Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Sat, 20 Aug 2022 03:06:15 +0000 vi hourly 1 Bệnh lý huyết áp và tim mạch nguy hiểm như thế nào? https://omron-yte.com.vn/30072-benh-ly-huyet-ap-va-tim-mach-nguy-hiem-nhu-the-nao/ https://omron-yte.com.vn/30072-benh-ly-huyet-ap-va-tim-mach-nguy-hiem-nhu-the-nao/#respond Thu, 07 May 2020 07:14:58 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=30072 Ngày 11/3/2020 tổ chức y tế thế giới WHO công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Virus gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bị nhiễm và nguy cơ cao dẫn đến tử vong. 

Theo phát biểu của Tiến sĩ John Whyte, Giám đốc y tế của WebMD “Những bệnh nhân có bệnh lý nền về tim mạch, huyết áp, tiểu đường sẽ bị ảnh hưởng nặng hơn nếu nhiễm virus Covid-19”.

I. Đang bị huyết áp và tim mạch có thể gây tử vong khi nhiễm Covid-19?

Một báo cáo từ trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc cho hay, yếu tố cơ bản gây ra tình trạng nghiêm trọng và tử vong ở bệnh nhân mắc Covid-19 là bệnh tim mạch, tiếp theo là bệnh tiểu đường, bệnh hô hấp mãn tính, tăng huyết áp và sau đó là ung thư.

Huyết áp cao là một trong những bệnh lý nền khiến bệnh nhân mắc phải covid-19 có rủi ro tử vong cao hơn các bệnh lý nền khác, vì nó làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của các tế bào bạch cầu. Vậy làm cách nào để có thể theo dõi, phòng ngừa và biết trước nguy cơ để có phương án xử lý kịp thời?

II. Hiểu về huyết áp và kiểm soát như thế nào?

Huyết áp là lực của dòng máu tác động lên thành động mạch, máu được tim bơm đều đặn cung cấp cho các cơ quan, khi huyết áp ≥ 140/90 mmHg thì được gọi là tăng huyết áp, nếu huyết áp dưới 90/60 mmHg thì được gọi là hạ huyết áp hoặc tụt huyết áp.

Theo thời gian, cơ thể chúng ta sẽ già đi, các mạch máu sẽ không còn độ đàn hồi để lưu thông máu trong cơ thể, từ đó nguy cơ tăng huyết áp sẽ hiện rõ.

Một khi bị huyết áp cao, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng của cơ thể như não, gây tai biến mạch máu não có thể dẫn đến xuất huyết não, biến chứng thận, suy thận, tăng huyết áp gây vỡ các mạch máu trong mắt dẫn đến mù mắt vĩnh viễn. Bệnh huyết áp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim và suy tim xung huyết.

Nhưng đừng quá lo lắng, khi phát hiện sớm huyết áp không đều nhờ các thiết bị đo huyết áp hiện đại sẽ giúp bạn có lộ trình điều trị đơn giản và kịp thời.

III. Đo huyết áp tại nhà với máy đo Omron HEM-7156 “MỚI”

Đo huyết áp là một cách tự kiểm soát được huyết áp của bản thân nhằm biết được sự tăng giảm huyết áp bất ngờ đối với người có tiền sử tim mạch hoặc người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, từ đó giúp phòng tránh các trường hợp tai biến do huyết áp không ổn định gây ra, như tai biến mạch máu não hay đột quỵ. Việc đo huyết áp tại nhà nhằm giúp bạn và người thân điều chỉnh chế độ sinh hoạt để cân bằng hợp lý.

Tại sao bạn nên chọn máy đo huyết áp từ OMRON?

Omron HEM-7156 ngoài 8 tính năng nổi trội. Máy đo huyết áp Omron được chứng nhận lâm sàng về tính chuẩn xác và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất về độ chính xác và độ tin cậy.

Công nghệ Intellisense® cho sự thoải mái và chính xác

Intellisense®, có sẵn trong tất cả các máy đo huyết áp OMRON, có thể tự động bơm hơi vòng bít theo từng cá nhân giúp bạn giảm đau và khó chịu trong quá trình đo

OMRON HEM-7156 với vòng bít IntelliWrapTM chính xác 360° có thể thực hiện ngay tại nhà

Hầu hết các vòng bít mềm thông thường sử dụng một vùng nhỏ (hoặc túi khí), cho kết quả chính xác chỉ xung quanh khu vực động mạch cánh tay, tức là thường thì dây dẫn khí phải được đặt ở bên trong cánh tay (khi đo ở tay trái). Nhưng với vòng bít thông minh IntelliWrap™ đã được cấp bằng sáng chế OMRON, cung cấp vùng đo chính xác toàn diện 360° được kích hoạt bởi túi khí bên cạnh có hình sigma.

