Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Sat, 20 Aug 2022 03:38:14 +0000 vi hourly 1 Viêm khớp dạng thấp và nguy cơ bị tàn phế https://omron-yte.com.vn/18869-viem-khop-dang-thap-va-nguy-co-bi-tan-phe/ Thu, 26 Sep 2013 07:46:00 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=18869 Cô Linh (Hoàng Hóa, Thanh Hóa) khốn khổ vì viêm khớp dạng thấp hành hạ. Cô bị đau khớp dữ dội, không thể đi lại được, mọi sinh hoạt phải có người trợ giúp. Gần đây đọc nhiều thông tin cô không khỏi hoang mang và lo sợ vì nguy cơ bị tàn phế ở những người viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp dạng thấp có thể gây tàn phế?

Theo kết quả thống kê, viêm khớp dạng thấp chiếm tỷ lệ 0,5 – 3% dân số toàn thế giới. Ở Việt nam chiếm 20% trong số bệnh nhân mắc các bệnh lí về khớp. 70-80% gặp ở nữ giới độ tuổi trung niên , 80% gặp ở nữ giới độ tuổi 35 – 50 tuổi. Đây là bệnh khớp mãn tính ở người lớn, biểu hiện bằng viêm không đặc hiệu màng hoạt dịch ở nhiều khớp, diễn biến kéo dài, tăng dần, cuối cùng dẫn tới dính khớp, biến dạng khớp.

Viêm khớp dạng thấp có thể gây tàn phế? 1

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm khớp dạng thấp có thể do virus, có thể do yếu tố cơ địa cũng có thể do di truyền. Khi bị viêm khớp dạng thấp, người bệnh thường bị đau khớp, cứng khớp gây hạn chế vận động và còn nhiều biểu hiện toàn thân gây nguy hiểm cho người bệnh. Về sau này, các khớp viêm tiến triển tăng dần và nặng dần, phát triển thành tình trạng dính và biến dạng khớp với nhiều di chứng khác nhau như ngón tay hình cổ cò, cổ tay hình lưng lạc đà, khớp gối dính ở tư thế nữa co…

Hầu như trong các trường hợp bị viêm khớp dạng thấp, số lượng khớp bị tổn thương thường lớn, đối xứng hai bên và nguy cơ gây tàn phế cao. Do sự rối loạn của hệ miễn dịch nên cơ thể tự sinh kháng thể tấn công vào các cơ quan, đặc biệt là màng hoạt dịch khớp. Ở giai đoạn toàn phát, khi có sự “bào mòn” sụn khớp, đầu xương thì khớp bị tổn thương và khó phục hồi. Hậu quả là người bệnh không chỉ gặp khó khăn trong hoạt động hàng ngày mà còn có thể bị biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp, mất khả năng vận động, thậm chí dẫn tới tàn phế suốt đời. Theo PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc (Khoa Cơ Xương khớp, bệnh viện Bạch Mai), sau 10 năm mắc viêm khớp dạng thấp, 40-60% bệnh nhân mất khả năng làm việc, khớp có thể biến dạng, gây tàn phế và cần đến sự chăm sóc, giúp đỡ của người khác. Nguy cơ tử vong tăng cao ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng vận động, người mắc bệnh tim mạch, nhiễm trùng, loãng xương và các bệnh là hậu quả của thuốc kháng viêm không steroid,… Bên cạnh đó, viêm khớp dạng thấp còn gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể (tim, phổi,…), kèm theo các triệu chứng toàn thân (mệt mỏi, sốt cao, nổi nốt thấp dưới da,…).

Nếu không được thăm khám cẩn thận, bệnh nhân tự ý điều trị một cách sai lầm, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể bị cứng các khớp, ngón tay co quắp lại, không cầm nắm được, vai không thể giơ lên cao, ngón chân bị trẹo ra ngoài, rất đau đớn. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tàn phế.

Việc điều trị viêm khớp dạng thấp còn rất nhiều khó khăn

Việc điều trị viêm khớp dạng thấp còn rất nhiều khó khăn 1

Viêm khớp dạng thấp là bệnh khó chữa khỏi, để điều trị viêm khớp dạng thấp, tùy theo mức độ nặng của bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ điều trị cụ thể: dùng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật. Bệnh nhân thường được dùng nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid, nhóm corticoid, nhóm thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm,… nhưng có thể gây tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, độc với gan, thận,… Khi khớp bị biến dạng, bệnh nhân có thể phải dùng nẹp chỉnh hình, phẫu thuật cắt bao hoạt dịch hoặc thay khớp. Điều trị viêm khớp dạng thấp cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc, người bệnh và gia đình thì hiệu quả sẽ tăng lên.

Viêm khớp dạng thấp rất khó điều trị, và các triệu chứng của bệnh rất đau đớn và vô cùng khó chịu, để ngăn ngừa làm chậm quá trình phát triển của bênh, chúng ta nên có lối sống giải trí lành mạnh, khoa học bằng cách:

  • Thường xuyên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng , phù hợp với cơ địa mỗi người để lưu thông huyết khí, tăng cường dinh dưỡng.
  • Uống nhiều nước để làm loãng nồng độ acid uric trong máu vì đây là một trong những nguyên do dẫn đến gout và viêm khớp dạng thấp.
  • Không nên uống nhiều bia rượu , ăn nhiều thịt đỏ…
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần và tuân theo đúng lộ trình chữa trị của bác sĩ nếu phát hiện bệnh.

Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)

]]>
Luyện tập với người bệnh viêm khớp https://omron-yte.com.vn/18855-luyen-tap-voi-nguoi-benh-viem-khop/ Mon, 23 Sep 2013 07:17:31 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=18855 Luyện tập quả là khó khăn với người bệnh viêm khớp bởi cử động khớp viêm đã khó huống chi là các bài tập, các động tác khiến khớp phải vận động nhiều hơn. Tuy nhiên, sự khó khăn này được đổi lại bằng kết quả tiến triển tốt nếu như người bệnh kiên trì và chịu khó tập luyện đều đặn. Nếu bạn còn đang băn khoăn về các động tác cũng như các môn thể thao tốt cho người bệnh viêm khớp, bạn có thể theo dõi qua bài viết dưới đây.

Luyện tập với người bệnh viêm khớp 1

Những môn thể thao tốt cho người bệnh viêm khớp

1. Aerobic. Những bài tập aerobic sẽ làm tăng sức chịu đựng và sức mạnh của hệ xương và cũng làm mạnh thêm các cơ chân. Các bài tập aerobic nhẹ có thể áp dụng như leo cầu thang, đi bộ, nhảy. Bạn có thể bắt đầu cách tập luyện vài phút mỗi ngày và tăng dần thời lượng theo sức chịu đựng của cơ thể cho tới khi đạt 30-60 phút/ngày, thực hiện vào các ngày trong tuần.

2. Bơi lội. Bơi lội là một môn thể thao giúp tăng cường sức mạnh cho tất cả các khớp cũng như bảo vệ lưng mà hoàn toàn không gây áp lực lên các khớp. Bạn nên bắt đầu một cách từ từ với chỉ một vài phút dưới bể bơi nước ấm. Dùng một miếng kickboard khi bạn bắt đầu và dùng nó để di chuyển dưới nước. Phấn đấu dần dần để có thể bơi 30 phút mỗi lần.

3. Isometric ngực. 2 tay ngang ngực, 2 lòng bàn tay áp vào nhau chặt nhất có thể. Giữ trong 5 giây rồi để nghỉ 5 giây. Thực hiện như vậy 5 lần. Khi đã quen thì có thể kéo dài thời gian áp chặt tay vào nhau lên 10-15 giây,nghỉ 5 giây rồi lại áp chặt tay 10-15 giây… Nếu bài tập này làm đau khớp thì hãy hỏi nhà vật lý trị liệu để có một bài tập ngực khác phù hợp hơn.

4. Isometric duỗi vai. Đứng thẳng, lưng dựa vào tường và tay để sang 2 bên. Cùi tay thẳng , áp lòng bàn tay vào tường. Giữ như vậy trong 5 giây rồi nghỉ. Thực hiện như vậy 10 lần.

5. Bài tập cho đùi. Bài tập này giúp tăng cường cơ ở bắp đùi và tập trung vào đầu gối. Để thực hiện động tác này bạn cần ngồi trên sàn nhà hay giường với 1 chân thẳng và 1 chân co. Căng cơ của chân để thẳng hết mức có thể. Giữ cơ đùi thật chặt và đến đến 6. Thư giãn và lặp lại. Đổi chân. Dần dần tăng cường độ với thời lượng căng cơ lên 10-15 giây, thực hiện 2 lần ngày với mỗi chân.

6. Bài tập căng cơ để tăng độ mềm dẻo. Sự kéo căng thường xuyên là cách quan trọng để tăng cường sự linh hoạt và hồi phục sự vận động của các khớp. Để giảm đau, tắm nước nóng hoặc ấm trước và sau bài tập. Cũng có thể đi bộ 10 phút trước khi tập căng cơ để giảm nguy cơ chấn thương. Giữ căng trong 30 giây trong giới hạn cơ thể cho phép. Chú ý: có thể  dùng khăn tắm để nối giữa 2 tay nếu cảm thấy việc nắm hai tay với nhau khó khăn.

7. Co duỗi ngón tay. Bạn chỉ cần đưa tay ra phía trước, song song với vai, nắm chặt tay và rồi mở rộng các ngón tay hết mức có thể. Lặp lại bài tập với cường độ tăng dần lên tới 20 động tác/ lần. Thực hiện 2 lần/ngày.

8. Duy trì sự linh hoạt của cổ tay. Bài tập này cần 1 chiếc bàn/ghế. Người tập ngồi cạnh bàn/ghế, tay phải để lên bàn (chỉ từ phần khuỷu tay), tay trái cầm ngón tay phải kéo nhẹ  về đằng sau. Thực hiện thật chậm dãi cho đến khi cảm thấy bắt đầu đau thì thôi. Đổi tay. Mục tiêu là thực hiện được 20 lần cho cả 2 tay. Thực hiện bài tập 2 lần ngày.

9. Bài tập cho khuỷu tay. Tay để thẳng, song song với sàn nhà, ngửa bàn tay lên. Dùng tay còn lại kéo bài tay kia về phía sau, hướng lòng bàn tay về phía sàn nhà. Giữ trong 30 giây. Đổi tay.

