Thiết bị y tế Omron - Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn

  • Menu
  • Đóng
  • Địa điểm mua hàng
  • Việt Nam
Trang chủ » Tư vấn sức khỏe » Bệnh hô hấp » Triệu chứng bệnh hen suyễn là gì?

Triệu chứng bệnh hen suyễn là gì?

 

Triệu chứng bệnh hen suyễn là gì? 1

Hen suyễn bao gồm một số triệu chứng như khò khè, ho , nặng ngực …

Những ai bị hen suyễn mới có thể hiểu hết được sự sợ hãi, stress và sự khó chịu của những cơn hen suyễn mang lại. Các cơn hen suyễn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào với rất ít triệu chứng báo trước. Dưới đây là một số triệu chứng chính của bệnh.

Mục lục

  • Cơ chế gây bệnh hen suyễn
    • Những ai có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn?
  • Triệu chứng bệnh hen suyễn
    • Ho mãn tính, dai dẳng
    • Thở khò khè
    • Hay hắng giọng
    • Hụt hơi ngay cả khi vận động nhẹ
    • Luôn cảm thấy mệt mỏi
    • Kém thích nghi với trời lạnh
    • Dễ bị dị ứng
    • Dấu hiệu chứng tỏ bệnh nặng hơn
  • Làm thế nào để chẩn đoán bệnh hen suyễn?
  • Cần làm gì khi bị hen suyễn?
    • Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
    • Tránh các tác nhân gây hen suyễn
    • Tập thể dục và bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng
    • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh

Cơ chế gây bệnh hen suyễn

Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh viêm mãn tính của đường hô hấp. Khi đường thở bị viêm nhiễm, sưng phù, tiết dịch nhầy, co thắt khi gặp các chất kích thích gây cản trở không khí đi vào phổi khiến bệnh nhân bị thiếu oxy, khó thở thì đó là khi mà xuất hiện bệnh hen suyễn.

2 cơ chế chính dẫn đến cơn hen suyễn bao gồm:

  • Cơn co thắt đường dẫn khí: Các cơ quanh đường dẫn khí siết chặt hay thắt chặt lại với nhau, sự co thắt này còn được gọi là “co thắt phế quản”và có thể gây cản trở không cho không khí được hít vào hay thở ra tại phổi.
  • Viêm đường dẫn khí: Tình trạng viêm đường dẫn khí làm cho đường dẫn khí sưng nhiều hơn và kích ứng khi bắt đầu có hen suyễn. Viêm có thể làm giảm lượng không khí mà bạn có thể hít vào hay thở ra. Trong một số trường hợp, các tuyến nhầy trên đường dẫn khí tiết quá nhiều chất nhầy đặc và hệ quả là làm tắc nghẽn đường dẫn khí khiến cho người bệnh có cảm giác ngạt thở mặc dù có thể lúc đó họ đang ở nơi đầy không khí.

Những ai có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn?

Khác với các căn bệnh về viêm đường hô hấp khác như: viêm phế quản, viêm phổi hay lao, hen suyễn không phải là bệnh lây nhiễm. Có 2 nhóm người có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn đó là:

(1) Liên quan đến yếu tố gia đình: nếu một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có ba và mẹ không bị hen suyễn thì nguy cơ bị bệnh suyễn của đứa trẻ đó rất thấp (khoảng 10%), nếu bố hoặc mẹ bị hen suyễn thì nguy cơ con bị bệnh là 25%, còn nếu cả bố và mẹ đều bị hen suyễn thì con có nguy cơ đến 50% mắc bệnh hen suyễn.

(2) Liên quan đến cơ địa dị ứng: những người bị chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng hay mắc các bệnh dị ứng khác có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn người bình thường.

Ngoài ra, những người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi và hóa chất như giáo viên, công nhân xây dựng, người khai thác khoáng sản,… cũng rất dễ trở thành đối tượng của bệnh hen suyễn.