Công nghệ IntelliWrap™ giúp phân phối đồng đều không khí xung quanh toàn bộ cánh tay trên và giảm đáng kể khả năng xảy ra lỗi do sai vị trí quấn vòng bít.

HEM-7156 của OMRON cho phép người sử dụng lần đầu đo huyết áp một cách đơn giản và dễ dàng, bất kể dây dẫn khí ở vị trí nào quanh bắp tay trên mà vẫn đạt được độ chính xác cao như khi đo ở phòng khám, bệnh viện.

Vòng bít IntelliWrap™ được tạo khuôn sẵn để phù hợp với hầu hết kích cỡ tay của người châu Á. Cho sự phù hợp hoàn hảo và được hướng dẫn rõ ràng, cho kết quả đo đáng tin cậy hơn.

Vòng bít IntelliWrap™ được phát triển với các chất liệu linh hoạt và được thiết kế với mép vòng bít ôm khít, vòng bít cong tự động bảo vệ cánh tay trên để dễ dàng quấn. Hơn nữa, chu vi của vòng bít IntelliWrap™ (22-42 cm) dễ phù hợp với nhiều người dùng.

OMRON HEM-7156 với vòng bít IntelliWrapTM chính xác 360° có thể thực hiện ngay tại nhà 1

VI. Máy đo huyết áp OMRON HEM-7156 có thể khắc phục những sai lầm thường gặp khi quấn vòng bít đo huyết áp tại nhà

Khi nói đến máy đo huyết áp tự động, vị trí quấn vòng bít góp phần rất lớn vào độ chính xác của kết quả đo. Máy đo huyết áp OMRON HEM-7156 giúp loại bỏ mối lo ngại này. Được thiết kế với vòng bít thông minh tạo khuôn sẵn IntelliWrap™ cải tiến, thiết bị mang đến các phép đo ổn định và chính xác tại mọi vị trí của vòng bít quanh cánh tay trên.

VI. Máy đo huyết áp OMRON HEM-7156 có thể khắc phục những sai lầm thường gặp khi quấn vòng bít đo huyết áp tạ 1

Tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại đây, hoặc Quý Khách vui lòng truy cập:

Nguồn tin: Thanhnien.vn

]]>
https://omron-yte.com.vn/30072-benh-ly-huyet-ap-va-tim-mach-nguy-hiem-nhu-the-nao/feed/ 0
Máy đo huyết áp loại nào tốt? https://omron-yte.com.vn/27653-may-do-huyet-ap-loai-nao-tot/ https://omron-yte.com.vn/27653-may-do-huyet-ap-loai-nao-tot/#respond Wed, 21 Nov 2018 06:19:05 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=27653 Máy đo huyết áp đang là sản phẩm chăm sóc sức khỏe được ưa chuộng và nhiều người quan tâm. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy đo huyết áp khác nhau nhưng tìm được loại máy đo huyết áp nào tốt, phù hợp thì không phải là điều dễ dàng. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến mọi người những loại máy đo huyết áp tốt, được nhiều người tin dùng nhất hiện nay.

Máy đo huyết áp loại nào tốt? 1

Máy đo huyết áp là gì?

Máy đo huyết áp là một thiết bị được dùng để đo lường mức độ tăng hoặc giảm huyết áp của con người trong một thời gian nhất định. Máy đo huyết áp bao gồm một vòng bít bơm hơi, một đơn vị đo lường (áp kế thủy ngân, hoặc áp kế) và bóng đèn van bơm phồng.

Máy đo huyết áp thường có các phần cơ bản giống nhau:

  • Vòng bít bơm hơi: Lớp bên trong của vòng bít được lấp đầy bằng không khí và siết chặt cánh tay của bạn. Lớp ngoài vòng bít có dây buộc để giữ vòng bít yên vị tại chỗ.
  • Đồng hồ đo huyết áp

Máy đo huyết áp được đo bằng dao động, tức là đo những thay đổi chuyển động của động mạch khi máu chảy qua vòng bít để tự động tính toán nhịp tim và lưu lượng máu. Sau cùng, máy sẽ sử dụng thuật toán phân tích đưa các chỉ số lên trên màn hình. Chúng ta thường ghi nhận số liệu huyết áp của nhiều lần đo, sau đó lấy chỉ số trung bình.

