Viêm họng hạt hay hay còn gọi là viêm họng mạn tính là tình trạng viêm kéo dài, tái diễn của niêm mạc vùng hầu họng và amidan. Vùng hầu họng có rất nhiều tổ chức lympho, khi tình trạng viêm kéo dài, hay tái diễn làm cho mô lympho phình lên, chủ yếu ở thành sau họng.
Nguyên nhân gây viêm họng hạt là gì?
Các yếu tố gây kích thích niêm mạc vùng họng có thể là nguyên nhân gây viêm họng mạn: bia rượu, thuốc lá, thức ăn nhiều gia vị cay, chua,…Ngoài ra còn có ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, tình trạng dị ứng của cơ thể…
Triệu chứng của viêm họng mạn hay viêm họng hạt là: cảm giác ngứa họng, vướng trong họng, thường xuyên hắng giọng, khạc nhổ, ho khan dai dẵng. Khi tình trạng viêm trở nên cấp tính, lúc đó bệnh nhân thấy đau họng, sốt, mệt mỏi.
Cách khắc phục:
Cách tốt nhất đề khắc phục bệnh viêm họng hạt là hạn chế các yếu tố thuận lợi làm cho viêm họng phát triển như: môi trường ô nhiễm, ăn ở kém vệ sinh; tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng; đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, xúc họng nước muối sinh lý 9%, giữ ấm vùng cổ, ngực; tránh nằm máy lạnh quá lâu….Ngoài việc súc miệng bằng nước muối, có thể ngậm chanh với muối; gừng với muối; quất với đường phèn hoặc mật ong…
Khi đã bị viêm họng nặng, phải dùng đến kháng sinh thì bạn phải nghiêm túc điều trị đúng chỉ định của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm: Cách chữa viêm họng – Bệnh viêm họng – Bệnh viêm họng cấp