chân trong suốt thời kỳ này.
Những cơn đau nhức có thể kéo dài sang cả giai đoạn sau sinh do cơ thể chưa hồi phục kịp thời, các dây chằng chưa trở lại trạng thái đàn hồi ổn định, các dây thần kinh và mạch máu cũng chưa bình thường trở lại.
☛ Tham khảo thêm tại: Nhức mỏi chân khi mang thai và cách xử lý
Do khí huyết kém lưu thông
Theo đông y, sau sinh, cơ thể người mẹ bị tổn thương và mất máu nên rất yếu, khí huyết kém lưu thông, mất cân bằng gan thận. Việc thiếu máu đến các chi gây ra hiện tượng đau nhức chân tay, đặc biệt vào ban đêm và khi trở lạnh.
Do nhiễm lạnh
Tổn thương khí huyết gây ảnh hưởng đến sức đề kháng của người mẹ. Nếu không giữ ấm cơ thể cẩn thận, để gió lùa thì người mẹ dễ bị nhiễm lạnh, gây đau nhức xương khớp toàn thân.
Do làm việc quá sức hoặc ít vận động
Dưới tình trạng cơ thể chưa hoàn toàn hồi phục, khi làm việc quá sức như liên tục chăm con, thay tã, tắm rửa, nấu cơm, giặt giữ, đi lại nhiều, ít nghỉ ngơi, mẹ dễ bị nhức mỏi chân tay.
Ngược lại, việc nằm quá nhiều, hạn chế vận động sẽ ngăn cản sự lưu thông khí huyết, gây thiếu máu tới các chi, khiến mẹ bị đau nhức chân.
Nhức mỏi chân sau sinh có nguy hiểm không?
Nhức mỏi chân sau sinh là hiện tượng tự nhiên thường gặp, ít gây nguy hiểm và dễ bị mẹ phớt lờ không để ý đến. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, đau có thể trở nên dai dẳng, ảnh hưởng tới các khớp xương, tổn hại sức khỏe và có thể tiến triển thành bệnh mạn tính.
Thông thường, cơn đau nhức chân sẽ biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần, tuy nhiên nó cũng có thể kéo dài rất lâu, gây ảnh hưởng đến quá trình chăm con của mẹ cũng như ảnh hưởng tới lần mang thai tiếp theo.
Nhức mỏi chân tay sau sinh khi nào cần đi khám?
Nếu tình trạng nhức mỏi chân không thuyên giảm, thậm chí có xu hướng tăng lên sau thời gian dài, mẹ cần đi khám bác sĩ vì đó có thể là triệu chứng của cường giáp, hoặc cơn đau đang tiến triển thành viêm xương khớp hay đau nhức mạn tính.
Cách khắc phục nhức mỏi chân sau sinh
Để khắc phục nhức mỏi chân sau sinh, người mẹ nên hạn chế sử dụng thuốc và ưu tiên các mẹo giảm đau nhức sau đây:
Chườm nóng
Chườm nóng là một cách hữu hiệu vừa giúp giảm đau nhức tức thì, vừa giúp lưu thông khí huyết, điều trị tận gốc chứng nhức mỏi chân sau sinh, mẹ nên áp dụng thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chườm nóng kết hợp với các bài thuốc dân gian sẽ nâng cao hiệu quả giảm đau nhức. Bạn có thể tham khảo mẹo vặt Chườm ngải cứu rang muối dưới đây nhé.
Chuẩn bị:
- Ngải cứu: 50g.
- Muối hạt: 1 thìa cafe.
- 1 miếng vải mỏng, sạch.
Tiến hành:
- Bước 1: Rửa sạch ngải cứu.
- Bước 2: Cho vào chảo rang nóng cùng muối hạt.
- Bước 3: Bọc thành phẩm bằng miếng vải mỏng.
- Bước 4: Đắp lên vùng chân bị đau nhức 15 – 20 phút.
Bổ sung Canxi, vitamin D
Canxi và vitamin D là những thành phần quan trọng cho sự phát triển và sự chắc khỏe của xương. Bổ sung Canxi và vitamin D không chỉ giúp mẹ cải thiện tình trạng nhức mỏi chân mà còn tốt cho sự phát triển toàn diện của bé.
Bạn có thể bổ sung Canxi và vitamin D qua các loại thực phẩm như sữa, rau cải, cá, các loại thực phẩm chức năng hoặc qua ánh nắng mặt trời.
Ăn uống đủ chất
Mẹ cần ăn uống đủ chất để bù đặp sự thiếu hụt dinh dưỡng trong quá trình mang thai, cũng như đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng chuyển hóa vào sữa. Các thực phẩm cần được tăng cường bổ sung bao gồm sữa, tôm, cua, ốc, thịt, rau củ…
Chú ý tư thế, cân bằng mọi hoạt động
Mẹ nên cân bằng giữa việc chăm bé, việc nhà và nghỉ ngơi cho phù hợp. Mẹ cần hạn chế lao động quá sức gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và xương khớp, đồng thời cũng không nên nằm một chỗ quá nhiều mà hãy ngồi dậy, đi lại nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông, giảm nhức mỏi chân.
