Cao huyết áp là bệnh lý tim mạch phổ biến nhất hiện nay. Bệnh thường diễn biến khá âm thầm và ít khi được phát hiện sớm. Phần lớn, bệnh được phát hiện khi đã có một hay nhiều biến chứng. Vì thế, cao huyết áp được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng”
Vậy huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực máu ở trong lòng động mạch. Huyết áp được tạo ra bởi lực co bóp của tim và sức cản của động mạch. Huyết áp bình thường đo ở cánh tay là nhỏ hơn hoặc bằng 120/80mmHg. Tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90mmHg.
Biến chứng là nỗi lo đáng sợ nhất của người bị tăng huyết áp.
Biến chứng não với tắc mạch não, chảy máu não là những biến chứng nặng nhất và hay gặp nhất. Biểu hiện nặng là liệt nửa người và có thể tử vong. Nhẹ hơn, là những rối loạn chức năng não như: nhức đầu dữ dội, mờ mắt, chóng quên… Chỉ cần hạ được 5mmHg ở ngư¬ời tăng huyết áp là số tai biến mạch máu não giảm đ¬ược 35-40%. Biến chứng ở tim làm tim to ra, cơ tim dày lên, nặng hơn nữa là đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim. Tăng huyết áp gây biến chứng ở thận gây phù, suy thận dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi. Các động mạch ở chi, mắt có thể bị hẹp hoặc tắc gây mù, tím tái đầu chi,…
Hiện nay, có nhiều loại thuốc tây y được sử dụng trong điều trị bệnh tăng huyết áp như các nhóm thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển,… Tuy nhiên, với những tác dụng phụ mà chúng mang lại thường xuyên cho người sử dụng như phù, đau đầu, nóng bừng mặt, ho dai dẳng, hạ huyết áp tư thế,… Việc tìm kiếm một loại thuốc hiệu quả mà an toàn, ít hoặc không có tác dụng phụ là mong muốn lớn nhất của người bệnh.
Theo Y học cổ truyền, tăng huyết áp là bệnh do các tạng can, thận, tâm, tỳ bị mất điều hoà gây nên. Sử dụng các phương thuốc có tác dụng điều hoà công năng các phủ tạng sẽ là phương pháp điều trị tận gốc căn bệnh này. Các vị thuốc Nam như cúc hoa, hoè hoa, câu đằng, chuối tiêu…vẫn thường được người dân sử dụng từ xưa đến nay trong điều trị tăng huyết áp. Bài thuốc “Giáng áp hợp tễ” là sự phối hợp của các vị thuốc Huyền sâm, Câu đằng, Hạ khô thảo, Địa long, Dạ giao đằng, Táo nhân giúp điều hoà và phục hồi chức năng các tạng can, thận, có tác dụng giải quyết từ gốc bệnh cao huyết áp. Bài thuốc “Giáng áp hợp tễ” giúp hạ huyết áp, ổn định huyết áp lâu dài, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân tăng huyết áp.
Bệnh nhân tăng huyết áp sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội nếu biến chứng xẩy ra. Vì vậy, hãy kiểm soát huyết áp khi còn chưa muộn. Khám sức khoẻ định kỳ, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, dùng thuốc hợp lý sẽ ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, cho bạn một cơ thể khoẻ mạnh bên cạnh những người thân yêu.
THs. Hoàng Khánh Toàn
(Chủ nhiệm khoa đông y Bệnh viện 108)
Theo thế giới sức khỏe