Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Sat, 20 Aug 2022 03:34:22 +0000 vi hourly 1 Chế độ ăn giúp kiểm soát mỡ máu cao ở bệnh nhân tiểu đường https://omron-yte.com.vn/30212-kiem-soat-mo-mau-o-benh-nhan-tieu-duong/ https://omron-yte.com.vn/30212-kiem-soat-mo-mau-o-benh-nhan-tieu-duong/#respond Fri, 19 Jun 2020 03:13:06 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=30212 Rối loạn mỡ máu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ gấp 2 – 4 lần người bình thường. Theo thống kê, 65% tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường có nguyên nhân từ bệnh tim mạch. Bởi vậy, người bệnh tiểu đường cần lưu ý tới chỉ số mỡ máu để ngăn ngừa các biến chứng tim mạch.

Như thế nào mỡ máu cao và bệnh tiểu đường?

Như thế nào mỡ máu cao và bệnh tiểu đường? 1

Mỡ máu cao: Hay còn gọi là rối loạn mỡ máu là tình trạng tăng Cholesterol, Triglycerid huyết tương hoặc cả hai. Rối loạn Cholesterol bao gồm tình trạng tăng Lipoprotein trọng lượng phân tử thấp – Mỡ xấu ( LDL-Cholesterol) hoặc tình trạng giảm lipoprotein trọng lượng phân tử cao – Mỡ tốt ( HDL-Cholesterol) hoặc cả hai.

Tiểu đường: hay còn gọi là đái tháo đường, là bệnh lý rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao, đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mạn tính, do tình trạng thiếu hụt insulin hoặc kém dung nạp insulin gây nên, bệnh có có thể kèm theo các rối loạn chuyển hóa lipid, protid và glucid, tiểu đường bao gồm 2 loại chính là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2.

Tiểu đường và mỡ máu cao là hai ” kẻ thù ” đối với sức khỏe mỗi người, chúng lại thường hay đi chung với nhau.Người bị tiểu đường dễ có nồng độ mỡ máu cao và người bị rối loạn lipid máu dễ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Mỡ máu cao nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt khi chúng đi cùng bệnh tiểu đường.

Một chế độ ăn uống thiếu khoa học và lành mạnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc người bị tiểu đường có mỡ máu cao. Bởi vậy, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, việc kiểm soát ăn uống sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.

Tiểu đường đi kèm mỡ máu cao nguy hiểm như thế nào?

Mỡ máu cao và tiểu đường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỡ máu tăng cao sẽ dẫn tới kháng insulin mà tuyến tụy tiết ra để điều hòa lượng đường huyết trong máu. Từ đó, khiến người bị mỡ máu cao dễ mắc tiểu đường, hoặc làm tình trạng bệnh nặng hơn với những người đã có bệnh.

Ngược lại khi đường huyết trong máu không được ổn định và liên tục tăng cao khiến gan không thể loại bỏ được cholesterol trong cơ thể, lâu dần lượng cholesterol ngày càng nhiều và không ngừng tăng cao. Ngoài ra, tiểu đường còn làm tăng sự bám dính của các tế bào mỡ, từ đó xuất hiện các mảng xơ vữa khiến thành mạch trở nên hẹp dần. Người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng tiểu đường về tim mạch như: bệnh mạch vành, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… với nguy cơ tử vong cao.

Theo thống kê Y tế, hằng năm ở Việt nam có hơn 50.000 người chết vì bệnh tiểu đường. Trong số đó có hơn một nửa số người bị mỡ máu cao. Nghiên cứu y khoa cũng chỉ ra rằng mỡ máu cao ở người tiểu đường làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Trung bình cứ 5 giây trôi qua lại có thêm 10 người tử vọng do căn bệnh này.

Người tiểu đường bị mỡ máu cao sẽ phải đối mặt với các bệnh liên quan đến tim mạch gấp 3 lần người tiểu đường thông thường khác. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài sẽ dẫn tới tổn thương động mạch và thành mạch, việc lưu thông máu trở nên khó khăn, nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch.

Triệu chứng xơ vữa động mạch là tình trạng khá phổ biến, nó thường đi kèm cùng các bệnh huyết áp cao, tiểu đường hay mỡ máu. Đây là triệu chứng vô cùng nguy hiểm, nếu nặng có thể đẩy bạn tới các trường hợp đột quy, nhồi máu cơ tim bất kì lúc nào.

Chế độ ăn giúp kiểm soát rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường

Chế độ ăn giúp kiểm soát rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường 1

Giảm lượng đường bổ sung

Bổ sung quá nhiều đường, đặc biệt là đường nhân tạo – chẳng hạn như  kẹo, kem, đồ nướng và đồ uống ngọt – ảnh hưởng tiêu cực đến cả cholesterol và chỉ số đường huyết. Cắt giảm lượng đường ra khỏi chế độ ăn uống của bạn là một trong những cách tốt nhất để cải thiện sức khỏe tổng thể, bao gồm rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường.

Giảm Triglyceride giúp ổn định đường huyết

Bệnh nhân tiểu đường type 2 hay gặp tăng Triglycerid và giảm HDL-c,bên cạnh đó là sự thay đổi về cấu trúc LDL-C, ở bệnh nhân đái đường type 2, các LDL-c trở nên nhỏ hơn về kích thước, điều này làm tăng nguy cơ lắng đọng tại mạch máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa.

Giảm triglyceride máu giúp tăng bài tiết insulin, tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin. Từ đó giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch.

