Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch. Một người được gọi là bị tăng huyết áp khi có huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 135mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 85 mmHg. Dưới đây là cách nhận biết chứng tăng huyết áp.
Đa số người bị tăng huyết áp đều không tìm thấy căn nguyên, vì vậy gọi là tăng huyết áp nguyên phát. Ở những người này thường thấy có một số yếu tố làm cho dễ bị bệnh hơn người không có các yếu tố đó – được gọi là các yếu tố nguy cơ. Các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp thường gặp là: ăn mặn, béo phì, ít vận động, có nhiều căng thẳng trong cuộc sống, trong gia đình có người bị tăng huyết áp, tuổi cao. Những người bị tiểu đường, rối loạn mỡ máu thì cũng rất dễ có bệnh tăng huyết áp đi kèm.
Chỉ có khoảng 10% các trường hợp là tìm được nguyên nhân gây tăng huyết áp. tăng huyết áp có nguyên nhân hay gặp ở tuổi trẻ (dưới 30 tuổi). Một số nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp là bệnh thận cấp hoặc mạn tính, bị hẹp động mạch thận, hẹp eo động mạch chủ, bệnh hẹp tắc mạch nhiều nơi (còn gọi là bệnh Takayasu), do nhiễm độc tăng huyết ápi nghén, có khối u tuyến thượng thận, bệnh của tuyến giáp, tuyến yên, do dùng một số thuốc có chứa corticoid, thuốc tránh tăng huyết ápi, cam thảo…
Tăng huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì phần lớn những người bị tăng huyết áp đều không thấy có khó chịu gì, một số ít có thể thấy đau đầu, nóng bừng mặt. Nếu không được đo huyết áp định kỳ thì người bị tăng huyết áp chỉ được phát hiện khi có các biến chứng nặng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tổn thương đáy mắt gây giảm thị lực hay đã có biểu hiện suy tim…
Vậy làm thế nào để biết mình bị tăng huyết áp?
Chỉ có một cách duy nhất, đơn giản và dễ thực hiện để biết có bị tăng huyết áp hay không là đo huyết áp định kỳ. Đo huyết áp cần được thực hiện mỗi năm một lần với người dưới 40 tuổi, còn những người từ 40 tuổi trở lên thì cần được đo huyết áp 6 tháng/lần. Mỗi người cần biết rõ số đo huyết áp như số tuổi của mình.
Đo huyết áp có thể được thực hiện tại bệnh viện, phòng khám hoặc tại nhà. Máy đo huyết áp có thể là loại máy đo cột thủy ngân, máy đo loại đồng hồ hay máy đo tự động. Tuy nhiên cần sử dụng loại băng đo huyết áp cuốn ở cánh tay. Nếu đo tại nhà cần thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ và hướng dẫn của nhà sản xuất máy và cần phải biết cách đo huyết áp đúng.
Đo huyết áp thế nào là đúng?
Để đo được con số huyết áp chính xác, cần tuân thủ một số điểm như sau:
- Ngồi nghỉ trước khi đo, ít nhất 5-10 phút, trong phòng yên tĩnh.
- Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc) trước khi đo 2 giờ.
- Tư thế đo: ngồi tựa vào lưng ghế, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. Có thể đo thêm ở tư thế nằm. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường, nên đo thêm tư thế đứng nhằm xác định có “hạ huyết áp tư thế” hay không.
Sử dụng huyết áp kế với bao hơi có bề dài bằng 80%; bề rộng bằng 40% chu vi cánh tay. Quấn băng đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2cm. Đặt máy ở vị trí thích hợp sao cho máy hoặc mốc 0 của tăng huyết ápng đo ngang mức với tim.
- Nên đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau 1-2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg, cần đo lại lần 3 sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Lần đo huyết áp đầu tiên, nên đo huyết áp ở cả hai tay.
- Huyết áp tâm thu tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đập đầu tiên và huyết áp tâm trương tương ứng với khi mất hẳn tiếng đập.
- Trường hợp nghi ngờ, có thể tới các phòng khám chuyên khoa để được theo dõi huyết áp liên tục bằng máy đo tự động trong 24 giờ (Holter huyết áp).
Bạn có thể tự đo huyết áp bằng máy đo huyết áp Omron, sản phẩm nhỏ gọn, tự động hoàn toàn giúp đo huyết áp nhanh chóng, chính xác, tiện dụng.