Máy đo huyết áp có bao nhiêu loại?

Hiện nay, trên thị trường có 4 loại máy đo huyết áp chính là máy đo huyết áp thủy ngân, máy đo huyết áp cơ, máy đo huyết áp điện tử và máy đo huyết áp tự động. Mỗi loại được thiết kế với những kiểu dáng khác nhau và đồng thời giá thành và các ưu nhược điểm khác nhau.

Máy đo huyết áp cơ

Máy đo huyết áp cơ hoạt động dựa trên nguyên lý đo gián tiếp dao động của áp lực máu, từ đó sẽ đưa ra chỉ số huyết áp đúng nhất. Đây là dòng máy đo truyền thồng thường được sử dụng trong các phòng khám, bệnh viện vì khó sử dụng.

Khi tiến hành đo huyết áp, người dùng cần quấn vòng bít vào bắp tay rồi sử dụng quả bóp cao su để bơm phồng vòng bít đến một áp suất đủ để cản trở dòng máu của động mạch đi qua vị trí cánh tay. Sau đó, van sẽ được mở.

Ưu nhược điểm của máy đo huyết áp cơ:

  • Ưu điểm: giá thành rẻ, độ chính xác cao, chống va đập tốt.
  • Nhược điểm: người dùng cần phải có kiến thức chuyên môn thì mới có thể đo được chính xác.

Máy đo huyết áp điện tử

Máy đo huyết áp điện tử 1

Đây là dòng máy sử dụng cảm ứng điện để đo dao động của huyết áp và kết quả được tự động hiển thị trên màn hình điện tử dưới dạng số. Dòng máy này rất dễ sử dụng nên bất kỳ ai cũng có thể thao tác được mà không cần phải nhờ đến sự trợ giúp của người khác.

Máy đo huyết áp điện tử được thiết kế dạng khối nhỏ gọn nên người dùng có thể mang đi mọi nơi. Màn hình của máy to và hiển thị rõ các chỉ số về huyết áp, tim mạch giúp người bệnh dễ dàng đọc được kết quả.

Ưu nhược điểm của máy đo huyết áp điện tử:

  • Ưu điểm: kiểm dáng đẹp, hiện đại, dễ sử dụng, ít khi bị lỗi.
  • Nhược điểm: chống va đập kém, dễ bị hỏng do va đập mạnh.

Máy đo huyết áp tự động

Máy đo huyết áp tự động thuộc dòng máy đo huyết áp điện tử. Máy được chia làm 2 loại là máy đo huyết tự động ở cổ tay và máy đo huyết áp tự động ở bắp tay, để biểu thị vị trí đo một cách cụ thể.

  • Ưu điểm: dễ sử dụng và giá thành rẻ.
  • Nhược điểm: độ chính xác thường bị chênh lệch khoảng 5 mmHg nhưng cơ bản vẫn sử dụng ổn.

Ngoài ra, máy đo huyết áp cổ tay và máy đo huyết áp bắp tay. Mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm riêng:

  • Máy đo huyết tự động cổ tay: kích thước khá nhỏ, dễ dàng mang theo.
  • Máy đo huyết áp tự động bắp tay: độ chính xác khá cao và có thể sử dụng cho một số vị tri khác nhau trên cơ thể.

Máy đo huyết áp thủy ngân

Máy đo huyết áp thủy ngân được thiết kế bao gồm một thước đo có hình trụ dài có vỏ bằng thủy tinh và bên trong chứa thủy ngân, kèm đó là bóng bơm hơi, vòng bít và dây nối với trụ thủy ngân để tạo áp lực.

  • Ưu điểm: cho kết quả rất chính xác, có thể sử dụng lâu dài, ít phải bảo dưỡng, không cần phải thao tác nhiều trong quá trình sử dụng.
  • Nhược điểm: có thiết kế khá cồng kềnh khó mang theo khi đi xa. Đặc biệt, do vỏ bên ngoài là thủy tinh nên nếu sử dụng không cẩn thận sẽ bị vỡ và làm thủy ngân chảy ra ngoài rất độc hại.

