Nói về nguyên nhân dẫn đến bệnh hen ở trẻ em, người ta xét đến các yếu tố cơ địa bệnh hen và các yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động tới cơ thể dẫn tới bệnh hen. Hiểu rõ hơn về nhóm nguyên nhân này, các bậc cha mẹ sẽ biết cách phòng ngừa nguy cơ bệnh hen cho trẻ.
Nguyên nhân gây bệnh hen ở trẻ em
Di truyền: Những trẻ sinh ra trong gia đình có người bị bệnh hen có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các trẻ bình thường khác. Nguy cơ bị bệnh hen cũng cao hơn ở những trẻ có cơ địa dị ứng, bị chứng tai mũi họng hay bị các bệnh đường tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải trẻ nào bị bệnh hen cũng có các yếu tố dị ứng này.
Những trẻ sống ở đô thị: Những trẻ sống ở đô thị mà ít ra ngoài, ở nhiều trong nhà; sống trong vùng không khí chất lượng kém; sống gần nơi có lưu lượng xe cộ đông đúc dễ bị mắc bệnh hen hơn những trẻ bình thường khác.
Trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp: Nguy cơ mắc bệnh cao ở những trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá; thường xuyên tiếp xúc với hóa chất dùng trong nông nghiệp, làm tóc hoặc sản xuất.
Trẻ nhẹ cân hoặc tăng cân quá mức, mắc trào ngược dạ dày thực quản.
Các yếu tố gây dị ứng bao gồm phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, phân gián, nấm mốc…
Thời tiết thay đổi, đợt không khí lạnh, gió mưa thay đổi đột ngột.
Ảnh hưởng bởi một số loại thuốc : Dị ứng với các thuốc như aspirin và thuốc kháng viêm steroid.
Ảnh hưởng bởi một số chất bảo quản trong thực phẩm: Chất làm ngọt nhân tạo như Aspartame và phụ gia như sulfit có thể làm tăng nguy cơ hen suyễn ở bé.
Phản ứng dị ứng với thực phẩm: Có thể bao gồm lạc, động vật có vỏ như sò, ốc và thậm chí cả trứng và sữa bò..
Trẻ bị viêm trào ngược dạ dày thực quản : Viêm trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng bệnh lý trong đó dịch dạ dày trào lên thực quản, hầu họng và miệng. Bệnh này biểu hiện bởi cảm giác đau rát bỏng sau xương ức, thường xuất hiện sau bữa ăn, đau nặng lên bởi tư thế nằm ngửa hoặc cúi người ra trước. Có thể kèm thêm triệu chứng ợ hơi, đắng miệng, ho và đôi khi là thở rít. Khám họng sẽ thấy hiện tượng viêm vùng hầu họng và thanh quản. Dịch vị trào lên khi rơi vào khí quản, phế quản sẽ gây tăng tính dễ bị kích thích của phế quản và sẽ biểu hiện thường nhất là những cơn ho, và đôi khi là những cơn hen.
Trên đây là một số yếu tố làm tăng nguy mắc bệnh hen ở trẻ em. Tuy nhiên, không phải trẻ bị bệnh hen đều có các yếu tố gây cơn hen giống nhau, có thể ở bệnh nhân này yếu tố gây cơn hen là ăn tôm cua biển, nhưng ở bệnh nhân khác thì ăn tôm cua biển không bị lên cơn mà tiếp xúc với lông chó mèo hay là hít phải hơi thuốc lá mới lên cơn hen.
Bảo Ngọc