Nhồi máu cơ tim là tình trạng của một phần cơ tim bị hủy khi lượng máu cung cấp đến phần đó bị giảm sút. Nhồi máu cơ tim là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây đột tử bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, nhồi máu cơ tim có thể phòng tránh được nếu biết điều chỉnh yếu tốt nguy cơ và thay đổi những thói quen có hại.
Nguy cơ cao ở nam giới
Tỷ lệ nam giới bị mắc bệnh nhồi máu cơ tim cao hơn nữ giới. Độ tuổi mắc bệnh nhiều nhất là từ 40-65. Nhồi máu cơ tim còn có nguy cơ cao ở những người hút thuốc lá, béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc gia đình có người mắc bệnh tim mạch thường có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nhiều hơn những người bình thường.
Tuy nhiên, vẫn có những người trẻ, ở độ tuổi ngoài 30, ở người không hề có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào. Vì thế, khám sức khỏe định kỳ là việc tầm soát tốt nhất đối với chứng nhồi máu cơ tim.
Biến chứng của nhồi máu cơ tim
Tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim là khá cao. Với y học tiến bộ, nhồi máu cơ tim có thể được xác định sớm để phòng ngừa những biến chứng. Tuy nhiên, không phải người có bệnh nào cũng được tầm soát và tầm soát đầy đủ. Vì thế, những biến chứng tiềm tàng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, đó là tình trạng rối loạn nhịp tim trầm trọng, suy tim tiến triển, sốc tim và ngừng tim… Một số trường hợp, vùng cơ tim bị hoại tử lớn, gây vỡ tim, tử vong nhanh chóng hoặc đòi hỏi phải phẫu thuật cấp cứu.
Dự phòng bệnh như thế nào?
Để dự phòng bệnh nhồi máu cơ tim, điều chỉnh lối sống thích hợp để ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch. Tránh hút thuốc lá và ngửi khói thuốc. Nên ăn ít chất béo, nhiều rau củ, quả, trái cây; tránh để thừa cân và kiểm soát chặt chẽ huyết áp và đường máu trong giới hạn cho phép. Ngoài ra, cần theo dõi sát, điều chỉnh kịp thời, phát hiện từ sớm và xử trí triệt để cơn đau thắt ngực.
Xem thêm : Những điều cần tránh sau nhồi máu cơ tim