10. Xoay hông. Ngồi trên sàn nhà hoặc giường với chân duỗi thẳng, quay 2 cổ chân vào nhau, giữ trong 5 giây rồi quay 2 cổ chân ra ngoài, giữ trong 5 giây. Lặp lại. Tăng dần cường độ lên 10 giây và thực hiện 2o động tác/ lần và 2 lần/ngày.

11. Đôi chân linh hoạt. Mặt hướng vào tường, lòng bàn tay áp vào tường, 1 chân đặt lên gần tường, chân sau duỗi căng. Làm động tác đẩy tường. Giữ trong 30 giây. Thực hiện 3 lần rồi đổi chân.

12. Đi xe đạp. Đi xe đạp là một cách luyện tập rất tốt cho những người bị viêm khớp, tốt cho tim mạch. Đối với người viêm khớp kiểm soát trọng lượng cơ thể là rất quan trọng vì nếu tăng cân áp lực lên các khớp sẽ rất lớn. Ngoài việc đi xe đạp ngoài trời với chiếc xe đạp thông thường, người bệnh cũng có thể luyện tập hằng ngày với xe đạp tập có yên.

Giảm đau khớp trong quá trình tập luyện

Trong quá trình tập luyện bạn có thể áp dụng các mẹo nhỏ để giảm đau khớp như chườm nóng, chườm lạnh, và một số biện pháp vật lý trị liệu. Để chườm nóng bạn có thể sử dụng túi chườm nóng hay tắm nóng, thực hiện tại nhà, mỗi lần khoảng 15-20 phút, thực hiện 3 lần/ngày sẽ giúp giảm triệu chứng đau. Còn chườm lạnh, bạn có thể sử dụng các túi đựng nước đá, làm giảm đau và viêm, thường dừng khoảng 10-15 phút mỗi lần. Chườm lạnh được chỉ định trong viêm khớp cấp tính. Một số biện pháp vật lý trị liệu làm giảm đau khớp như kéo giãn, massage và tẩm quất. Với các chuyên viên, những phương pháp này có thể làm giảm đau và làm tăng độ dẻo dai của cơ khớp.

Đọc thêm: 

Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)

 

]]>
Người bệnh viêm khớp nên và không nên ăn gì? https://omron-yte.com.vn/18850-nguoi-benh-viem-khop-nen-va-khong-nen-an-gi/ Sun, 22 Sep 2013 07:10:26 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=18850 Viêm khớp là tên gọi chung của bệnh về khớp xương đặc trưng bởi hiện tượng viêm một hay nhiều khớp. Viêm khớp khá phổ biến và thường gặp ở những người lớn tuổi. Biểu hiện của viêm khớp thường rõ ràng và dữ dội hơn vào những dịp thời tiết thay đổi hoặc những ngày mùa đông tiết trời lạnh giá. Chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ đảm bảo sức khỏe cho người bệnh mà còn có vai trò giảm những khó chịu mà viêm khớp mang lại. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên với người bệnh viêm khớp.

Xem thêm: Nhận biết sớm triệu chứng viêm khớp

Những thực phẩm nên với người bệnh viêm khớp

1. Dâu tây : Dâu tây giầu khoáng chất, vitamin và các chất chống oxy hóa, chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn khỏi bị nhiễm trùng và bệnh tật. Dâu tây có thể làm giảm mức độ phản ứng của protein C hoặc CRP, một tín hiệu viêm nhiễm xảy ra trong máu. Nồng độ CRP cao có liên quan đến nguy cơ của bệnh tim mạch như đột quỵ và bệnh tim. Ngoài ra, nồng độ CRP cao cũng có thể làm trầm trọng thêm, hoặc kích hoạt các triệu chứng viêm ở những người bị viêm khớp dạng thấp. Vì thế dâu tây là một trong số những thực phẩm tốt cho người bệnh viêm khớp.

Những thực phẩm nên với người bệnh viêm khớp 1

2. Axit béo omega-3 : Axit béo omega-3 có tác dụng giảm viêm khớp. Axit béo omega-3 có nhiều trong cá bơn, cá trích, cá ngừ, cà hồi hồ, cá hồi, cá mòi, cá thu, cá nước lạnh khác và một số loại quả khác như óc chó, dầu quả óc chó, dầu hạt cải, hạt lanh và dầu hạt lanh chứa các chất chuyển đổi thành các axit béo omega-3. Ngoài ra, việc tiêu thụ thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như rau và trái cây từ axit béo omega-3 cũng hỗ trợ việc hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng thời có thể tăng cường chăm sóc sức khỏe.

3. Ngũ cốc: Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Các lương thực này chứa nhiều carbohydrate phức, mang lại nguồn năng lượng tuyệt vời cho người bệnh. Những loại ngũ cốc tốt cho bạn như gạo lứt, lúa mì, lúa mạch, bắp rang, và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt khác.

4. Trà xanh va các loại trà thảo dược: Các loại trà này có tác dụng thanh lọc cơ thể, kháng viêm, tốt cho người bệnh viêm khớp. Người bệnh có thể bổ sung trà xanh hoặc trà thảo dược hàng ngày. Ngoài ra nước cũng có tác dụng trong việc tái tạo lớp sụn giữa các khớp xương vậy nên người bệnh viêm khớp nên uống đủ 8 ly nước mỗi ngày.