Triệu chứng bệnh hen suyễn

Triệu chứng bệnh hen suyễn 1

Bệnh hen suyễn tuy là căn bệnh không thể chữa được, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được các triệu chứng của bệnh. Các triệu chứng bệnh hen suyễn thường thay đổi theo thời gian nên chúng ta cần gặp bác sĩ định kỳ để được theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng, kết hợp điều chỉnh điều trị nếu cần. Cần chú ý các dấu hiệu cảnh báo bệnh hen suyễn dưới đây để phát hiện sớm và chủ động đi khám.

Ho mãn tính, dai dẳng

Ho là phản ứng của cơ thể nhằm đẩy các chất bài tiết hoặc các dị nguyên từ môi trường như phấn hoa, bụi, khói thuốc lá… ra ngoài. Một số bệnh như nhiễm khuẩn xoang mũi, cảm lạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến biểu hiện ho nhưng ho ở người bị hen suyễn có thể kéo dài và hay xảy ra hơn. Thêm nữa, ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn suyễn ban đêm khi đó bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Thở khò khè

Một đặc điểm dễ nhận thấy của người bệnh hen suyễn đó là thở khò khè, cảm giác như có tiếng rít trong hơi thở. Tiếng rít khò khè là âm thanh không khí tạo thành khi không thể đi qua phổi một cách bình thường và biểu hiện này dễ gặp hơn khi thời tiết trở lạnh. Do đó, để nắm bắt tình trạng bệnh kịp thời bạn nên theo dõi kỹ phản ứng của cơ thể khi tập thể dục trong những điều kiện nhiệt độ khác nhau.

Hay hắng giọng

Hắng giọng là hành động đẩy dịch nhầy mắc kẹt trong cổ họng. Trong cổ họng, hốc mũi và các xoang đều có màng nhầy, khi bị kích thích, nước nhầy sẽ tiết ra nhiều hơn. Việc dịch nhầy bị kích thích trong cổ họng và các bộ phận khác có thể là triệu chứng của bệnh hen suyễn.

Hụt hơi ngay cả khi vận động nhẹ

Sau khi vận động bạn phải ngồi xuống và nín thở mới có thể tiếp tục làm việc khác thì có thể bạn đã bị hen suyễn. Bạn có thể gặp phải biểu hiện này ngay cả khi vận động nhẹ.

Luôn cảm thấy mệt mỏi

Người bệnh hen phế quản thường bị rơi vào cảm giác mệt mỏi vì tình trạng thở mệt nhọc, nhịp thở không đều, thở khò khè khiến cho cơ thể không được cung cấp đủ khí oxy.

Kém thích nghi với trời lạnh

Thời tiết lạnh dễ gây ảnh hưởng đến các bệnh về đường hô hấp và bệnh hen suyễn cũng vậy. Dù là ban đêm hay ban ngày thì người bệnh hen suyễn khi ở thời tiết lạnh cũng dễ bị ho, sổ mũi, ngạt mũi, khó thở, thở khò khè. Hoặc là người bệnh thường bị hắt hơi liên tục, cảm, ho, sổ mũi vào đúng 1 thời điểm cố định trong năm (nhất là khi giao mùa hoặc vào mùa đông). Đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa bạn dễ cảm lạnh kéo dài, bệnh không thuyên giảm ngay cả khi đã sử dụng nhiều biện pháp giải cảm và dùng các loại thuốc cảm khác nhau.

Dễ bị dị ứng

Khi tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, dị ứng thời tiết nhất là khi giao mùa sẽ dễ khiến người bệnh hen suyễn bị dị ứng hơn so với người bình thường. Hoặc một số món ăn lạ: măng tây, thức ăn có tính nóng, đồ hộp, hải sản… cũng khiến cho người bệnh dễ bị dị ứng.