Kiểm soát chất béo trong khẩu phần ăn

Tổng năng lượng chất béo trong khẩu phần ăn nhỏ hơn 30%.

Nên hạn chế axit bão hòa( dưới 10%) bởi chúng không thiết yếu và làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Chúng được tìm thấy nhiều trong mỡ động vật( trừ cá), dầu dừa, dầu cọ, sữa nguyên kem và các loại bánh nướng.

Tăng cường bổ sung axit béo không bão hòa( 10-20%), chúng mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe mà cơ thể lại không tự tổng hợp được. Ví dụ như các axit béo omega 3, omega 6,… Chúng có nhiều trong dầu cá, dầu đậu nành, dầu hướng dương,…

Hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn chất béo dạng trans( chất béo chuyển hóa), chúng là tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt dẫn tới mỡ máu cao. Loại chất béo này thường có trong các đồ ăn dùng dầu chiên nhiều lần, các thực phẩm công nghiệp, đồ ăn chiến biến đóng hộp,…

Thực phẩm người bị tiểu đường có mỡ máu cao nên ăn

1. Giá đỗ (làm từ đỗ xanh)

1. Giá đỗ (làm từ đỗ xanh) 1

Giá đỗ không chỉ là món ăn quen thuộc, thanh mát và ngon miệng của nhiều gia đình. Đây còn là thực phẩm rất tốt cho người bệnh tiểu đường bị rối loạn mỡ máu.

Nghiên cứu chỉ ra, giá đỗ trong quá trình lên mầm có lượng vitamin C cao gấp 7 lần so với lượng vitamin vốn có trong hạt đỗ. Cùng với đó là lượng chất xơ dồi dào, có thể giúp hỗ trợ ổn định lượng mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường.

Để an tâm, chúng ta nên tự làm giá đỗ tại nhà và ăn sớm, không dự trữ quá lâu.

2. Quả táo

Táo có tác dụng giảm mỡ máu do chứa nhiều pectin, là một loại chất xơ tan trong nước, pectin đã được chứng minh là làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Cơ chế xuất hiện là tăng độ nhớt trong đường ruột, dẫn đến giảm hấp thụ triglyceride máu từ mật hoặc thực phẩm. Nhưng trong táo cũng chứa nhiều đường, nên bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không nên dùng quá nhiều.

3. Trà xanh

3. Trà xanh 1

Uống trà xanh đều đặn có thể bảo vệ cơ thể phòng ngừa được bệnh máu nhiễm mỡ. Catechin trong trà xanh có khả năng chuyển hóa chất béo, giảm nồng độ triglyceride và cholesterol trong máu hiệu quả.

Các flavonoide trong trà xanh giúp hạn chế sự lắng đọng cholesterol và xơ hóa mạch máu, làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong do các vấn đề tim mạch.

Bên cạnh đó, lượng chất chống oxy hóa có trong trà xanh có thể giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ bớt độc tố có hại, tốt cho gan, làn da tươi sáng và tăng cường sức khỏe.

Chất gallotanin trong trà ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào thần kinh và kích thích quá trình phục hồi của chúng, kích thích thần kinh trung ương, giúp tinh thần hưng phấn, kích thích hô hấp và làm tim đập nhanh hơn.

4. Cá hồi

Cá hồi được biết đến là nguồn thực phẩm giàu axit béo omega-3 (EPA và DHA) giúp làm giảm triglyceride và làm tăng nhẹ HDL cholesterol tốt. Từ đó làm giảm lượng mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Lựa chọn ăn ít nhất 2 khẩu phần( khoảng 56,70 – 85,05g/ khẩu phần) cá hồi/ tuần.

– Bạn có thể uống thực phẩm bổ sung dầu cá hồi sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.

5. Tỏi

Thường xuyên đưa tỏi vào bữa ăn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tỏi có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch bằng cách giảm tổng số cholesterol xấu LDL trong cơ thể nhờ làm giảm hoạt động của enzyme tạo ra cholesterol chính có trong gan.

Ngoài ra tỏi còn ổn định lượng đường huyết, kiểm soát huyết áp và kháng khuẩn rất tốt.

Bên cạnh chế độ ăn khoa học và vận động thường xuyên, người bệnh tiểu đường cũng nên sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe để hỗ trợ kiểm soát đường huyết đồng thời ổn định lipid máu.

Lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường có mỡ máu cao

Lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường có mỡ máu cao 1

Bên cạnh chế độ ăn uống, người bị tiểu đường có mỡ máu cao cũng cần quan tâm tới những lưu ý dưới đây để hỗ trợ việc điều trị chuyển biến tích cực hơn:

–  Bỏ rượu: Bệnh nhân tiểu đường bị mỡ máu cao cần hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích.

–  Giảm lượng muối tiêu thụ: Nên giảm lượng muối xuống dưới 5g/ngày bằng cách tránh muối bột, hạn chế sử dụng muối trong nấu ăn bằng cách chọn những thực phẩm tươi, tránh thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.

–  Tăng cường vận động: nếu bạn đi bộ được khoảng 5.000 bước mỗi ngày thì có thể sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe. Còn nếu đi bộ được 10.000 bước mỗi ngày sẽ giúp cải thiện cân năng, giảm lượng mỡ trong gan. Nếu không thích đi bộ bạn nên cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và 5 lần/ 1 tuần.

