Mang thai là giai đoạn hạnh phúc nhất đồng thời cũng là giai đoạn khó khăn nhất mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng phải trải qua.Ngoài những thay đổi về nội tiết tố, bộ máy hoạt động của cơ thể, một số phụ nữ còn bị bệnh tiểu đường khi mang thai và người ta gọi là tiểu đường thai kỳ.
Làm cách nào để đối phó với căn bệnh khó chịu này khi đang bầu bí? Cheryl Alkon, tác giả của cuốn “Cân bằng giữa Mang thai và Tiểu đường” cho rằng, vấn đề không quá nghiêm trọng như mọi người vẫn nghĩ. Điều quan trọng bạn cần làm là lên sẵn một kế hoạch.
Dưới đây là 7 lời khuyên hữu ích có thể giúp bạn xoay xở khi mắc bệnh và có một thai kỳ khỏe mạnh
1. Kiểm soát lượng đường trong máu
Nếu bạn và ông xã đang có ý định mang thai và sinh con, bạn nên từ bỏ một số thói quen không tốt (hút thuốc chẳng hạn), giảm cân (nếu bạn bị thừa cân), và uống bổ sung vitamin trước khi sinh. Trong trường hợp bạn bị tiểu đường thì bạn nên kiểm soát được lượng đường trong máu.
Nếu lượng đường huyết của bạn quá cao hoặc quá thấp, thời kỳ bầu bí của bạn sẽ khó khăn hơn bao giờ hết.
Phụ nữ bị tiểu đường loại 2 có nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến khó thụ thai. Thuốc kích thích rụng trứng như Clomid và Serophene có thể giúp bạn cải thiện tình hình.
2. Gặp gỡ bác sĩ thường xuyên
Những thai phụ bị tiểu đường có thể phải thường xuyên gặp các bác sĩ sản khoa nhiều hơn gấp 3 lần so với những phụ nữ khác.
Thường xuyên theo dõi, siêu âm thai nhi và kiểm tra lượng đường huyết thêm vào là một việc làm rất quan trọng. Nó giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh, từ đó dễ dàng lên kế hoạch cho một thai kỳ khỏe mạnh.
3. Xem xét việc ngừng uống thuốc tiểu đường
Hầu hết các bác sĩ khuyên rằng, thai phụ mắc tiểu đường loại 2 không nên tiếp tục uống thuốc trị tiểu đường. Nguyên nhân là do chưa có đầy đủ bằng chứng chứng minh thuốc chữa tiểu đường như metformin an toàn với phụ nữ có thai. Insulin có thể là một lựa chọn tốt hơn cho bạn, giúp kiểm soát chặt chẽ lượng đường huyết trước và trong thai kỳ.
Nếu bạn bị tiểu đường loại 1 thì chắc chắc bạn phải dùng insulin, do đó khi mang thai bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng cũng như cách dùng thuốc.
Chuyên gia khuyên các thai phụ, buối sáng thức dậy nên ăn một chút bánh quy.
4. Hiểu về triệu chứng buồn nôn mỗi sáng
Nếu bạn dùng thuốc insulin, bạn cần phải có thức ăn trong dạ dày. Điều này vô hình trung trở nên khó khăn bởi vì khi mang thai, bạn cảm thấy buồn nôn và không muốn ăn gì.
5. Duy trì kiểm soát lượng đường trong máu
Kiểm soát lượng đường huyết vốn đã khó ngay cả khi
6. Ăn đồ ăn nhanh chứa nhiều carbonhydrate
Nếu bạn là người phụ thuộc vào insulin, bạn phải chuẩn bị sẵn tinh thần để đối phó với hạ đường huyết. Nguyên nhân là do khi bạn dùng quá nhiều thuốc insulin mà lại ăn uống không đủ để phù hợp với lượng insulin trong cơ thể.
Ngoài những loại thuốc hỗ trợ cho những người bị hạ đường huyết như viên nén glucose, bạn có thể hình thành cho mình một thói quen tốt như sau: Luôn dự trữ và mang theo bên mình một số món ăn nhẹ giàu carbonhydrate như nước hoa quả, bánh kẹo…
7. Sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình
Mẹ, chị gái hoặc những người bạn thân thiết- những người từng trải hơn bạn có thể mang đến cho bạn những lời khuyên hết sức bổ ích.
Do đó, bạn hãy chủ động liên lạc với những phụ nữ cũng đã từng bị tiểu đường khi mang thai để chia sẻ và tìm kiếm sự giúp đỡ.
Chúc các bà bầu sẽ tìm được những lựa chọn tốt nhất dành cho mình để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh.
Theo mẹ yêu con