Dấu hiệu chứng tỏ bệnh nặng hơn

Khi mà bệnh hen suyễn trở lên tồi tệ hơn thì các biểu hiện của bệnh thường xuyên xảy ra và với cường độ mạnh hơn và gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt và công việc của người bệnh. Những dấu hiệu sau sẽ phần nào nói đến được mức độ nghiêm trọng của bệnh:

  • Triệu chứng bệnh xảy ra thường xuyên và gây khó chịu hơn.
  • Tăng mức độ khó thở
  • Nhu cầu sử dụng máy trợ giúp thở, ống hít nhanh chóng thường xuyên hơn.

Đối với một số người, dấu hiệu và triệu chứng hen suyễn bùng phát trong những tình huống nhất định:

– Hen suyễn do tập thể dục, có thể nặng hơn khi khi trời lạnh.

– Hen suyễn được kích hoạt bởi các chất kích thích tại nơi làm việc như khí hóa học, bụi.

– Hen suyễn dị ứng, được kích hoạt bởi các chất trong không khí, chẳng hạn như phấn hoa, nấm mốc, chất thải, ô nhiễm không khí, khói thuốc, bụi…

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh hen suyễn?

Nếu nghi ngờ hoặc có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh hen suyễn thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán. Khi đó, ngoài việc thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn đo chức năng phổi bằng máy hô hấp ký hay lưu lượng đỉnh kế.

Hiện nay, hô hấp ký vẫn là công cụ để chẩn đoán hen suyễn có giá trị và được chấp nhận như là tiêu chuẩn vàng. Sử dụng phương pháp chẩn đoán này bạn sẽ được cho ngậm một ống thổi và sẽ được kỹ thuật viên hướng dẫn cách hít vào thở ra.

Khi có kết quả khám bác sĩ sẽ phân tích xe bạn có bị tắc nghẽn đường thở hay không, mức độ tắc nghẽn nặng hay nhẹ. Dựa vào kết quả này kết hợp với việc khám lâm sàng và những triệu chứng gặp phải mà bạn cung cấp các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận rằng bạn có bị hen suyễn hay không.

Cần làm gì khi bị hen suyễn?

Cần làm gì khi bị hen suyễn? 1

Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Dù là điều trị bất kỳ căn bệnh nào thì việc tuần thủ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng sử dụng thuốc là tiền đề quan trọng.

Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như aspirin, thuốc giảm đau không steroid như ibuprofen, naproxen,… thậm chí cả thuốc nhỏ mắt nên người bệnh cần sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối tránh việc tự ý mua thuốc, sử dụng sai thời gian hoặc sai liều dùng.

Tránh các tác nhân gây hen suyễn

Các tác nhân thường gặp gây ra bệnh hen suyễn rất nhiều quanh cuộc sống của chúng ta. Cách phòng ngừa và điều trị tốt nhất là hãy tránh xa các tác nhân gây ra căn bệnh này:

– Tránh tiếp xúc với lông của vật nuôi: Lông chó mèo, chim cảnh… là tác nhân gây bệnh viêm mũi, hen suyễn. Vì vậy, khi bị bệnh chúng ta cần tránh xa những tác nhân này nó sẽ làm cho biểu hiện của bệnh nghiêm trọng hơn.

– Đeo khẩu trang khi ra đường: Đeo khẩu trang khi ra đường, khi tiếp xúc với môi trường khói bụi không chỉ tốt cho người bệnh hen suyễn mà còn giúp mọi người tránh xa được các nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp do tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay.

– Kiêng ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng: Tôm, cua, đồ chiên nướng, rượu bia… thuộc nhóm dễ gây dị ứng. Những người có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn nên thận trọng khi sử dụng các loại thức ăn này.

– Dọn dẹp nhà cửa đều đặn: Thường xuyên lau dọn nhà cửa, hút bụi bẩn, giặt giũ chăn, ga, gối, đệm để tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Đây là một trong những cách loại bỏ tác nhân gây nên hen suyễn đơn giản, dễ thực hiện.

Tập thể dục và bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng

Tập thể dục và bổ sung dinh dưỡng hợp lý giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh và tăng sức đề kháng phòng chống bệnh tật.