–  Giảm cân an toàn: Bạn cần tính toán chỉ số BMI cơ thể, nếu như thuộc nhóm thừa cân hay béo phì thì cần thực hiện chế độ giảm cân từ từ. Mỗi tuần giảm 0,5 kg là hợp lí nhất, chỉ cần giảm 2,5 – 5 kg là đảm bảo tình trạng nhiễm mỡ gan giảm đáng kể. Lưu ý, là cần giảm cân từ từ không nên giảm quá nhanh, nếu giảm quá 2 kg mỗi tuần thì lại rất nguy hiểm, vì sẽ làm tình trạng gan nhiễm mỡ nặng hơn, chức năng gan sẽ suy giảm nghiêm trọng hơn.

– Chế biến thức ăn phù hợp: Những người bị gan nhiễm mỡ nên hạn chế tối đa dùng các nguyên liệu giàu chất béo như dầu, bơ, magarine, mayonaise vào thực đơn hàng ngày, nên bỏ da ở các thịt gia cầm, bỏ mỡ và các nước béo khi nấu canh hoặc súp, tốt nhất là nên ăn đồ luộc hấp.

– Không được bỏ bữa, không ăn kiêng triệt để bằng hình thức nhịn ăn, cố gắng ăn vào khung giờ đồng đều trong các ngày.

– Hạn chế ăn tối muộn:Tối muộn là thời điểm năng lượng tiêu hao ít nhất trong ngày. Việc ăn tối quá muộn có thể khiến cho hàm lượng cholesterol nạp vào không kịp tiêu hóa, đọng lại tại thành động mạch. Tình trạng này lâu ngày có thể gây xơ vữa động mạch. Vì vậy, nên sắp xếp thời gian ăn tối sớm, kết hợp tập thể dục điều độ để hàm lượng chất béo nạp vào cơ thể bị tiêu hao.

– Hạ cholesterol: Theo dõi lượng chất béo bão hòa và lượng đường để giúp giữ mức cholesterol và chất béo trung tính trong tầm kiểm soát. Nếu chế độ ăn uống và tập thể dục không đủ để giảm cholesterol, hãy tham khảo chuyên gia về việc dùng thuốc.

– Theo dõi chỉ số đường huyết: Việc đo chỉ số đường huyết giúp bạn theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu, từ đó ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Theo: Omron-yte.com.vn

]]>
https://omron-yte.com.vn/30212-kiem-soat-mo-mau-o-benh-nhan-tieu-duong/feed/ 0
Phòng ngừa rối loạn mỡ máu cho người tăng huyết áp https://omron-yte.com.vn/30115-phong-ngua-roi-loan-mo-mau-cho-nguoi-tang-huyet-ap/ https://omron-yte.com.vn/30115-phong-ngua-roi-loan-mo-mau-cho-nguoi-tang-huyet-ap/#respond Sat, 16 May 2020 04:14:11 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=30115 Tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu đều là những căn bệnh phổ biến toàn cầu, nhất là ở lứa tuổi trưởng thành. Chúng “đồng hành” với nhau có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, xơ vữa động mạch,…

Rối loạn mỡ máu là gì?

Rối loạn mỡ máu là gì? 1

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng có 29% người trưởng thành Việt Nam bị mỡ máu tăng cao, tức là cứ gần 3 người thì có 1 người bị mỡ máu cao.

Mỡ máu là một khái niệm khá phổ biến. Mỡ máu( danh từ y học còn gọi là rối loạn lipid máu) có các đặc trưng về thành phần lipid máu chủ yếu là cholesterol máu, triglyceride máu và các lipoprotein ( bao gồm các phân tử LDL, HDL cholesterol).

Thực chất, trong máu bất kỳ ai cũng có mỡ, rối loạn mỡ máu xảy ra khi rối loạn một trong số bốn thành phần nói trên. Trường hợp hay gặp đó là tăng cholesterol máu, tăng triglyceride máu hoặc có một thể mà trong thời gian gần đây cũng được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo chú ý đó là tăng một thành phần cholesterol lipoprotein LDL cholesterol( mỡ xấu) và giảm HDL cholesterol( mỡ tốt).

Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp là gì? 1

Bên cạnh rối loạn mỡ máu thì bệnh tăng huyết áp cũng là vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại. Theo như WHO, có tới 1,8 tỉ người bị tăng huyết áp trên toàn cầu, đặc biệt tình trạng bệnh ngày càng trẻ hóa, nhiều người mắc bệnh mà không hề biết.

Tăng huyết áp được ví như ” kẻ giết người thầm lặng”. Tăng huyết áp ở Việt Nam cũng có xu hướng trẻ hóa, theo số liệu của Viện Tim mạch, năm 2008 khoảng 25% số người trưởng thành( 25 tuổi trở lên), tức là cứ 4 người thì 1 người tăng huyết áp.

Huyết áp được xác định bằng lượng máu bơm vào tim và sự đáp ứng lưu lượng máu đó trong động mạch. Càng nhiều máu bơm tim và động mạch hẹp lại, huyết áp càng cao.

Các cơ quan trong cơ thể cần oxy để tồn tại, oxy được vận chuyển tới các cơ quan thông qua máu. Khi tim đập, nó tạo ra áp lực đẩy máu qua một mạng lưới các động mạch và tĩnh mạch hình ống (còn được gọi là các mạch máu và mao mạch).

Áp lực máu (huyết áp) là kết quả của hai lực. Lực thứ nhất xảy ra khi máu bơm ra khỏi tim và vào các động mạch (đây là một phần của hệ thống tuần hoàn). Lực thứ hai được tạo ra khi tim nghỉ giữa các nhịp đập nó. Hai lực lượng này được đại diện bởi các con số trong đo huyết áp.

