Cuộc sống hiện đại, dường như càng có nhiều thiết bị máy móc hỗ trợ trong công việc thì chúng ta càng trở nên ít vận động hơn. Từ nhà đến công ty chúng ta có xe máy, taxi … hỗ trợ. Thay vì việc phải tự chuyển thư từ bưu phẩm từ nơi này sang nơi khác thì chúng ta có thể chuyển phát nhanh hoặc sử dụng dịch vụ chuyên môn. Các dịch vụ phục vụ tận nơi ngày càng nhiều chúng ta tiết kiệm thời gian, tiện lợi hơn nhưng đó cũng tạo cơ hội cho nhiều bệnh có nguy cơ phát sinh đặc biệt là các bệnh về khớp đặc biệt là thoái hóa khớp. Lười vận động khiến khớp nhanh bị lão hóa hơn, và quá trình lão hóa các bộ phận khác trên cơ thể cũng diễn ra sớm hơn.
Thoái hóa khớp đang có nguy cơ bị trẻ hóa
Thoái hóa khớp đang có nguy cơ trẻ hóa
Vào những năm trước kia, thoái hóa khớp thường xuất hiện ở những người có độ tuổi từ 45- 50 tuổi do khớp bị lão hóa theo thời gian. Nhưng hiện nay, thoái hóa khớp đã không còn là bệnh của người già nữa mà rất nhiều người ở độ tuổi 30 – 35 mắc căn bệnh này, số lượng người trẻ mắc bệnh khớp ngày càng tăng.
Thoái hóa khớp thực chất là tình trạng tổn thương sụn khớp kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn không đuổi kịp việc lớp sụn ở khớp bị mất đi theo thời gian. Về lâu dài, lớp sụn khớp phủ trên bề mặt xương dần bị mỏng đi và hư tổn, gây đau nhức, hạn chế vận động, bệnh nhân thậm chí có thể bị tàn phế.
Thoái hóa khớp chủ yếu do quá trình lão hóa của cơ thể, ở người trẻ thường do người bệnh giữ mãi một tư thế trong thời gian dài, hành động lặp đi lặp lại, mang vác vật nặng, trấn thương khớp …Hầu hết, các khớp đều có thể bị thoái hóa nhưng thường phổ biến tại các chi và cột sống. Trong đó thoái hóa khớp gối rất phổ biến vì khớp này luôn phải chịu căng để giữ cơ thể đứng vững, xoay và di chuyển.
Thoái hóa khớp gây nhiều khó khăn trong vận động và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, do đó điều trị và phòng ngừa bệnh xương khớp là việc làm hết sức cần thiết.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh thoái hóa khớp, bạn vui lòng xem chi tiết trong bài viết: Những điều cần biết về bệnh thoái hóa khớp
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp ngày càng trẻ hóa là gì?
Thoái hóa khớp xuất hiện trước 45 tuổi sẽ được gọi là thoái hóa khớp ở người trẻ. Không chỉ do yếu tố tuổi tác, thoái hóa khớp còn có thể do một số yếu tố nguy cơ như:
- Do chấn thương: Chấn thương trong cộng việc, chấn thương khi tham gia giao thông, trong sinh hoạt… làm cho khớp bị tổn thương, phần sụn khớp bị bào mòn và dễ gặp phải tình trạng thoái hóa khớp.
- Do một số bệnh lý về xương khớp: Khi bị mắc một trong những bệnh lý về khớp như gút, viêm khớp, nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp… Những bệnh lý này nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách cũng có thể dẫn đến hệ lụy thoái hóa khớp, dính khớp.
- Do tính chất công việc: Những người làm việc trong môi trường văn phòng, ít vận động hoặc những người làm việc bốc vác dễ gây chấn thương đến các khớp xương…
- Một số nguyên nhân khác như: béo phì, một số bệnh rối loạn chuyển hoá như tăng mỡ máu, tăng đường máu, tăng huyết áp, tăng axit uric máu
Như vậy, bệnh thoái hóa khớp ở mỗi nhóm tuổi khác nhau sẽ có những nguyên nhân khác nhau nên cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp điều trị và dự phòng.
Phòng ngừa bằng cách nào?
Thoái hóa khớp là căn bệnh không thể tránh khỏi khi về già. Tuy nhiên, ngay từ khi còn trẻ, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp, ngăn chặn sự thoái hóa sụn khớp, duy trì khả năng vận động, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Chúng ta có thể áp dụng các phương pháp như sau:
Tất cả các phương pháp tránh cho khớp bị quá tải. Đó là các tư thế làm việc hợp lý, không nên làm việc ở một tư thế kéo dài mà nên thay đổi tư thế thường xuyên, nên kết hợp những khoảng nghỉ ngắn 5-10 phút trong khi làm việc, giữ cân nặng ở mức hợp lý, giảm cân nếu béo phì. Tập thể dục thường xuyên và vừa sức, như bơi lội, đạp xe đạp, đi bộ khoảng 30- 60 phút/ngày, tập dưỡng sinh, tập các động tác tập tăng cường sức mạnh của các cơ quanh khớp, làm giảm lực tác động trên bề mặt sụn.
Theo dõi thăm khám sức khỏe định kỳ để và điều trị kịp thời các chấn thương do thể thao, do nghề nghiệp, sau đó là sử dụng các biện pháp lý liệu pháp, phục hồi chức năng để đưa khớp trở về trạng thái sinh lý bình thường, tránh diễn biến xấu dẫn đến thoái hoá khớp. Với những người làm những nghề có nguy cơ thoái hoá khớp cao thì tìm kiếm các biện pháp thích nghi với điều kiện làm việc, với nguyên tắc là tránh cho khớp ít bị quá tải nhất có thể.
Ngoài ra, chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nên ăn uống đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng nhất là các chất khoáng, các vitamin như rau quả tươi, giàu các chất chống ôxy hoá. Để biết được các loại thực phẩm nên bổ sung và không nên bổ sung khi bị thoái hóa khớp bạn có thể tham khảo trong bài viết: Bệnh xương khớp nên ăn gì và kiêng gì?
Phát hiện và sửa chữa các dị dạng bẩm sinh, tư thế xấu, lệch trục khớp như chỉnh lại trục khớp, gọt giũa xương chày trong lệch trục khớp gối, sửa chữa lại các thiểu sản khớp háng bẩm sinh.
Có thể sử dụng một số loại thuốc tác dụng trên cấu trúc sụn khớp để dự phòng. Tuy nhiên hiện nay các loại thuốc này mới được khuyến cáo dùng để điều trị bệnh thoái hoá khớp, chưa có các nguyên cứu về chỉ định dự phòng thoái hoá khớp. Đặc biệt, việc sử dụng thuốc tây điều trị bệnh trong thời gian dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và dẫn đến tình trạng nhờn thuốc.
Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)