Máy đo huyết áp loại nào tốt?

Máy đo huyết áp sử dụng với tần suất nhiều nên người dùng nên lựa chọn sản phẩm có độ bền cao, kết quả đo chính xác và an toàn khi sử dụng. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu máy đo huyết áp nhưng người dùng thường hay ưu tiên chọn máy đo huyết áp của những thương hiệu lớn, có uy tín trên thị trường như Omron.

Omron là thương hiệu máy đo huyết áp nổi tiếng tại Nhật Bản và được đánh giá là sản phẩm không chứa hóa chất theo quy định “Hạn chế sử dụng chất độc hại RoHs của liên minh châu Âu”. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc Top 5 sản phẩm máy đo huyết áp của Omron được nhiều người lựa chọn:

Máy đo huyết áp bắp tay Omron HEM-7600T

Máy đo huyết áp bắp tay Omron HEM-7600T 1

Máy đo huyết áp Omron HEM-7600T là sản phẩm máy đo huyết áp bắp tay không dây tại nhà với độ chính xác cao, với những công nghệ hiện đại nhất như công nghệ Intellisense, bluetooth và hơn cả là công nghệ vòng bít không dây 360.

Công nghệ Intellisense được cấp bằng sáng chế của OMRON giúp đo huyết áp nhanh, chính xác và thoải mái. Thuật toán này cho phép phát hiện nhanh sự thay đổi huyết áp của bạn một cách nhanh chóng và tự động điều chỉnh mức bơm hơi phù hợp, để đảm bảo sự thoải mái, tốc độ và độ chính xác của mỗi lần đo.

Vòng bít tạo khuôn độc đáo của Omron, xoay quanh bắp tay một góc 360 ° mà không ảnh hưởng tới kết quả, làm cho việc đặt vòng bít luôn luôn đúng cách. Đối với máy huyết áp điện tử việc sử dụng vòng bít đúng cách giúp giảm đáng kể số lượng lỗi, sai số trong quá trình thực hiện đo huyết áp tại nhà, tăng độ chính xác tổng thể của kết quả.

Máy đo huyết áp bắp tay không dây HEM-7600T Công nghệ Intellisense độc quyền. Vòng bít thông minh 360 °, luôn đặt đúng cách. Kết nối thông minh với smart phone qua Bluetooth. Phát hiện cử động khi đo. Phát hiện nhịp tim không đều.

Máy đo huyết áp bắp tay Omron HEM-7124

Máy đo huyết áp bắp tay Omron HEM-7124 1

Máy đo huyết áp bắp tay Omron HEM-7124 là máy đo huyết áp trong phân khúc giá rẻ. Thiết bị được tích hợp một số tính năng cơ bản của dòng HEM bao gồm:

Với công nghệ Intellisense độc quyền, nhờ cảm biến thông minh, công nghệ cho phép máy tự động bơm hơi vòng bít đến mức lý tưởng. Không gây đau, khó chịu cho người sử dụng. Việc áp dụng công nghệ Intellisense độc quyền của Omron, giúp cho việc đo huyết áp chính xác, nhanh chóng và thuận tiện.

Máy có chỉ thị báo huyết áp cao, nếu huyết áp đo tại nhà của bạn nằm ngoài phạm vi tiêu chuẩn, một tín hiệu hình tim sẽ nhấp nháy. Giúp cho người đo biết được dấu hiệu để có phương án xử lý kịp thời.

Máy hiển thị thông tin lần đo cuối cùng cho người dùng biết được các thông số cần thiết. Dễ dàng so sánh được sự tiến triển của quá trình tăng hay giảm huyết áp.

Máy đo huyết áp bắp tay HEM-7280T

Máy đo huyết áp bắp tay HEM-7280T 1

Máy đo huyết áp bắp tay Omron Hem 7280T có thiết kế nổi bật với tính năng kết nối đơn giản, đồng bộ dữ liệu dễ dàng, kết quả rõ ràng, dễ hiểu, bạn có thể truy cập bất cứ lúc nào thông qua thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính nhờ chức năng kết nối Bluetooth thuận tiện cho việc theo dõi kết quả.

Công nghệ Intellisense nâng cao giúp bạn đo nhanh, chính xác và thoải mái hơn, tự động bơm hơi tới áp suất phù hợp, giúp máy phù hợp với nhu cầu sử dụng của mọi độ tuổi.

