Một công trình nghiên cứu vừa chứng minh một cách rõ ràng rằng cà phê, một ít lâu sau khi được uống, gây nên một sự tăng cao nhanh của huyết áp. Vậy không phải là vô ích khi kiểm chứng xem cà phê có thể gây nên tăng huyết áp về lâu về dài hay không?
Những yếu tố dinh dưỡng được biết rõ làm gia tăng nguy cơ cao huyết áp là sự thừa sodium, sự thiếu hụt tương đối potassium, và uống rượu quá độ. Những mối tương quan này đã được xác lập rõ. Nhưng thế đối với cà phê thì sao?
Những hậu quả về sau
Thay vì hướng vào huyết áp động mạch, chúng ta cũng có thể quan tâm đến phần cuối của chuỗi bệnh lý: cà phê có gây nên một sự gia tăng số các sự cố hay những bệnh tật không? Câu trả lời là không, nhưng cần nói thêm rằng về chủ đề này chúng ta chỉ có những công trình nghiên cứu thuộc loại dịch tễ học chứ không phải can thiệp (interventionnel). Vậy ta có thể ghi nhận rằng vào giai đoạn kiến thức dịch tễ học của chúng ta hiện nay, cà phê không làm gia tăng nguy cơ bị bệnh động mạch vành và không có một ảnh hưởng nào lên tiên lượng sau nhồi máu cơ tim.
Vài công trình nghiên cứu cho thấy một mối liên hệ nghịch giữa việc tiêu thụ cà phê và mức độ mắc phải những vấn đề động mạch vành; mặt khác cũng nhận xét đã được thực hiện về mối liên quan giữa cà phê và bệnh đái đường. Nhưng một lần nữa, những công trình nghiên cứu dịch tễ học này không cho phép chứng minh một mối liên hệ nhân quả: dầu sao cũng có thể rằng những người bị những vấn đề tim hay đái đường, uống ít cà phê hơn vì lý do này hay lý do khác, điều này được thể hiện bởi mối quan hệ nghịch trong các công trình nghiên cứu.
Một cách tổng quát, có những chỉ dẫn khiến nghĩ rằng cà phê ảnh hưởng lên nguy cơ bị cao huyết áp theo một đường cong hình chữ U: những người không uống cà phê cũng như những người uống nhiều (>4 – 6 ly mỗi ngày) đều có một nguy cơ thấp, trong khi nguy cơ này cao hơn giữa hai tình huống. Những công trình nghiên cứu can thiệp (études interventionnelles) cho thấy rằng cà phê có thể gây nên một sự tăng nhẹ của huyết áp. Nhưng như đã nói trên đây, những nghiên cứu này chỉ được thực hiện trong một thời gian hạn chế, với tối đa là 12 tuần. Sự gia tăng là khá thấp: khoảng 2mmHg đối với huyết áp tâm thu và 1mmHg đối với huyết áp tâm trương với những liều lượng mỗi ngày từ 300 đến 800mg (hoặc khoảng 3-8 tách cà phê mỗi ngày). Những người trẻ nhạy cảm hơn đối với tác dụng cao huyết áp. Một công trình nghiên cứu khác xác lập sự khác nhau rõ ràng giữa cà phê dùng nguyên như vậy và caféine, được cho chịu trách nhiệm tác dụng lên huyết áp. Nơi những người đã uống những viên thuốc chứa caféine, sự gia tăng được quan sát của huyết áp là 4 lần cao hơn so với những người uống những tách cà phê với một liều lượng caféine tương tự.
Như vậy có cái gì khác với caféine trong cà phê đã ảnh hưởng lên huyết áp. Cà phê đặc biệt chứa potassium, magnésium, manganèse và một lượng cao polyphénols. Trong các chất này, chỉ có potassium đã chứng tỏ có một tác dụng đáng kể lên huyết áp, nhưng cũng không loại trừ những thành phần khác cũng bù lại tác dụng của caféine.
Tóm lại, có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng cà phê không có tác dụng thật sự lên huyết áp. Vậy hiện nay không có một luận cứ thuyết phục nào cho rằng nếu ta muốn ngăn ngừa cao huyết áp thì cần phải tránh cà phê.
Cách phát hiện bệnh tăng huyết áp
Chỉ có một cách duy nhất, đơn giản và dễ thực hiện để biết có bị tăng huyết áp hay không là đo huyết áp định kỳ. Mỗi người cần biết rõ số đo huyết áp như số tuổi của mình.
Đo huyết áp có thể được thực hiện tại bệnh viện, phòng khám hoặc tại nhà. Máy đo huyết áp có thể là loại máy đo cột thủy ngân, máy đo loại đồng hồ hay máy đo tự động. Tuy nhiên cần sử dụng loại băng đo huyết áp cuốn ở cánh tay. Nếu đo tại nhà cần thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ và hướng dẫn của nhà sản xuất máy và cần phải biết cách đo huyết áp đúng.
Có một chiếc máy đo huyết áp tại nhà và kiểm tra thường xuyên là điều vô cùng cần thiết. Và sản phẩm máy đo huyết áp JPN1 được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe đó. Sản phẩm được sản xuất tại Nhật Bản ứng dụng công nghệ Intellisense tiên tiến, cảm biến thông tin sinh học kết hợp công nghệ fuzzy logic đặc tính cao cho kết quả đo nhanh, chính xác cao, máy chạy êm, tự động hoàn toàn và rất dễ thao tác, sử dụng.
Việc phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa được các biến chứng khôn lường, nhất là tai biến mạch máu não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim… và các căn bệnh nguy hiểm khác.
Máy đo huyết áp OMRON được Hiệp hội tăng huyết áp Anh ( BHS ) và Hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu ( EHS ) chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế.
(Theo Le Generaliste)