Theo Đông y, cây Bung Lai có tác dụng trị cảm lạnh, đau đầu, trướng bụng, tiêu hoá kém, tiêu chảy, viêm gan… Quả La hán có tác dụng nhuận phế lợi hầu, hóa đàm chỉ khái, nhuận tràng thông tiện, có tác dụng hữu hiệu trong chữa trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Tác dụng trị bệnh của quả La hán
Để tốt cho gan và đường tiêu hoá, hàng ngày, bạn có thể dùng 15-30g Bung lai khô đun sôi và dùng nước uống thay trà. Để trị giun sán cho trẻ, bạn chỉ cần lấy lá Bung lai đem hơ sấy trên than rồi sắc lấy nước cho trẻ uống. Không chỉ có tác dụng trị những bệnh trên, cây Bung lai còn được dùng để thanh giải chứng sưng thũng vàng da, giải độc rắn cắn, trị sốt, thương hàn, chữa bệnh eczema và ghẻ ngứa.
Cùng với cây Bung lai thì quả La hán cũng là một trong những vị thuốc quí trong Đông Y. Với vị ngọt, tính mát, không độc, La hán quả có tác dụng nhuận phế lợi hầu, hóa đàm chỉ khái, nhuận tràng thông tiện, có tác dụng hữu hiệu trong chữa trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
- Để chữa viêm họng: La hán quả thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày
- Chữa mất tiếng: La hán 1 quả, thái lát, thêm lượng nước thích hợp sắc lên, chờ nguội, chia ra uống nhiều lần, mỗi lần một ít.
- Chữa ho gà: La hán 1 quả, hồng khô 25g, sắc nước uống; Hoặc dùng trái la hán 1 quả, phổi lợn 40g (bóp hết bọt), hầm chín, thêm gia vị vào ăn.
- Chữa ho khạc ra đờm vàng đặc quánh: La hán quả 20g, Tang bạch bì 12g, sắc nước uống trong 7-10 ngày.
- Bổ phế, hỗ trợ trong điều trị ho lao: La hán quả 60g, thịt lợn nạc 100g; hai thứ đều thái lát, thêm lượng nước thích hợp, hầm chí, thêm chút muối, ăn trong bữa cơm.
- Chữa táo bón: Dùng la hán quả sắc lấy nước, pha thêm mật ong uống trong ngày.
Trà La hán là thứ nước giải khát giàu dinh dưỡng, rất thích hợp với những người thể tạng nóng trong, đặc biệt là những người bị đái tháo đường hay béo phì. Uống quả La Hán trong mùa hè có thể trị say nắng, giảm nhiệt. Vào mùa Đông, dùng món này sẽ làm mềm và giữ ấm cổ họng.
TS