Massage toàn thân bằng máy Massage xung điện Omron
So với những cách ở trên, việc massage bằng máy xung điện là phương pháp mới nhất, tiện lợi nhất, có hiệu quả cao và hạn chế nhiều tác dụng không mong muốn. Với khả năng trị liệu, giảm đau nhức cơ xương khớp nhanh chóng, tiện lợi, máy massage xung điện Omron là sản phẩm cần thiết cho những bà mẹ sau sinh cũng như cả gia đình.
Omron Healthcare là thương hiệu chăm sóc sức khỏe Nhật Bản lâu đời, nổi tiếng với nhiều thiết bị chăm sóc y tế tại nhà. Các sản phẩm của Omron được phân phối khắp nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó phổ biến nhất là máy đo huyết áp tự động Omron – thiết bị được Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, Châu Âu, Việt Nam đánh giá cao và khuyên dùng. Ngoài ra, Omron còn có nhiều sản phẩm chất lượng tốt như các máy đo đường huyết tự động, máy xung điện trị liệu…
Các loại máy massage của Omron tự tin đi đầu trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến nhất – công nghệ Omron Tens. Đây là công nghệ sử dụng dòng điện kích thích dây thần kinh cảm giác, ngăn chặn dẫn truyền xung thần kinh cảm giác đau nhức và kích thích cơ thể tự sản sinh Endorphin giảm đau. Tens giúp giảm đau một cách tự nhiên, hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau nên tránh được ảnh hưởng từ tác dụng phụ của chúng.
Omron cũng luôn chú trọng sự tiện lợi cho người dùng. Các máy massage tự động Omron đều có thiết kế gọn nhẹ, thao tác đơn giản, nhanh gọn. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng châu Âu, có tuổi thọ cao và an toàn với người sử dụng.
Một số loại máy xung điện trị liệu Omron phổ biến trên thị trường:
- Máy xung điện trị liệu HV-F013: Omron HV-F013 là một máy điện xung trị liệu bỏ túi giúp giảm đau cơ và khớp với 5 chế độ massage.
- Máy xung điện trị liệu HV-F021: Sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn và trực quan cho phép bạn điều trị các vùng đau cụ thể, mọi lúc mọi nơi.
- Máy xung điện trị liệu HV-F127: Với 9 chế độ trị liệu tự động và 4 chế độ đặc biệt để lựa chọn, Omron HV-F127 có thể điều chỉnh điều trị đau theo sở thích và các triệu chứng đau của bạn.
- Máy xung điện trị liệu HV-F128: Thiết bị có tới 12 chế độ trị liệu tự động và 5 chế độ đặc biệt để bạn lựa chọn.
Tìm hiểu thêm về các sản phẩm máy Massage xung điện Omron tại đây
Video giới thiệu máy xung điện trị liệu HV F127 & HV F128:
Phòng ngừa nhức mỏi chân sau sinh
Chế độ dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ giúp đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé. Bạn không nên ăn kiêng nhằm nhanh chóng giảm cân. Thay vào đó, để dần lấy lại vóc dáng mà vẫn đảm bảo sự phát triển của bé, đồng thời phòng ngừa các triệu chứng xương khớp cho bản thân, bạn hãy ăn uống khoa học kết hợp với các bài tập thế dục nhé.
Ngoài những thực phẩm thông thường, mẹ nên đặc biệt chú trọng bổ sung Canxi và vitamin D nhằm giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa nhức mỏi chân.
Sinh hoạt điều độ
Làm việc quá sức hay ít vận động đều làm tăng nguy cơ nhức mỏi chân sau sinh. Bạn cần cân đối giữa các hoạt động chăm bé, làm việc nhà và nghỉ ngơi sao cho hợp lý.
Hoạt động thể dục nhẹ nhàng
Luyện tập thể dục rất tốt cho sức đề kháng và hệ cơ xương khớp. 30 phút mỗi ngày là khoảng thời gian thích hợp mẹ nên giành cho việc tập thể dục thể thao. Trong những tháng đầu sau sinh, bạn có thể thực hiện các bài tập vận động, hít thở nhẹ nhàng để điều hòa cơ thể và thư giãn, sau đó dần quay trở lại với những hoạt động đi bộ, yoga thông thường.
Những biến đổi cơ thể trong quá trình mang thai và chuyển dạ có thể gây nên chứng nhức mỏi chân sau sinh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của người mẹ và làm gián đoạn cuộc sống thường ngày. Để ngăn ngừa và giảm thiểu nhức mỏi chân cũng như các vấn đề xương khớp khác và tận hưởng trọn vẹn niềm vui khi làm mẹ, bạn hãy duy trì chế độ sinh hoạt – dinh dưỡng lành mạnh, kết hợp sử dụng máy Massage xung điện Omron nhé.
Nguồn tham khảo:
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3143010/
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/postpartum-joint-pain
- https://www.vinmec.com/vi/co-xuong-khop/suc-khoe-thuong-thuc/sau-sinh-bi-nhuc-moi-toan/?link_type=related_posts