Máy đo huyết áp điện tử có khả năng lưu trữ lên đến 100 kết quả đo cho 2 người. Chỉ số báo mức huyết áp giúp bạn theo dõi huyết áp hàng tuần so với mức huyết áp trung bình.

Máy còn có biểu tượng OK hướng dẫn quấn vòng bít, kết quả trung bình 3 lần đo cuối với ngày và thời gian. Máy có chu vi vòng bít rộng vừa với bắp tay từ 22 – 42 cm.

Máy đo huyết áp Omron có cột mức báo huyết áp cao và hiển thị màu sắc phân biệt huyết áp cao và huyết áp tối ưu cho việc theo dõi kết quả một cách đơn giản và dễ dàng nhất

Máy đo huyết áp bắp tay Omron JPN600

Máy đo huyết áp bắp tay Omron JPN600 1

Máy đo huyết áp bắp tay Omron JPN600 với thiết kế nhỏ gọn, màn hình LCD lớn, nút bấm to rõ giúp người dùng dễ quan sát và thao tác. Máy đo huyết áp tự động với trọng lượng máy nhẹ, nhỏ gọn nên người dùng có thể mang theo bên người bất cứ lúc nào, vô cùng tiện dụng khi sử dụng.

Ngoài ra, máy đo huyết áp bắp tay Omron được thiết kế với cảm biến định vị hướng dẫn vị trí đặt tay đúng, chế độ báo lỗi cử động người và hiển thị huyết áp, phát hiện rối loạn nhịp tim nên luôn cho người dùng kết quả chính xác.

Máy đo huyết áp tự động Omron với chế độ không lưu kết quả Guess và bộ nhớ lưu đến 60 kết quả đo để bạn dễ dàng so sánh kết quả các lần đo khác nhau của mình giúp bạn theo dõi tình trạng huyết áp thuận tiện hơn.

Với công nghệ Intellisense mới, máy đo huyết áp bắp tay Omron JPN600 cho phép tự động bơm hơi vòng bít tới mức lý tưởng mà không cần phải cài đặt trước mức áp suất tạo sự thoải mái, linh hoạt cho người dùng.

Máy đo huyết áp cổ tay HEM-6221

Máy đo huyết áp cổ tay HEM-6221 1

Máy đo huyết áp cổ tay Omron HEM 6221 được coi là người bạn đồng hành, là trợ thủ đắc lực với những người bị bệnh cao huyết áp vì nó có thể theo dõi huyết áp hàng ngày để tránh các tai biến không mong muốn.

Máy đo huyết áp điện tử Omron HEM 6221 sử dụng công nghệ Intellisense thế hệ mới, tự động bơm hơi vòng bít tới mức lý tưởng cho từng cá nhân mà không cần phải cài đặt trước mức áp suất hoặc phải bơm hơi lại, tạo sự thoải mái và dễ dàng khi sử dụng. Có đèn chỉ dẫn cách quấn vòng bít đúng, báo lỗi cử động người và nhịp tim bất thường khi đo. Cảm biến định vị tự dò tì vị trí đo thích hợp, hiển thị kết quả trung bình 3 lần đo cuối trong vòng thời gian 10 phút.

Bộ nhớ của máy đo huyết áp Omron có khả năng lưu nhiều kết quả cùng thời gian đo, cho phép bạn so sánh các lần đo khác nhau để nắm rõ được tình hình huyết áp của mình và có những điều chỉnh kịp thời trong chế độ ăn uống, thể thao và nghỉ ngơi

Kiểu dáng máy được thiết kế nhỏ gọn tiện lợi để bạn có thể mang theo mọi nơi. Hơn nữa cách sử dụng đơn giản và cấu hình thân thiện với tất cả mọi người sẽ giúp bạn sử dụng máy một cách dễ dàng. Bơm và xả khí vòng bít bằng tay dễ dàng, giúp bạn thao tác nhanh và tiện lợi.

Ngoài ra còn có các sản phẩm máy đo huyết áp khác như JPN 500, HEM-7322, HEM-7270, HEM-7320, HEM-7130… cũng có những tính năng nổi trội, hiện đại, mang lại kết quả đo chính xác. Bạn có thể tham khảo ở chuyên mục máy đo huyết áp của omron tại đây.