  • Huyết áp bình thường: Đối với người lớn, huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.
  • Huyết áp cao: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên

➤ Tìm hiểu: Cách nhận biết bệnh tăng huyết áp

Mối liên quan giữa tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu

Mối liên quan giữa tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu 1

Các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra giữa tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu có sự liên quan.

Rối loạn lipid máu, nhất là ở thể tăng mỡ LDL cholesterol làm cho mạch máu xơ cứng hay còn gọi là xơ vữa động mạch. Thành mạch cứng hơn, lòng mạch hẹp lại làm cho sức cản của mạch hệ thống cao lên, kéo chỉ số huyết áp cao lên.

Lưu ý: Khi nhận thấy bất kỳ điều gì khác thường cần nên kiểm tra huyết áp. Ví dụ như: làm việc một lúc thấy nặng đầu, nặng ở vùng gáy, thị lực suy giảm, tim đập nhanh hơn bình thường, hay hồi hộp, … – những dấu hiệu không điển hình, không quy về một bệnh lý cụ thể nào. Cơ thể đang mách bảo rằng bạn đang có những bất thường, có thể liên quan đến những huyết động và cũng là nguy cơ gây tăng huyết áp.

Phần lớn người bệnh rối loạn mỡ máu và tăng huyết áp thường không nhận ra được các triệu chứng bên ngoài của bệnh. Bởi vậy mà khi chúng cùng nhau xuất hiện lâu dài dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tới tính mạng: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận, suy tim, tai biến mạch máu não,… Cụ thể:

Mỡ máu và cao huyết áp là kẻ thù số một của tim mạch

Rối loạn mỡ máu làm gia tăng hình thành mảng xơ ở thành mạch máu, cùng với huyết áp tăng cao làm gia tăng áp lực lên tim, gây suy tim, thiếu máu cơ tim cục bộ, nhồi máu cơ tim, thậm chí nặng hơn có thể đe dọa tới tính mạng.

Tăng huyết áp bị mỡ máu – nguy cơ gây đột quỵ não

Rối loạn chuyển hóa lipid máu cùng với tăng huyết áp khiến cho lưu lượng tuần hoàn máu đến não gặp khó khăn, gây thiếu máu não. Bệnh tiến triển nặng hơn có thể làm tắc nghẽn mạch máu hoàn toàn dẫn đến đột quỵ( tai biến mạch máu não).

Mỡ máu – cao huyết áp làm tăng nguy cơ tiểu đường

Rối loạn lipid máu làm rối loạn chức năng tế bào tụy, suy giảm bài tiết insulin làm tăng lượng đường huyết. Mà bệnh tiểu đường có quan hệ mật thiết với tăng huyết áp. Bởi vậy mà rối loạn mỡ máu trên bệnh nhân tiểu đường nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm cho biến chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện sớm.

Nên điều trị bệnh nào trước?

Cả hai tình trạng rối loạn mỡ máu và tăng huyết áp đều là những nguy tim mạch rất quan trọng. Ở những người rối loạn mỡ máu hoặc huyết áp cao có tỉ lệ mắc biến cố tim mạch cao hơn những người bình thường không mắc phải các yếu tố nguy cơ này.

Thống kê trên thế giới cho thấy mặc dù những người dù được kiểm soát huyết áp tốt nhưng không kiểm soát được các chỉ số rối loạn lipid máu cũng thì tỉ lệ biến cố tim mạch( tử vong do nguyên nhân tim mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim) vẫn rất cao.Bởi vậy cần điều trị song song cả hai tình trạng bệnh.

Phòng ngừa rối loạn mỡ máu cho người tăng huyết áp

Phòng ngừa rối loạn mỡ máu cho người tăng huyết áp 1

Lối sống lành mạnh có ý nghĩa tích cực trong việc duy trì cơ thể khỏe mạnh, bên cạnh đó còn tác động hiệu quả đến tình trạng rối loạn mỡ trong máu trên người bệnh tăng huyết áp (THA) . Hãy lưu ý những điều dưới đây:

  • Tăng cường vận động: Hãy cố gắng dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày tham gia các hoạt động thể chất. Đối với những người rất bận rộn cũng hãy dành ra khoảng 10 phút mỗi ngày để hoạt động nhẹ nhàng, giúp cho dòng máu lưu chuyển tốt hơn, hạn chế căng thẳng, từ đó giảm nguy cơ rối loạn lipid máu và tăng huyết áp.
  • Chế độ ăn có lợi cho tim. Tập trung vào thực phẩm có nguồn gốc thực vật, bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc. Hạn chế chất béo bão hòa, được tìm thấy trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo và chất béo chuyển hóa, được tìm thấy trong nhiều thực phẩm chế biến.
  • Bổ sung các loại thảo dược giúp hỗ trợ giảm mỡ máu: hoa bụp giấm, xạ đen, giảo cổ lam có tác dụng đào thải chất béo dư thừa trong cơ thể, hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu rất tốt. Bạn có thể chế biến chúng thành các loại trà thảo dược để uống hàng ngày.
  • Tránh đường và carbohydrate tinh chế: Chúng thường có trong các thực phẩm như gạo trắng, kẹo ngọt, bánh quy, nước trái cây đóng chai, kem, … Thay thế chúng bằng các thực phẩm từ carb toàn phần như rau củ, trái cây tươi, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám,…
  • Kiểm soát trọng lượng cơ thể: Nếu bạn đang có cân nặng dư thừa, hãy giảm bớt chúng một cách an toàn. Chúng cũng có ích cho việc giảm thiểu lượng mỡ máu và được nghiên cứu là có tác động giảm huyết áp.
  • Bổ sung chất béo tốt: Bạn nên ăn nhiều thực phẩm có chứa chất béo tốt cho sức khỏe bao gồm cá chứa axit béo omega-3 như cá thu, cá hồi, các loại hạt như hạt dẻ, óc chó, bơ… Tránh chất béo chuyển hóa, thực phẩm có dầu hoặc chất béo hydro hóa.
  • Giảm lượng muối: Lượng tiêu thụ muối theo thói quen của mọi người có tỉ lệ hơn 2 lần so với khuyến cáo của thế giới. Nồng độ natri cao vượt ngưỡng cho phép có thể khiến việc chuyển hóa lipid máu gặp khó khăn. WHO khuyến nghị giảm lượng muối tiêu thụ xuống dưới 5g/ngày có thể giảm nguy cơ tăng huyết áp và hạn chế các bệnh liên quan.
  • Hạn chế tiêu thụ rượu/cai rượu: Tiêu thụ rượu bia quá mức có thể gây ra tình trạng huyết áp cao, tăng nguy cơ đột quỵ. Nghiên cứu mới nhất chỉ ra dù uống rượu bia ở bất cứ liều lượng nào cũng ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe- tức là không có ngưỡng an toàn đối với việc sử dụng rượu bia. Thay thế rượu bằng các loại thức uống giúp giảm mỡ máu và bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn, ví dụ như nước lọc, trà hoa bụp giấm, nước cam…
  • Hạn chế ăn uống sau 8 giờ tối: Thời điểm tốt nhất dành cho người bệnh là nên ăn vào khoảng 6 giờ 30 – 7 giờ tối. Sau thời điểm này thức ăn được đưa vào cơ thể khó hấp thu hơn,thời gian tiếp theo phần lớn là ngủ, nên không tiêu tốn nhiều năng lượng. Lượng mỡ thừa dễ đọng lại tại thành mạch khiến việc lưu thông máu khó khăn.
  • Không nên thức khuya: Nghiên cứu chỉ ra người thức khuya thường dễ mệt mỏi vì thiếu ngủ, dễ tăng cân và có mức chỉ số mỡ máu cao hơn những người ngủ đúng và đủ giấc. Thường xuyên thức khuya còn ảnh hưởng đến nội tiết khiến tuyến thượng thận hoạt động không hiệu quả, dẫn đến tăng triglyceride kèm theo tích tụ chất béo ở thành bụng và cơ mông( gây béo phì).
  • Giảm căng thẳng, áp lực: Lối sống tích cực, thoải mái được khuyến cáo, nhất là đối với những người có tiền sử cao huyết áp. Chúng giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, từ đó giảm nguy cơ rối loạn chuyển hóa mỡ máu và hạ huyết áp cao.
  • Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nồng độ cholesterol có hại(LDL) và giảm nồng độ cholesterol có lợi(HDL), gây ra tình trạng xơ vữa động mạch. Nếu bạn hút thuốc càng nhiều, lượng mỡ đào thải sẽ càng kém, mỡ thừa sẽ tích tụ trong máu, nhất là mạch máu ở tim, mạch não, tăng nguy cơ cao huyết áp.
  • Tạo thói quen đo huyết áp thường xuyên: Theo dõi huyết áp bằng máy đo huyết áp định kỳ giúp bạn giảm thiểu được các rủi ro từ các nguy cơ bệnh lý liên quan đến huyết áp gây ra.

Kiên trì thực hiện các thói quen lành mạnh nêu trên, việc kiểm soát mỡ máu ở mức độ an toàn là hoàn toàn có thể cho bệnh nhân tăng huyết áp.

Theo Omron Healthcare

]]>
https://omron-yte.com.vn/30115-phong-ngua-roi-loan-mo-mau-cho-nguoi-tang-huyet-ap/feed/ 0
Ngăn rối loạn mỡ máu để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch như thế nào? https://omron-yte.com.vn/30104-roi-loan-mo-mau-va-benh-tim-mach/ https://omron-yte.com.vn/30104-roi-loan-mo-mau-va-benh-tim-mach/#respond Thu, 14 May 2020 09:57:38 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=30104 Ngăn rối loạn mỡ máu để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch như thế nào? 1

Các bệnh tim mạch có thể gây tử vong bất cứ lúc nào, nên việc phòng ngừa là vô cùng cần thiết. Rối loạn mỡ máu (lipid máu) góp phần gây ra khoảng 56% bệnh tim thiếu máu cục bộ và 18% đột quỵ, dẫn đến 4,4 triệu người tử vong hàng năm trên thế giới. Bài viết này cập nhật những khuyến cáo mới nhất về việc chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh rối loạn mỡ máu, mời bạn cùng theo dõi.

Vì sao rối loạn mỡ máu làm tăng nguy cơ tim mạch?

Máu nhiễm mỡ hay còn gọi là rối loạn mỡ (lipid) máu là sự bất thường trong chuyển hóa lipid, dẫn tới sự thay đổi về chức năng và/hoặc nồng độ của các thành phần mỡ trong máu. Các thành phần của lipid máu trong cơ thể là triglycerid (TG), phospholipid, cholesterol (CT) và một số chất khác ít quan trọng hơn, trong đó quan trọng nhất là cholesterol.

