Ở trẻ bị hen suyễn, thể lực và sức khoẻ thường yếu, nếu lựa chọn các môn thể dục không phù hợp có thể kích thích làm phát sinh các cơn hen. Ở những trẻ này, nếu tập luyện ngoài trời khi thời tiết nóng hoặc lạnh quá cũng gây nên những cơn hen phế quản, chưa nói đến tập luyện ở những nơi có môi trường không khí ô nhiễm bụi, hoá chất, bụi phấn hoa, côn trùng thì tần suất cơn hen xuất hiện càng cao.
Nhiều nghiên cứu thấy rằng, sống trong một môi trường nhất định, trẻ bị ốm yếu thường xuất hiện hen suyễn với tần xuất và tỉ lệ cao hơn trẻ khoẻ mạnh. Thực hành yoga có tác dụng tăng cường sức khoẻ, nâng cao thể lực, giúp trẻ chặn các cuộc tấn công của hen suyễn khi thời tiết thay đổi hoặc khi gặp yếu tố bất lợi.
Thực hành các tư thế trong yoga chậm rãi và kỹ thuật thở yoga đều đặn sẽ giúp trẻ điều chỉnh hơi thở và giúp trẻ chuyển từ thở nhanh – nông – thiếu oxy sang thở sâu – chậm – đủ oxy. Thở bằng cơ hoành trong yoga giúp trẻ có hơi thở sâu hơn và thoải mái hơn.
Tiến sĩ McCall cho rằng yoga không phải là một thay thế cho thuốc hen suyễn, nhưng nó có thể giúp trẻ tăng cường sức khoẻ, bình tĩnh và kiểm soát sự căng thẳng, ngăn chặn bệnh hen suyễn. Khi bị hen suyễn, hít thở sâu vừa có tác dụng cung cấp oxy cho trẻ vừa làm thông đường phế quản.
Ở trẻ bị hen suyễn, giữ hơi thở trong phổi, khó thở hoặc thở quá nhanh và nông có thể gây căng thẳng cho tim và phổi, trẻ bị tức ngực, khó chịu. Thực hành các bài tập thở yoga có thể giúp duy trì một tốc độ thở ổn định, làm chậm hơi thở trong suốt cả ngày, cải thiện chức năng phổi và giảm căng thẳng cho tim của trẻ.
Phó giáo sư, Tiến sĩ: Hoàng Thị Ái Khuê
TRUNG TÂM YOGA BAN MAI – TP. VINH
Hậu quả của bệnh hen phế quản ở trẻ
Về chiều cao : Chiều cao của trẻ bị hen suyễn dễ thấp hơn so với những trẻ bình thường khác và ảnh hưởng đến phát triển chiều cao ở tuổi trưởng thành. Hình thể của trẻ hen suyễn thay đổi, các trẻ bị hen suyễn nặng thường chậm lớn, còi cọc, lưng hoặc ngực bị dô ra hoặc tóp vào.
Về sức khỏe: Sức khỏe trẻ suy giảm dần, tần suất các cơn hen ngày càng tăng lên, học tập ngày càng giảm sút. Do chức năng phổi suy giảm, các đường dẫn khí huyết dễ bị tắc nghẽn, lượng máu lên não kém hơn, làm cho trẻ dễ mất tập trung, học hành chậm tiến bộ.
Người bệnh khó ngủ: bệnh hen ngày nhẹ đêm nặng, có khi đờm rược lên nằm không thở được, nên trẻ phải ngồi dậy.