5. Trứng : Trứng được coi là một sản phẩm hoàn hảo, nhiều chất dinh dưỡng tốt, được khuyên dùng cho bệnh nhân viêm khớp.

6. Rau quả: Người bệnh viêm khớp nên hạn chế các loại rau quả như cà chua, khoai tây, và kết bạn với những loại rau quả có màu xanh thẫm như súp lơ xanh, các loại có màu da cam như bí ngô, một số gia vị như hành và tỏi.

Những thực phẩm nên với người bệnh viêm khớp 2

7. Trái cây giầu vitamin C như bưởi, chanh, kiwi, các loại quả mọng. Còn các loại quả như chuối, đào, cam, dứa, lê, dưa hấu là những loại trái cây có hàm lượng đường cao, vì thế không nên sử dụng dưới bất kì hình thức nào.

Những thực phẩm không tốt cho người bệnh viêm khớp

1. Muối : Muối được khuyến cáo không tốt cho người bệnh viêm khớp vậy nên trong mỗi bữa ăn bạn nên học cách hạn chế muối, ngoài ra, các món ăn nhanh cũng không nên sử dụng nhiều.

2. Cà phê : Trong cà phê chứa cafein khiến bệnh viêm khớp trở nên tồi tệ hơn vậy nên cafe không được khuyến cáo cho người bệnh viêm khớp.

3. Soda: Nếu hạn chế soda được chừng nào có nghĩa là bạn đã làm giảm được chừng ấy những cơn đau khớp do viêm khớp.

4. Bột mì : Bột mì cũng làm tình trạng viêm khớp tăng lên. Vì vậy người bệnh không nên sử dụng bột mì.

3 món ăn tốt cho người bệnh viêm khớp

Canh rễ tiêu nấu thịt rắn: thịt Rắn 250 g, rễ cây Tiêu 60 g. Dùng thịt rắn nấu canh, sau khi sôi, bỏ vào rễ tiêu, hầm với lửa nhỏ trong 1 giờ thì dùng. Công hiệu: giảm đau, trừ phong, khớp sẽ dễ cử động.

Cháo Bo bo: Bo bo (Ý dĩ) và gạo tẻ, hai thứ với lượng bằng nhau. Bo bo tán nhuyễn, cùng gạo thêm nước vừa đủ nấu cháo. Công hiệu: thích hợp dùng cho người bệnh viêm khớp do phong thấp.

Đu đủ nấu giò heo: Đu đủ 30 g, giò heo 1 cái, rượu đế 10 g, gừng 5 g, hành 10 g, bột nêm 3 g, nước cốt gà 3 g, mỡ gà 30 g. Đu đủ rửa sạch, xắt lát; giò heo cạo sạch lông, chặt ra 4 miếng; gừng xắt lát, hành cắt khúc. Đu đủ, giò heo, rượu, gừng, hành cùng cho vào nồi, thêm 2,5 lít nước, nấu với lửa lớn cho sôi, rồi dùng lửa nhỏ hầm trong 45 phút, bỏ bột nêm, nước cốt gà và mỡ gà thì hoàn tất. Món ăn công hiệu cho các chứng phong thấp, khớp khó cử động, phù chân.

Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)

]]>
Triệu chứng và cách phòng ngừa viêm khớp mãn tính https://omron-yte.com.vn/18845-trieu-chung-va-cach-phong-ngua-viem-khop-man-tinh/ Tue, 17 Sep 2013 03:54:47 +0000 https://omron-yte.com.vn/18845-trieu-chung-va-cach-phong-ngua-viem-khop-man-tinh/ Viêm khớp là một triệu chứng viêm đau ở khớp xương, kéo dài và lặp lại trở thành viêm khớp mãn tính. Viêm khớp mãn tính có thể do tuổi tác, quá trình lão hóa khiến các khớp sụn bị bào mòn và mất đi, hoặc do các chấn thương về khớp, bệnh viêm khớp dạng thấp, gút, di truyền. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết viêm khớp mãn tính.

Nhận biết viêm khớp mãn tính

Đau khớp: Đau khớp có thể xảy ra ở nhiều khớp xương khác nhau. Khi chạm vào các khớp bị đau thấy cảm giác nóng ran. Một số trường hợp, triệu chứng này có thể đến rồi tự đi, nếu thấy cảm giác đau thường xuyên lặp lại thì đó có thể là dấu hiệu viêm khớp nặng, cần được theo dõi và điều trị cẩn thận.

Xem chi tiết: Đau khớp – Quá trình bình thường của sự lão hóa?

Nhận biết viêm khớp mãn tính 1

Cứng khớp. Cứng khớp thường xuất hiện rõ rệt nhất vào lúc thức dậy vào sáng sớm thường rất khó chịu. Các khớp sẽ cứng dần và có tiếng kêu rắc rắc cho đến khi bạn vận động. Bạn cũng có thể bị cứng khớp khi đang ngồi.

Cơ bắp yếu dần đi. Điển hình ở các bệnh nhân bị viêm khớp, khi đó các cơ quanh khớp sẽ ngày càng trở nên yếu hơn, đặc biệt là các cơ quanh đầu gối.