Mỡ máu cao sẽ làm lắng đọng các mảng lipid, cholesterol và một số chất khác trên thành động mạch, hình thành các mảng xơ vữa động mạch, thành mạch máu trở nên dày và cứng hơn, mất khả năng mềm và đàn hồi như trong điều kiện bình thường.

Các mảng vữa này dần dần làm cho đường kính của động mạch nhỏ dần lại, gây nên chứng đau thắt ngực. Một cơn đau xé ngực như bị một cái búa đánh vào ngực. Hiện tượng này xảy ra vì động mạch bị thắt lại, làm cho máu không lưu thông vào tim theo một tốc độ cần thiết.

Nếu các mảng vữa này bị vỡ thành từng mảnh nhỏ, nó sẽ thải những chất béo ra ngoài. Những chất béo này kích thích hình thành những cục máu; và những cục máu này lớn dần đến khi chúng làm nghẽn hoàn toàn động mạch. Quá trình này chỉ xảy ra trong vòng vài phút, và hậu quả cuối cùng là chứng huyết khối động mạch vành, bệnh nhân cảm thấy đau đớn không thể chịu nổi. Nạn nhân có thể bị chết vì bệnh nhồi máu cơ tim.

Vì sao rối loạn mỡ máu làm tăng nguy cơ tim mạch? 1

Quá trình này cũng có thể xảy ra ở các động mạch trung bình và động mạch lớn, nhất là các động mạch chuyển máu vào tim, não, cật, và chân, gây ra những biến chứng gây tử vong cao như:

Ai nên tầm soát rối loạn mỡ máu?

Tầm soát rối loạn mỡ máu thường được chỉ định với những người có biểu hiện lâm sàng của bệnh tim mạch, tăng nguy cơ bệnh tim mạch và bất kỳ khi nào cần tầm soát yếu tố nguy cơ.

Các tình trạng như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, vảy nến cũng làm tăng nguy cơ tim mạch và rối loạn lipid máu.

Ở phụ nữ, đái tháo đường hoặc tăng huyết áp trong thai kỳ là các chỉ điểm nguy cơ. Còn đối với nam giới là chứng rối loạn cương dương.

Bệnh nhân bệnh thận mạn cũng tăng nguy cơ các biến cố tim mạch và nên được tầm soát rối loạn mỡ máu.

Các biểu hiện lâm sàng của rối loạn mỡ máu di truyền như u vàng (xanthoma), xanthelasma (< 45 tuổi) nên được tầm soát, nhất là tăng cholesterol máu gia đình, một rối loạn đơn gen thường gặp nhất liên quan với bệnh tim mạch sớm.

Tầm soát rối loạn lipid máu cũng nên được chỉ định ở các bệnh nhân bệnh động mạch ngoại biên hoặc tăng độ dày lớp nội trung mạc hoặc xơ vữa động mạch cảnh.

Ngoài ra, nếu bạn là nam ≥ 40 tuổi và nữ ≥ 50 tuổi hoặc sau mãn kinh, nhất là khi có các yếu tố nguy cơ tim mạch bạn cũng cần được tầm soát mỡ máu. Nếu bạn là thành viên trong gia đình có người bị rối loạn mỡ máu nặng và bệnh tim mạch sớm thì cũng được tầm soát rối loạn mỡ máu sớm.

Đánh giá các chỉ số mỡ máu

Các chỉ số để đánh giá mỡ máu là cholesterol toàn phần, triglyceride, HDL-Cholesterol, LDL-Cholesterol. Các trị số khác có thể xem xét là non-HDL-C (ApoB có thể được xem tương đương non-HDL-C) Lipoprotein (a), tỉ số apoB:apoA1, tỉ số non-HDL-C:HDL-C…

Chỉ số lipid máu ở mức bình thường, mức ranh giới và mức nguy cơ cao ở người lớn được liệt kê rõ trong bảng dưới đây

Chỉ số Mức bình thường

(mg/dL)

Mức ranh giới

(mg/dL)

Mức nguy cơ cao

(mg/dL)

Total Cholesterol

TC

< 200 200 – 239 ≥ 240
Cholesterol tốt

HDL  – C

≥ 60 40 – 59 (nam)

50 -59 (nữ)

< 40 (nam)

<50 (nữ)

Cholesterol xấu

LDL – C

<100 (bình thường)

100 – 129 (gần đạt ngưỡng bình thường)

130 – 159 160 – 189 (nguy cơ cao)

≥ 190 (nguy cơ rất cao)

Triglycerid

TG

<150 150 – 199 200 – 499 (nguy cơ cao)

>500 nguy cơ rất cao

Non-HDL-cholesterol <130 (bình thường)

130-159 (gần đạt ngưỡng bình thường)

160-189 (đường biên giới cao) 190-219 (nguy cơ cao)

> 220 (nguy cơ rất cao)

TG/HDL-C <2 >4 (nguy cơ cao)

>6 (nguy cơ rất cao)

TC/HDL-C <4,4
LDL/HDL-C <2,9
Non-HDL/HDL-C <3,5

Mục tiêu điều trị rối loạn mỡ máu

Các hướng dẫn điều trị rối loạn mỡ máu trên thế giới đều tập trung vào giảm LDL-C để dự phòng bệnh tim mạch. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy giảm nguy cơ tim mạch với giảm LDL-C phụ thuộc liều; giảm LDL-C càng nhiều, giảm nguy cơ tim mạch càng nhiều. Lợi ích liên quan giảm LDL-C không đặc hiệu đối với điều trị statin. Không có nồng độ LDL-C được xác định mà dưới đó lợi ích ngừng hoặc gây hại. Có sự khác biệt đáng kể giữa các cá nhân trong đáp ứng LDL-C với chế độ ăn và điều trị thuốc.