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản máy đo huyết áp

Trong quá trình sử dụng máy đo huyết áp, bạn nên lưu ý một số điểm sau để đảm bảo kết quả đo chính xác và tăng cường tuổi thọ cho thiết bị:

Sử dụng máy theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất về tư thế đo, cách quấn vòng bít, vị trí đo, cách đọc kết quả đo, cách thiết lập các thông số và sử dụng các chế độ của máy để đảm bảo hạn chế sai số khi đo.
Nên vệ sinh máy định kỳ, tránh để bụi bẩn bám vào gây ảnh hưởng đến các chi tiết và hoạt động của máy.
Trong quá trình vệ sinh cần dùng khăn vải mềm, khô để lau máy, tuyệt đối không lau bằng giẻ ướt hoặc dùng các loại chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh, dung dịch dễ bay hơi.
Bảo quản máy ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp, tránh nhiệt độ cao, độ ẩm cao.
Không để máy bị rơi, bị va chạm mạnh hay làm đổ các chất lỏng vào thiết bị.
Trong trường hợp xảy ra các lỗi hay máy bị hỏng hóc thì cần liên hệ với nhà phân phối, trung tâm bảo hành, tuyệt đối không tự sửa chữa hay tháo rời máy.

Máy đo huyết áp là sản phẩm cần thiết với những gia đình có người bị cao huyết áp. Bên cạnh việc chọn mua một sản phẩm chất lượng, bạn cũng nên học cách sử dụng máy đo huyết áp tại nhà để có được sự phản ánh chính xác về sức khỏe của bản thân và gia đình.

Theo: Omron-yte.com.vn

]]>
https://omron-yte.com.vn/27653-may-do-huyet-ap-loai-nao-tot/feed/ 0
Nguy cơ bị đột qụy do tăng huyết áp https://omron-yte.com.vn/4089-dot-quy-do-tang-huyet-ap/ Wed, 10 Nov 2010 07:51:10 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=4089 Đột qụy (stroke) do tăng huyết áp hay thường được gọi là tai biến mạch não do tăng huyết áp là một thuật ngữ chung để chỉ các bệnh do tắc mạch não (nhồi máu não) và do chảy máu não (xuất huyết não). Bệnh hay gặp ở người lớn tuổi. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.

 1

Nguy hiểm của đột qụy do THA?

Khi bị đột qụy, một phần não bị hư hại đột ngột do mất máu nuôi não do tắc hoặc vỡ mạch máu não. Khi thiếu máu lên não, các tế bào não sẽ ngừng hoạt động và sẽ chết đi sau vài phút. Những tổn thương này dẫn đến các vùng cơ thể do phần não đó điều khiển sẽ bị tổn thương như yếu, liệt, tê, mất cảm giác nửa người, không nói được hoặc hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Nhiều trường hợp được cứu sống nhưng có thể bị tàn phế suốt đời, giảm tuổi thọ và không còn khả năng lao động, khó hoà nhập cuộc sống bình thường.

Những trường hợp mạch não bị tắc do mảng xơ vữa ở thành mạch dày dần lên, làm hẹp dần lòng mạch và kết hợp với việc hình thành cục máu đông. Mạch máu bị vỡ do tăng huyết áp gây xuất huyết não làm chảy máu, chèn ép não bộ và đôi khi xuất huyết ở khoang dưới nhện (mạch máu bị vỡ ra làm máu chảy vào khoang trống bao quanh não).

Biểu hiện lâm sàng do tắc mạch hoặc do vỡ mạch khó có thể phân biệt, để chẩn đoán nguyên nhân phải dựa vào các yếu tố tiền căn, bệnh có sẵn và xét nghiệm cận lâm sàng (chụp Xquang sọ não, MRI, CT scanner)

Trong trường hợp điển hình, các triệu chứng xuất hiện đột ngột, tiến triển chỉ trong vài giờ (hoặc vài ngày). Trên lý thuyết, các triệu chứng thần kinh khu trú tương ứng với khu vực tưới máu của động mạch bị tổn thương, tuy nhiên do các động mạch thông nối với nhau nên có sự cấp máu bù bởi các động mạch còn nguyên vẹn làm nhòe các triệu chứng.

Những người bị tăng huyết áp có nguy cơ cao bị đột qụy là những người trên 55 tuổi có kèm theo các bệnh phối hợp như đái tháo đường, vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu, các bệnh mạch vành, van tim, loạn nhịp tim, hút thuốc lá, béo phì- thừa cân, lười vận động và bị stress.