Sưng tấy nơi khớp bị viêm. Viêm khớp có thể gây ra sưng tấy quanh các khớp khiến chúng ta có cảm giác đau khi chạm vào và đau nhức, đặc biệt vào ban đêm.

Biến dạng khớp. Các khớp bị viêm sẽ rất khó để giữ nguyên được hình dạng ban đầu khi mà một bên khớp bị mài mòn và sập xuống, đặc biệt khi tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ.

Khó hoặc mất vận động. Lớp sụn hấp thụ lực giữa các khớp ngày càng bị bào mòn và xương ngày càng tiếp xúc trực tiếp với nhau. Kèm theo các cơ cũng bị đau, do vậy, để vận động sẽ rất khó.

Tiếng kêu từ các khớp. Bình thường tiếng kêu các khớp sẽ xuất hiện khi chúng ta bẻ khớp, tuy nhiên trong một số trường hợp bị viêm khớp bạn chỉ cần vận động nhẹ cử động qua lại giữa các khớp cũng khiến khớp phát ra tiếng kêu.

Nhận biết viêm khớp mãn tính 2

Lời khuyên cho bạn: Khi thấy xuất hiện các cảm giác đau khớp bạn nên khám bác sỹ ngay. Bạn có thể được xét nghiệm để kiểm tra xem mình có bị viêm khớp không cũng như loại viêm khớp mắc phải. Phát hiện sớm để điều trị kịp thời là cách tốt nhất để phòng ngừa các biến chứng.

Cách nào phòng ngừa viêm khớp?

Nhiều người cho rằng, viêm khớp chỉ xuất hiện khi về già, khi các khớp bị lão hóa. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm, viêm khớp có thể xuất hiện ngay khi còn trẻ vậy nên việc phòng ngừa viêm khớp khi còn trẻ là rất cần thiết. Dưới đây là một số cách phòng ngừa:

  • Giữ trọng lượng cơ thể ở mức độ ổn định, tránh thừa cân, béo phì để tránh áp lực tới các khớp xương, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.
  • Tập thể dục thường xuyên bằng các bài tập nhẹ nhàng. Một số động tác rất tốt cho khớp xương như bơi lội đi xe đạp, đi bộ.
  • Kiểm soát chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý với chế độ ăn giàu canxi, vitamin C, vitamin E để tăng cường sức khỏe cho bộ xương, ngăn ngừa bệnh viêm khớp.
  • Nước chiếm 70% của sụn khớp giúp giữ cho chúng bôi trơn để xương không chà xát lên nhau, bảo vệ khớp, vậy nên uống đủ nước hàng ngày cũng là một cách ngăn ngừa viêm khớp.
  • Ngăn ngừa và điều trị chấn thương. Nhất là tron các trường hợp bi bong gân. Nếu bong gân quá nhiều hoặc bong gân không được điều trị đầy đủ có thể dẫn tới viêm khớp ở mắt cá chân.
  • Hạn chế khiêng vác những vật nặng, nhất là phải lên cầu thang.
  • Nếu phải ngồi lâu, ít vận động thì thỉnh thoảng đứng dậy làm một vài động tác cho thư giãn và thoải mái.
  • Hạn chế căng thăng, không ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển hormon sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc viêm khớp.

Omron-yte.com.vn tổng hợp

]]>
Nhận biết sớm các triệu chứng sớm của viêm khớp https://omron-yte.com.vn/18841-trieu-chung-viem-khop/ Mon, 16 Sep 2013 03:25:41 +0000 https://omron-yte.com.vn/18841-trieu-chung-viem-khop/ Viêm khớp là bệnh ở khớp xương khá phổ biến và xuất hiện dưới nhiều dạng: Viêm khớp thoái hoá, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút, viêm khớp nhiễm trùng và lao khớp … Ở mỗi dạng viêm khớp lại có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, đặc điểm chung của các dạng viêm khớp này là rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu rồi khi phát hiện ra bệnh thì bệnh đã nặng, việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Nếu thấy các dấu hiệu, triệu chứng như dưới đây bạn chớ vội bỏ qua vì đó có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh viêm khớp.

Nhận biết sớm các triệu chứng sớm của viêm khớp 1

Biểu hiện của bệnh viêm khớp

Cứng khớp xương vào buổi sáng: Triệu chứng này thể hiện rõ ở việc đi lai khó khăn hơn trong khoảng nửa giờ sau khi thức dậy. Trên thực tế, hiện tượng cứng khớp xương vào buổi sáng xảy ra với tất cả mọi người nhưng thường đỡ dần khi bắt đầu sải chân và bước đi. Còn với các bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, có thể phải mất tới 30 phút để các khớp xương mềm trở lại, đôi lúc thời gian có thể kéo dài hơn, thậm chí cả ngày.

Thấy đau khớp khi leo cầu thang: Người bệnh thấy phần khớp đầu gối cứng hoặc đau nhói mỗi khi bị gập lại như lúc di chuyển lên hoặc xuống cầu thang. Một số khác thì đi tập tễnh, không thể duỗi khuỷu tay, khó đi đứng vững và kiễng chân. Đặc biệt rõ rệt hơn ở những người thừa cân hoặc béo phì. Các nhà nghiên cứu tiến hành thử nghiệm và thấy rằng 60% người béo phì mắc bệnh viêm khớp.