Các mục tiêu lipid là một phần của chiến lược làm giảm nguy cơ tim mạch toàn diện. Phân loại mức nguy cơ tim mạch toàn thể và chiến lược can thiệp dựa vào nguy cơ tim mạch toàn thể và nồng độ LDL-C.

Phân tầng nguy cơ tim mạch toàn bộ

Phân tầng nguy cơ tim mạch toàn bộ 1

Thang điểm SCORE dành cho các nước nguy cơ tim mạch thấp

★ Nguy cơ rất cao khi có 1 trong các yếu tố sau:

– Đã được chẩn đoán bệnh tim mạch bằng các xét nghiệm xâm lấn hoặc không xâm lấn, tiền căn nhồi máu cơ tim, hội chứng vành cấp, tái tưới mạch máu mạch vành hoặc các động mạch khác, đột quỵ thiếu máu não và bệnh lý động mạch ngoại biên.

– Đái tháo đường type 2, đái tháo đường type 1 có tổn thương cơ quan đích (như microalbumin niệu)

– Bệnh thận mạn tính từ trung bình đến nặng (độ lọc cầu thận < 60 mL/phút/1,73 m2.

– Điểm SCORE ≥ 10% cho nguy cơ tử vong trong 10 năm do bệnh tim mạch.

★ Nguy cơ cao khi có một trong các yếu tố sau:

– Những yếu tố nguy cơ riêng lẻ nặng như rối loạn lipid máu gia đình và tăng huyết áp nặng.

– Điểm SCORE ≥ 5% và < 10 % cho nguy cơ tử vong 10 năm do bệnh tim mạch.

★ Nguy cơ trung bình

Điểm SCORE ≥ 1% và < 5% cho nguy cơ tử vong trong 10 năm do bệnh tim mạch.

Nguy cơ này cần được đánh giá thêm các yếu tố như tiền căn gia đình có bệnh tim mạch sớm, béo phì, mức độ hoạt động thể lực, HDL – C, TG, hs – CRP, lipoprotein (a), fibrinogen, homocystein, apo B.

★ Nguy cơ thấp

– Điểm SCORE < 1% cho nguy cơ tử vong trong 10 năm do bệnh tim mạch.

Chiến lược can thiệp lipid máu dựa vào liên quan giữa nguy cơ bệnh tim mạch toàn bộ và nồng độ LDL – C

Chiến lược can thiệp lipid máu dựa vào liên quan giữa nguy cơ bệnh tim mạch toàn bộ và nồng độ LDL – C 1

Khuyến cáo mục tiêu điều trị LDL – C

LDL – C được coi là mục tiêu điều trị chính trong gần như mọi chiến lược điều trị rối loạn mỡ máu.

+ Bệnh nhân có nguy cơ rất cao bị bệnh tim mạch thì mức LDL – C mục tiêu là < 1,8 mmol/L (<70 mg/dL) và hoặc LDL – C giảm được ≥ 50 % nếu không thể đạt được mục tiêu trên.

+ Bệnh nhân có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch thì mục tiêu điều trị cần đạt được là LDL – C <2,5 mmol/L (<100 mg/dL).

+ Bệnh nhân có nguy cơ trung bình bị bệnh tim mạch thì cần coi mục tiêu điều trị là LDL – C <3,0 mmol/L (< 115 mg/dL).

Ngoài ra, không có mục tiêu chuyên biệt đối với HDL-C và triglyceride được xác định trong các thử nghiệm lâm sàng. Mặc dù tăng HDL-C dự đoán sẽ làm giảm sự thoái triển xơ vữa động mạch, và HDL-C thấp có liên quan với tăng các biến cố và tử vong ở bệnh nhân bệnh mạch vành.

Điều chỉnh lối sống

Vai trò của dinh dưỡng và lối sống trong dự phòng bệnh tim mạch đã được nhiều kết quả nghiên cứu ủng hộ. Dinh dưỡng và lối sống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành xơ vữa động mạch hoặc ảnh hưởng đến các yếu tố nguy cơ truyền thống như mỡ máu, huyết áp hoặc nồng độ đường huyết.

Các khuyến cáo thay đổi lối sống và chọn lựa thức ăn lành mạnh để điều trị nguy cơ tim mạch toàn thể còn có:

✔ Sử dụng thực phẩm địa phương; thực phẩm lành mạnh từ các nền văn hóa khác vẫn được khuyến khích.

✔ Ăn đa dạng thực phẩm, nhưng cần phòng ngừa thừa cân và béo phì.

✔ Ăn nhiều trái cây, rau, cây họ đậu, hạt, ngũ cốc nguyên hạt và cá.

✔ Kiêng chất béo chuyển hóa hoặc bão hòa (bơ cứng, dầu nhiệt đới, thịt nhiều chất béo hoặc nấu sẵn, kẹo, kem, bơ, pho mát thường).

✔ Nên dùng các chất béo đơn không bão hòa (dầu oliu) và chất béo đa không bão hòa (dầu thực vật không nhiệt đới) để giữ chất béo trans < 1% tổng năng lượng và chất béo bão hòa < 10% (< 7% trị số cholesterol huyết tương cao).