Phòng ngừa đột qụy như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh có hiệu quả cần tuân thủ tốt các chế độ phòng bệnh:

a. Phòng bệnh cấp một bao gồm các hành động với mục đích không cho bệnh hoặc tác nhân xấu có cơ hội gây ra bệnh tật.

b. Phòng bệnh cấp hai với mục đích phát hiện ra bệnh ở giai đoạn mới chưa có triệu chứng. Nhờ đó khi áp dụng, các phương thức điều trị có thể trì hoãn hoặc chặn đứng không cho bệnh xảy ra.

c. Phòng ngừa cấp ba là để tránh các biến chứng xấu của bệnh mà không may đang mắc phải.

Huyết áp cao là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra đột qụy. Các nhà y học đã coi tăng huyết áp như kẻ giết người thầm lặng. Ở người tăng huyết áp, nguy cơ bệnh tăng lên gấp 3 hoặc 4 lần so với người bình thường. Cả huyết áp tâm thu và tâm trương đều quan trọng như nhau và đều là nguy cơ gây tai biến này. Tăng huyết áp là nguyên nhân gây đột qụy quan trọng nhất và ta có thể điều chỉnh được. Duy trì huyết áp ở mức độ bình thường là yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa đột qụy.

Vì thế mỗi người cần theo dõi huyết áp đều đặn, đo ít nhất 2 lần mỗi năm. Nhiều người không biết huyết áp mình cao vì bệnh thường thường không có triệu chứng.

Kiểm soát trị số huyết áp và khống chế huyết áp để đạt được trị số huyết áp mục tiêu. Nguyên tắc sử dụng thuốc hạ áp là nên bắt đầu với một thuốc liều thấp hoặc phối hợp các nhóm thuốc với liều thấp để vừa đạt được hiệu quả điều trị vừa làm giảm tác dụng phụ.

Huyết áp nên duy trì dưới 120/80mmHg. Trên mức này đã được coi như tiền tăng huyết áp và cần được theo dõi. Trên mức 140/90mmHg là tăng huyết áp… Dùng thuốc hạ huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ, đừng bỏ sót một ngày nào dù thấy khỏe mạnh và cả khi huyết áp đã trở về trong giới hạn bình thường. Nếu cho rằng có thể giảm liều lượng thuốc thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Các yếu tố nguy cơ cần được kiểm soát như:

– Không hút thuốc lá, thuốc lào.

-Hạn chế ăn muối.

– Giảm cân nặng nếu béo phì.

– Vận động cơ thể đều đặn và cần tập thể dục 30-45 phút mỗi ngày, là giảm được nhiều nguy cơ.

– Giảm căng thẳng tâm thần vì stress gây tăng huyết áp và có thể gây ra đột qụy.

– Ăn chế độ ăn giảm mỡ.

– Điều trị tốt bệnh đái tháo đường, cần duy trì đường huyết ở mức độ trung bình, vì bệnh này làm tăng nguy cơ tai biến từ 2 – 4 lần cũng như tăng tỷ lệ tử vong.

– Aspirin với đột qụy: aspirin giảm sự ngưng kết của tiểu cầu, do đó được dùng để phòng ngừa một vài bệnh tim mạch. Nhưng việc sử dụng này là vấn đề khá tế nhị, cần được sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

– Điều trị rối loạn lipid máu: Những người tăng huyết áp cần được kiểm tra lipid máu định kỳ, bao gồm cholesterol toàn phần, LDL-C, triglycerid và HDL-C sau khi nhịn đói 10-12 giờ. Nên kiểm tra định kỳ lượng lipid máu 6-12 tháng/lần. Điều trị bằng thuốc phải kết hợp với liệu pháp thay đổi lối sống.

Ngoài ra, không nên quan niệm bị đột qụy có nghĩa là cuộc đời chấm dứt.

Cho nên, điều cần thiết là người bệnh phải có thái độ tích cực, tin tưởng ở các phương pháp điều trị, phục hồi chức năng và chủ động trong việc tự săn sóc, và với sự hỗ trợ, chăm sóc của người thân.

Dự án phòng, chống bệnh tăng huyết áp quốc gia – Viện tim mạch Việt Nam

TS.BS. Phạm Quốc Khánh (Viện Tim mạch Việt Nam)

]]>