Đột nhiên thấy đau dữ đội ở ngón chân cái: Khớp chân bị đau sưng đỏ lên, nóng rát khi chạm vào và mềm hơn. Một số ít không bị đau ở ngón chân cái mà bị đâu ở một số ngón chân khác trên bàn chân, nhưng thường thì trong cùng một thời điểm, chỉ một khớp bị ảnh hưởng.

Thường xuyên mệt mỏi, ăn không ngon, giảm cân: thiếu máu hoặc sốt kéo dài hằng tuần, những triệu chứng này thường xuất hiện cùng lúc với những cơn đau và cứng khớp xương. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác mắt bị khô, đau, một số có màu đỏ. Các triệu chứng này có thể đến từ từ hoặc xuất hiện đột ngột.

Xuất hiện vết sưng lạ trên ngón tay: Các vết sưng này có thể xuất hiện ở đốt cuối hoặc đốt giữa ngón tay. Ngoài ra, các đốt xương thường bị cứng khó di chuyển, mặc dù có thể hiện tượng này không gây đau đớn. Ở một số bệnh nhân còn xuất hiện trên các khớp ngón chân. (Xem thêm: Hiện tượng đau khớp ngón tay – Dấu hiệu bệnh gì?)

Biểu hiện của bệnh viêm khớp 1

Cảm giác đau đến mất ngủ. Đó có lẽ là nỗi khó chịu nhất của người bệnh viêm khớp. Người bệnh thường bị tỉnh giấc giữa đêm hoặc không thể ngủ được do các cơn đau khớp hành hạ. Một khi những cơn đau này trở nên mãn tính, bệnh nhân thường tránh tham gia những hoạt động ngoài xã hội và có thể bị trầm cảm.

Đau nhức, khó cử động tay. Biểu hiện rõ khi người bệnh rất là khó khăn để buộc dây giày, xoay chìa khóa trong ổ, dùng dao và nĩa. Những khớp xương bị tác động có thể đỏ hơn vùng da xung quanh, khi chạm vào thấy đau và nóng.

Các trường hợp bị viêm khớp dạng thấp, nhiều khớp xương khác nhau ở bàn tay và cổ tay đều bị ảnh hưởng, khiến việc điều khiển bàn tay và ngón tay trở nên khó khăn. Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh đối xứng, nghĩa là cả hai bên của cơ thể, chân và tay đều có xu hướng bị ảnh hưởng cùng một lúc. Trong khi đó, nếu bị bệnh viêm khớp xương mãn tính, các khớp bị tác động thường không đối xứng.

Omron-yte.com.vn

]]>
Viêm khớp – Nguyên nhân và cách phòng ngừa https://omron-yte.com.vn/13032-viem-khop-nguyen-nhan-va-cach-phong-ngua/ Thu, 03 May 2012 08:03:20 +0000 https://omron-yte.com.vn/13032-viem-khop-nguyen-nhan-va-cach-phong-ngua/ Viêm khớp có thể do một số nguyên nhân gây ra như : gen, tuổi tác, vấn đề cân nặng. Dưới đây là một số nguyên nhân viêm khớp. Mời bạn đọc tham khảo :

Viêm khớp - Nguyên nhân và cách phòng ngừa 1

Những nguyên nhân chính:

1. Gen

Gen là nguyên chính gây ra nhiều bệnh trong đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp ở những gia đình có tiền sử bệnh khớp.

2. Có tuổi

Khi có tuổi, sụn trở nên giòn và dễ gãy làm các khớp xương mất đi miếng đệm vì thế những người cao tuổi có nguy cơ cao mắc các bệnh về khớp.

3. Thừa cân

Những người thừa có nguy cơ cao bị viêm khớp do trọng lượng thừa tạo áp lực lên các khớp như khớp gối, khớp hông, khớp xương sống và khớp mắt cá chân

4. Chơi thể thao

Một số môn thể thao có thể gây bệnh viêm khớp như: khi chơi tennis do các động tác lặp đi lặp lại tại vùng khuỷu tay gây lực lên khuỷu tay. Những môn thể thao khác như bóng đá, bóng rổ gây áp lực lên vùng đầu gối lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp sau này.

5. Nghề nghiệp

Có một số công việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp như công nhân làm việc theo dây chuyền thường phải lặp đi lặp lại những động tác nhất định trong thời gian dài gây nên các dạng viêm khớp ở ngón tay, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay và vai.

Các công việc phải mang vác nặng cũng làm tăng nguy cơ bị thấp khớp ở mắt cá chân, đầu gối, hông, xương sống và vùng cổ.

6. Do viêm nhiễm

Một số dạng viêm khớp gây nên do viêm nhiễm vi trùng và vi khuẩn từ các phần khác trên cơ thể đều có thể gây bệnh.

7. Stress

Cuộc sống căng thẳng và nhiều stress làm mất cân bằng hormone trong cơ thể gây giảm khả năng miễn dịch với những vi khuẩn có hại vì thế tăng nguy cơ bị viêm khớp.

8. Dị ứng thức ăn

Có những loại thức ăn kích thích gây viêm sưng ở các khớp vì thế cần chú ý đến các loại thức ăn này.

Một số lời khuyên giúp giảm bệnh viêm khớp

1. Lối sống khoẻ mạnh, chế độ ăn tốt cho sức khoẻ và tập luyện thể thao đều đặn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.