✔ Dùng muối < 5 g/ngày.

✔ Hạn chế thức uống có cồn.

✔ Hạn chế dùng nhiều đường, đặc biệt những người thừa cân, tăng triglyceride máu, hội chứng chuyển hóa hoặc đái tháo đường.

✔ Tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày mỗi ngày.

✔ Ngưng hút thuốc lá

Điều trị tăng cholesterol bằng thuốc

Điều trị tăng cholesterol bằng thuốc 1

Statin

Statin làm giảm tổng hợp cholesterol ở gan. Statin là thuốc được nghiên cứu nhiều nhất trong dự phòng bệnh tim mạch. Các kết quả trên quy mô lớn cho thấy statin làm giảm đáng kể bệnh tim mạch trong dự phòng nguyên phát lẫn thứ phát ở cả hai giới, và tất cả các nhóm tuổi. Statin làm giảm tiến triển hoặc thậm chí thúc đẩy sự thoái triển của mảng xơ vữa động mạch vành.

Thuốc gắn axit mật

Với liều cao nhất 24g cholestyramine, 20g colestipol hoặc 4,5g colesevelam, LDL-C giảm 18 -25%. Thuốc này không ảnh hưởng lên HDL-C nhưng có thể làm tăng triglyceride ở một số bệnh nhân.

Thuốc ức chế hấp thu cholesterol

Ezetimibe là thuốc giảm lipid đầu tiên ức chế hấp thu cholesterol trong thức ăn và mật mà không ảnh hưởng chất dinh dưỡng tan trong chất béo. Trong các thử nghiệm lâm sàng, đơn trị ezetimibe giảm LDL-C 15-22% ở các bệnh nhân tăng cholesterol máu. Điều trị phối hợp ezetimibe và statin làm giảm thêm 15-20% nồng độ LDL-C.

Ezetimibe nên được sử dụng như điều trị hàng thứ hai phối hợp với statin khi mục tiêu điều trị không đạt được với liều statin cao nhất dung nạp được hoặc ở các bệnh nhân không dung nạp hoặc chống chỉ định với statin.

Thuốc ức chế PCSK9

Thuốc có cơ chế nhắm vào protein PCSK9 liên quan với kiểm soát thụ thể LDL. Hiệu quả giảm LDL-C khoảng 50-70% độc lập với điều trị nền (statin, ezetimibe …), giảm các biến cố tim mạch.

Bệnh nhân nguy cơ tim mạch toàn thể rất cao, tăng cholesterol dị hợp tử (và một số bệnh nhân tăng cholesterol đồng hợp tử) đang điều trị liều tối đa dung nạp được của thuốc hàng thứ nhất và hàng thứ hai và/hoặc lọc máu và không dung nạp statin với nồng độ LDL-C cao kéo dài là các ứng cử viên thích hợp cho sử dụng thuốc ức chế PSCK9.

Nicotinic acid

Nicotinic acid có tác dụng điều hòa lipid rộng, tăng HDL-C đến 25% phụ thuộc liều và giảm LDL-C 15-18% và triglyceride 20-40 % với liều 2 g/ngày.

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây về axit nicotinic cho thấy không có tác dụng lợi ích mà còn tăng tần suất tác dụng phụ nặng. Axit nicotinic hiện không được chấp thuận bởi Cục Dược phẩm châu Âu (EMA).

Điều trị tăng triglyceride bằng thuốc

So với chứng cứ về lợi ích của giảm LDL-C, lợi ích của giảm triglyceride vẫn còn khiêm tốn. Tuy nhiên các chứng cứ gần đây về triglyceride là một yếu tố nguy cơ tim mạch có thể khuyến khích việc giảm triglyceride. Các can thiệp bằng thuốc có sẵn bao gồm statin, fibrate, ức chế PCSK9.

Điều trị HDL – Cholesterol  thấp

Nồng độ HDL-C thấp là yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển sớm xơ vữa động mạch. Tình trạng tăng nguy cơ tim mạch liên quan nồng độ HLD-C thấp từ 0,65 đến 1,17 mmol/L (25 đến 45 mg/dL).

Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng 7,5% HDL-C cùng với giảm LDL-C đến mục tiêu 2,0 mmol/L (< 80 mg/dL) là yêu cầu tối thiểu cho thoái triển mảng xơ vữa.

Nồng độ HDL-C có thể tăng đến 10% bằng việc thay đổi lối sống bao gồm giảm cân, tập thể dục, ngưng hút thuốc và sử dụng rượu. Nhiều trường hợp cần can thiệp bằng thuốc. Tuy nhiên, vẫn chưa có chứng cứ rõ ràng rằng tăng HDL-C thực sự dẫn đến dự phòng bệnh tim mạch.

Những hướng dẫn mới về bệnh rối loạn mỡ máu hy vọng sẽ giúp bạn chọn lựa những phương pháp tối ưu nhất trong việc phòng và điều trị bệnh, góp phần cải thiện các biến cố tim mạch và giảm gánh nặng toàn cầu của bệnh tim mạch do xơ vữa mang lại.

OMRON Việt Nam

Nguồn tham khảo: https://www.escardio.org/Guidelines/Clinical-Practice-Guidelines/Dyslipidaemias-Management-of

]]>
https://omron-yte.com.vn/30104-roi-loan-mo-mau-va-benh-tim-mach/feed/ 0