Viêm xoang mũi thường xảy ra sau những đợt nhiễm trùng ở đường hô hấp như viêm mũi, sau cảm cúm, đôi khi do viêm họng. Chữa và điều trị viêm xoang mũi không quá phực tạp nhưng nếu để bệnh kéo dài và chữa trị không triệt để sẽ làm tăng khả năng tái phát của bệnh. Vậy nên chữa trị thế nào?
Chữa và điều trị bệnh viêm xoang mũi
Viêm xoang mũi được điều trị theo từng giai đoạn, tùy theo tổn thương của niêm mạc mũi xoang cũng như nguyên nhân gây viêm mũi xoang mà thầy thuốc có những phác đồ xử trí khác nhau. Viêm xoang có thể được điều trị bằng phương pháp Đông Y hoặc Tây Y hoặc là kết hợp cả 2 phương pháp điều trị này.
Điều trị bằng thuốc: Hiện có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang, nhưng chọn thuốc nào cho phù hợp là điều quan trọng. Việc sai lầm trong điều trị viêm xoang chính là nguyên nhân gây nên tình trạng ngày càng nặng của bệnh.
Điều trị theo cách của dân gian: mua một ít lá xông trong đó có bạc hà về nấu, xông cả người hoặc múc ra một bát lớn nước xông tỏa hơi, hít hơi nóng bốc lên, đầu phủ một khăn tắm lớn.
Rửa hốc mũi bằng nước muối sinh lý: nên rửa từng bên mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%, hoặc tự pha một thìa cà phê muối vào hai tách nước ấm kèm theo một nhúm bicarbonat. Rót nước muối vào một bát rộng, ngửa đầu ra sau, bịt một bên lỗ mũi, hít nước vào lỗ mũi bên kia, rồi nhẹ nhàng hỉ mũi ra. Đổi bên và cũng làm tương tự.
Điều trị viêm xoang bằng cây hoa cứt lợn: Đây là phương pháp đã được dân gian lưu truyền qua nhiều đời nay. Người ta thường hái hoa tươi đem về giã nát rồi lấy nước nhỏ vào mũi hàng ngày. Theo kết quả nghiên cứu trên động vật, thì việc dùng cây hoa cứt lợn thấy có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính. Bên cạnh tác dụng chống viêm hoa cứt lợn còn có tác dụng kích thích niêm mạc mũi tăng xuất tiết nên khi dùng người bệnh thấy rát bỏng toàn bộ niêm mạc mũi, nước mũi chảy nhiều hơn kéo theo mủ đọng trong lòng xoang và hốc mũi. Chính vì vây, hoa cứt lợn chỉ nên dùng trong giai đoạn viêm xoang đang có mủ vàng xanh tồn đọng, tránh hiện tượng lỗ thông mũi xoang bị bít tắc do mủ. Đến giai đoạn kế tiếp, khi nước mũi chuyển sang dịch trong lại không nên tiếp tục dùng hoa cứt lợn mà nên phối hợp với các thuốc có tác dụng giảm xuất tiết của niêm mạc mũi. Nếu giai đoạn này tiếp tục dùng hoa cứt lợn, mũi sẽ khó ngừng chảy.
Điều trị viêm xoang bằng phẫu thuật: Việc điều trị phẫu thuật chỉ thực hiện khi có biến chứng lan vào ở mắt và nội sọ nhưng thất bại với điều trị nội khoa.
Để đảm bảo hiệu quả của việc điều trị, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các Bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để có được chẩn đoán chính xác trước khi điều trị – loại trừ trước các khối u mũi xoang và hướng dẫn cho bạn cách theo dõi bệnh khi tự dùng thuốc ở nhà. Viêm mũi xoang có thể khỏi hoàn toàn nếu mỗi lần mới bị viêm được điều trị ngay, tránh làm tắc lại lỗ thông mũi xoang bệnh sẽ được chữa khỏi.