2. Tránh những hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần và bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý để giảm áp lực lên các khớp xương.

3. Duy trì tập luyện thể thao đều đặn giúp các khớp linh hoat làm tăng độ chắc khoẻ của các cơ nên giảm áp lực lên các khớp.

4. Tránh mang vác những vật nặng để giảm nguy cơ viêm khớp vùng lưng, mắt cá chân và đầu gối.

5. Ăn uống và sinh hoạt điều độ rất tốt cho sức khoẻ và giúp tránh xa bệnh viêm khớp.

Quỳnh Liên

Theo ENA

Xem thêm :

]]>
Bệnh đau khớp kéo dài – Nguyên nhân do đâu? https://omron-yte.com.vn/11509-benh-dau-khop-keo-dai-nguyen-nhan-do-dau/ Sat, 24 Dec 2011 10:20:48 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11509 Người bị bệnh viêm khớp khi thay đổi thời tiết thường đau, nhất là khi độ ẩm tăng cao (làm cho các bao gân cơ ở khớp dễ bị co cứng hơn).

Bệnh đau khớp kéo dài - Nguyên nhân do đâu? 1
Thay đổi thời tiết tức là thay đổi áp suất không khí nên dây thần kinh cảm giác cảm nhận thay đổi. Người viêm khớp khi thay đổi thời tiết thường đau, nhất là khi độ ẩm tăng cao (làm cho các bao gân cơ ở khớp dễ bị co cứng hơn).

Khi có bệnh tiềm tàng, gặp yếu tố thời tiết sẽ kích ứng, như chất xúc tác làm cho cơn đau khởi phát. Ngoài ra, khi làm việc căng thẳng, sẽ dễ đau cột sống cổ do co cứng cơ tại chỗ. Nhiều người than phiền về tình trạng đau nhức mỏi khớp xương, thậm chí đã uống thuốc cả Đông và Tây y nhưng không khỏi…

Thuốc làm bệnh nặng

Ông Doãn Văn T.(77 tuổi, ở Thường Tín, Hà Nội) nhập Bệnh viện Bạch Mai, khoa Cơ xương khớp ngày 10/3 trong tình trạng chân tay co quắp, khớp sưng phù nề và đau nhức. Ông đã… tự chữa ở nhà bằng thuốc bột mua ở hiệu thuốc gần nhà, 5.000 – 6.000/gói, uống thấy đỡ đau nên cứ đau lại dùng (!). Khoảng 1 tuần nay ông đau dữ dội, dùng thuốc đó vẫn không đỡ nên chuyển sang tiêm ở một cơ sở tư nhân. Tại Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ xác định ông bị viêm khớp dạng thấp, ông đã sử dụng coticoid bừa bãi nên bây giờ lãnh hậu quả.

Theo TS Trần Minh Hoa, phó khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai, đau khớp chỉ là trệu chứng của các tình trạng khớp tăng cảm giác đau gây hạn chế vận động. Cảm giác đau ấy có thể do va chạm, chấn thương, co cơ một cách sinh lý, bệnh lý viêm tại khớp, các thành phần mềm quanh khớp hoặc do khối u chèn ép ở vùng khớp…

Đối với người lớn tuổi, đau khớp thường do thoái hoá. Phụ nữ tuổi mãn kinh (trên 45 tuổi) hay đau dọc xương, cảm giác khó chịu như kiến bò, kiến cắn, nhất là khi đêm về… là do suy giảm hormon sinh dục nữ và đó là dấu hiệu giảm mật độ xương. Nếu bệnh nhân chỉ uống thuốc giảm đau đơn thuần thì chỉ giảm đau được tức thời lúc ấy và chắc chắn sẽ tái phát do nguyên nhân không được điều trị.

Xem chi tiết: Đau khớp – Quá trình bình thường của sự lão hóa?

Xoa bóp, ăn uống… theo bệnh

Theo TS Hoa, người trên 40 tuổi, có dấu hiệu đau xương khớp, nên đi khám. Nếu thoái hoá khớp, phải điều trị ngăn chặn quá trình tiến trình thoái hoá và kèm thuốc giảm đau. Nếu loãng xương, giúp bệnh nhân có chế độ sinh hoạt và hoạt động tốt thì mới giảm đau được. Nếu chỉ uống vài viên thuốc giảm đau thì vô nghĩa, bởi hết thuốc sẽ lại đau lại.

Phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp phải điều trị suốt đời bởi đó là bệnh tự miễn, một vài đơn thuốc giảm đau không thể khỏi bệnh. Trong bệnh viêm khớp dạng thấp, người bệnh phải dùng các thuốc điều trị cơ bản, các thuốc giảm miễn dịch nên phải có sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ nhằm tránh tác dụng phụ đến chức năng gan, thận.

Đau khớp nhưng không sưng vẫn nên vận động, xoa bóp bình thường. Nhưng nếu đã viêm, sưng, nóng, đỏ, đau, có tràn dịch khớp thì nên hạn chế đi lại, không xoa bóp, bởi khi xoa bóp (hoặc kể cả châm cứu) sẽ kích thích phản ứng viêm khớp và làm tình trạng tràn dịch khớp trở nên trầm trọng. Lúc này nên dùng thuốc để hạn chế viêm theo đơn của bác sĩ rồi mới vận động.