Thực đơn hàng ngày cần bảo đảm cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết như đạm, chất béo, chất xơ,… Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh,…

Rèn luyện thể dục thường xuyên cũng là cách phòng ngừa bệnh hen suyễn rất tốt. Khi tập thể dục, ngoài các cơ thì phổi sẽ được gia tăng sức mạnh, ngăn ngừa những cơn hen suyễn xảy ra. Tuy nhiên bạn cần tránh tập luyện lâu ngoài trời lạnh hoặc tập quá sức bản thân, tránh những nơi tập luyện có nhiều khói bụi.

Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh

Không khí lạnh là một trong những tác nhân dễ gây ra những đợt hen suyễn cấp và các bệnh đường hô hấp khác. Do đó, vào lúc thời tiết giao mùa hay trở lạnh, bạn hãy giữ ấm cơ thể bằng cách chuẩn bị cho mình những chiếc găng tay, tất, khăn, mũ, áo khoác dày để bảo vệ cơ thể.

Theo thống kê, gần một nửa số người mắc hen suyễn phát bệnh trong độ tuổi trưởng thành. Việc nhận biết rõ các triệu chứng để điều trị kịp thời là việc làm hết sức cần thiết. Vì vậy, khi thấy có những dấu hiệu lạ nghi ngờ là dấu hiệu của bệnh hen suyễn, bạn nên đến gặp bác sỹ để được tư vấn làm rõ nguyên nhân và có hướng điều trị sớm.

Máy xông khí dung Omron - Hỗ trợ điều trị bệnh hô hấp khi giao mùa

Máy xông khí dung Omron

Máy xông khí dung Omron

Máy xông khí dung Omron giúp bạn điều trị các bệnh viêm mũi, xoang hay viêm họng, viêm phế quản, phổi, hen suyễn,… một cách hiệu quả và không gây phản ứng phụ cho hệ tiêu hóa như việc điều trị bằng phương pháp uống thuốc. Với công nghệ hiện đại, kích thước hạt khí mịn, máy dễ sử dụng, an toàn và vệ sinh, máy xông Omron là luôn là sự lựa chọn lý tưởng cho gia đình bạn.

Tính năng nổi bật :

  • Nhỏ, gọn, nhẹ, tiện lợi cho đi du lịch, công tác.
  • An toàn và dễ dàng vệ sinh.
  • Xông mũi họng hiệu quả.
  • Bộ lọc có thể thay thế
  • Máy có độ bền cao, chuyên nghiệp, điều trị các bệnh hô hấp hiệu quả.

Nhấn VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm về đánh giá của khách hàng về sản phẩm máy xông khí dung Omron.

Máy xông mũi họng Omron
OMRON Việt Nam - 14/03/2020
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh hen suyễn , Triệu chứng bệnh hen suyễn

Bài viết liên quan

  • Ho nhiều về đêm và có cơn cò cử có phải bị hen suyễn?

  • Dấu hiệu nhận biết bệnh hen ở người cao tuổi

  • Nhận biết triệu chứng ho ở trẻ bị hen suyễn

  • Làm thế nào để nhận biết bệnh hen suyễn ở trẻ?

  • Các biểu hiện thường gặp của bệnh hen suyễn

Sản phẩm
  • Theo dõi huyết áp
  • Trị liệu hô hấp
  • Đo nhiệt độ
  • Theo dõi đường huyết
  • Quản lý cân nặng
  • Trị liệu giảm đau

Trải nghiệm khách hàng

Chia sẻ về máy đo huyết áp Omron HEM-7600T của bố con Sâu

Chia sẻ về máy đo huyết áp Omron HEM-7600T của bố con Sâu

Chia sẻ về máy đo huyết áp Omron HEM-7361T của anh Trương Ngọc Anh

Chia sẻ về máy đo huyết áp Omron HEM-7361T của anh Trương Ngọc Anh

Chia sẻ vè máy xông khí dung Omron NE-C28 của mẹ Tran Hoang Anh Nguyet

Chia sẻ vè máy xông khí dung Omron NE-C28 của mẹ Tran Hoang Anh Nguyet

Chia sẻ về máy xông khí dung Omron NE C28 của bố con Sâu

Chia sẻ về máy xông khí dung Omron NE C28 của bố con Sâu

Chia sẻ về máy đo huyết áp Omron HEM-7600T của anh Nguyễn Ngọc Thạch

Chia sẻ về máy đo huyết áp Omron HEM-7600T của anh Nguyễn Ngọc Thạch

Tin nổi bật

3 bí quyết chữa nhiễm trùng đường hô hấp trên hiệu quả

3 bí quyết chữa nhiễm trùng đường hô hấp trên hiệu quả

OMRON Healthcare trưng bày tại triển lãm Hiệp hội Công nghệ Tiêu dùng CES 2022

OMRON Healthcare trưng bày tại triển lãm Hiệp hội Công nghệ Tiêu dùng CES 2022

Lựa chọn máy massage công nghệ TENS cho dân văn phòng

Lựa chọn máy massage công nghệ TENS cho dân văn phòng

Giảm đau không dùng thuốc – khuyến mại cho máy xung điện trị liệu Omron TENS

Giảm đau không dùng thuốc – khuyến mại cho máy xung điện trị liệu Omron TENS

Giải pháp trị liệu giảm đau tại nhà an toàn và hiệu quả mà không dùng thuốc

Giải pháp trị liệu giảm đau tại nhà an toàn và hiệu quả mà không dùng thuốc

Chăm sóc tại nhà
  • Tầm nhìn Gen Zero
  • Theo dõi huyết áp
  • Trị liệu hô hấp
  • Đo nhiệt độ
  • Theo dõi đường huyết
  • Quản lý cân nặng
  • Trị liệu giảm đau
Chuyên nghiệp
  • Theo dõi huyết áp
  • Trị liệu hô hấp
  • Đo nhiệt độ
  • Sàng lọc không xâm lấn
Sự kiện – Khuyến mại
  • Thông báo
  • Chương trình khuyến mại
Giới thiệu
  • Dịch vụ của chúng tôi
  • Công nghệ
  • Nhà máy
  • Môi trường
Hỗ trợ
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Câu hỏi thường gặp
  • Địa điểm mua hàng
  • Chăm sóc khách hàng
  • Đăng ký bảo hành
  • Chính sách bảo mật
  • Điểu khoản sử dụng
  • Sơ đồ trang web

Kết nối với chúng tôi

© OMRON Healthcare Singapore Pte Ltd (Vietnam Representative Office)
x

Chọn quốc gia:

  • Asia Pacific
  • Australia
  • Bangladesh
  • India
  • Indonesia
  • Malaysia
  • Myanmar
  • New-Zealand
  • Philippines
  • Singapore
  • Thailand
  • Chăm sóc tại nhà
    • Omron Gen 0
    • Theo dõi huyết áp
    • Trị liệu hô hấp
    • Đo nhiệt độ
    • Theo dõi đường huyết
    • Quản lý cân nặng
    • Trị liệu giảm đau
  • Chuyên nghiệp
    • Máy đo huyết áp
    • Trị liệu hô hấp
    • Đo nhiệt độ
    • Sàng lọc không xâm lấn
  • Sự kiện – Khuyến mại
    • Sự kiện
    • Khuyến mại
  • Cẩm nang sức khỏe
    • Huyết áp – Tim mạch – Tiểu đường
    • Bệnh hô hấp
    • Bệnh cúm – Cảm Sốt
    • Khỏe & Đẹp
    • Khách hàng chia sẻ
  • Giới thiệu
    • Dịch vụ của chúng tôi
    • Công nghệ
    • Nhà máy
    • Môi trường
  • Hỗ trợ
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Câu hỏi thường gặp
    • Địa điểm mua hàng
    • Chăm sóc khách hàng
    • Đăng ký bảo hành
    • Chính sách bảo mật
    • Điều khoản sử dụng
↑