Massage xoa bóp chỉ có tác dụng với người đau xương khớp đơn thuần có co cơ hoặc khi làm việc căng thẳng cần thư giãn. Những bệnh nhân cao huyết áp, có bệnh lý xương trầm trọng như: Loãng xương trầm trọng, xẹp đốt sống, tổn thương khớp nghiêm trọng không nên dùng giường massage. Nói chung, kể cả việc vận động và dùng giường massage cũng cần tham vấn ý kiến bác sĩ.

Ngoài tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, việc quan tâm đến các thực phẩm cải thiện sức khỏe xương khớp cũng sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh rất nhiều. Qua đó, chúng ta nên ăn các loại thức phẩm tốt cho sụn khớp, giúp tăng cường hoạt dịch khớp, giảm viêm.

Theo SK&ĐS

]]>
Một số bệnh viêm khớp thường gặp https://omron-yte.com.vn/11500-mot-so-benh-viem-khop-thuong-gap/ Fri, 23 Dec 2011 10:20:23 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11500 Bệnh viêm khớp là bệnh rất phổ biến, với số lượng người mắc bệnh rất nhiều chỉ đứng hàng thứ hai sau bệnh tim mạch. Những người mắc bệnh này thường bị tổn thương ở các khớp ngón tay, cổ tay, đầu gối, háng… gây nên tình trạng đau nhức, khó khăn trong cử động và đôi khi bị tàn phế do khớp bị biến dạng.

Một số bệnh viêm khớp thường gặp 1

Thuật ngữ “bệnh viêm khớp” không chỉ là một bệnh mà có trên 100 loại bệnh viêm khớp khác nhau. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một số bệnh viêm khớp thường gặp.

Bệnh viêm xương khớp

Nguyên nhân gây ra bệnh là sự thoái hoá sụn khớp. Sụn là phần đệm bảo vệ xương, giúp cho khớp cử động dễ dàng và giảm áp lực lên xương. Khi sụn bị thoái hoá, phần xương bên dưới lớp sụn sẽ phát triển dày lên tạo thành các chồi xương. Sự cọ xát các xương sẽ gây nên tình trạng đau nhức và khó khăn trong cử động, di chuyển.

Bệnh thường gặp ở người già, người bị béo phì, người bị dị dạng khớp bẩm sinh… Và phụ nữ chiếm đa số. Một đặc điểm đáng lưu ý của bệnh viêm xương khớp là các khớp không bị sưng viêm và bệnh chỉ hạn chế ở các khớp.

Xem thêm: Các triệu chứng nhận biết viêm xương khớp

Bệnh viêm khớp dạng thấp

Là một bệnh tự miễn: các kháng thể của cơ thể tấn công lên chính xuơng và sụn của chính cơ thể mình. Nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn chưa rõ. Bệnh gây nên tình trạng sưng viêm, đau nhức và làm cứng khớp. Quá trình diễn tiến bệnh thường chậm, khởi đầu tác động lên một khớp sau lan ra các khớp khác.

Bệnh thường tác động lên các khớp đối xứng và ở mức độ nặng sẽ gây ra biến dạng ở các khớp.

Bệnh thường gặp ở phụ nữ (gấp ba lần so với nam giới) với độ tuổi từ 30 – 50 tuổi và gây nên tình trạng suy nhược cơ thể.

Điều trị:

Trong điều trị bệnh viêm xương khớp và bệnh viêm khớp dạng thấp, thường kết hợp các phương pháp sau:

– Tập vật lý trị liệu, giảm cân, thư giãn cùng với chế độ dinh duỡng giàu vitamin và khoáng chất.

– Giảm đau với các loại thuốc như acetaminophen, aspirin, thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID).

– Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp, có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm ức chế miễn dịch như: methotrexat, azathiopurin, cyclophosphamid…

– Áp dụng phương pháp phẫu thuật thay khớp khi tình trạng bệnh đã nặng.

Bệnh gút

Nguyên nhân gây ra bệnh gút là do sự rối loạn chuyển hoá acid uric trong cơ thể. Acid uric và muối urat của nó tăng cao trong máu, sẽ lắng đọng thành những tinh thể sắc cạnh, tập trung ở các khớp gây ra cơn đau nhức dữ dội. Bệnh thường xảy ra đột ngột với những triệu chứng điển hình: sưng, nóng, đỏ, đau ở những vùng bị viêm.

Bệnh thường gặp ở tuổi trung niên, đa số ở nam giới. Khi các tinh thể này tập trung với nồng độ cao ở thận có thể gây ra biến chứng: sỏi thận và suy thận rất nguy hiểm.

Điều trị:

– Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao (để giúp đẩy nhanh quá trình thải trừ acid uric).

– Hạn chế bia, rượu và những thức ăn giàu purin (do acid uric là chất chuyển hoá cuối cùng của purin) như: nghêu, sò, gan, lòng, thịt đỏ…

– Sử dụng thuốc colchicin kết hợp nhóm thuốc tăng thải trừ acid uric như allopurinol.

– Giảm đau với nhóm thuốc giảm đau đơn thuần như acetaminophen, aspirin và nhóm thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID).

DS. MAI XUÂN DŨNG-skđs

]]>