Viêm phế quản là tình trạng viêm của lớp niêm mạc các ống phế quản, ống mang không khí đến và đi từ phổi. Người ta phân biệt viêm phế quản thành 2 dạng cấp và mãn tính. Dưới đây là một số triệu chứng nhận biết căn bệnh này.
Mục lục
Tổng quan về viêm phế quản
Viêm phế quản xảy ra khi các tiểu phế quản (ống dẫn khí trong phổi) bị viêm và tạo ra quá nhiều chất nhầy. Có hai loại viêm phế quản cơ bản:
- Viêm phế quản cấp tính còn được gọi là cảm lạnh thường là do nhiễm virus. Viêm phế quản cấp tính có thể kéo dài từ 10 đến 14 ngày, có thể gây ra các triệu chứng trong ba tuần.
- Viêm phế quản mãn tính: Nếu tình trạng viêm phế quản tái phát lại nhiều lần thì có thể bạn đã bị viêm phế quản mãn tính, cần được chăm sóc y tế. Viêm phế quản mãn tính là một trong những bệnh lý nằm trong nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Viêm phế quản cấp thường khỏi hẳn, nhưng viêm phế quản mãn tính thì dai dẳng và không bao giờ khỏi hẳn. Cùng tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu của viêm phế quản trong phần tiếp theo đây.
Dấu hiệu của bệnh viêm phế quản
Dấu hiệu chung
Các dấu hiệu và triệu chứng của cả viêm phế quản cấp tính và mãn tính bao gồm :
- Ho dai dẳng, có thể tiết ra chất nhầy
- Thở khò khè
- Sốt nhẹ và ớn lạnh
- Cảm giác tức ngực
- Đau họng
- Nhức mỏi cơ thể
- Khó thở
- Đau đầu
- Mũi và xoang bị nghẹt
Người bị viêm phế quản có thể bị ho kéo dài vài tuần hoặc thậm chí là vài tháng nếu các ống phế quản mất nhiều thời gian để chữa lành hoàn toàn.
Các triệu chứng của viêm phế quản mãn tính có thể bùng phát thường xuyên và thường xảy ra vào mùa đông.
Tuy nhiên, viêm phế quản không phải là tình trạng duy nhất gây ra ho. Ho không khỏi có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn, viêm phổi hoặc nhiều bệnh khác. Nếu bạn bị ho dai dẳng nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán bệnh chính xác từ đó có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Dấu hiệu, triệu chứng viêm phế quản cấp tính
Viêm phế quản cấp tính thường phát triển từ ba đến bốn ngày sau khi bị cảm lạnh hoặc cúm. Ở dạng cấp tính, người bệnh thường bị ho, ho có đờm, đờm có màu trong hoặc màu trắng, xám vàng hoặc xanh lục tùy theo từng người. Người bệnh cảm thấy khó thở, đặc biệt cảm giác khó thở còn tồi tệ hơn khi người bệnh phải gắng sức. Một số trường hợp bị thở khò khè, người cảm thấy mệt mỏi, sốt và ớn lạnh, tức ngực.
Người bệnh viêm phế quản cấp tính có thể bị ho dai dẳng kéo dài trong vài tuần thậm chí nhiều tháng. Nếu bạn có sức khỏe tốt, phổi của bạn sẽ trở lại bình thường sau khi bạn đã hồi phục sau đợt nhiễm trùng ban đầu.
Ho kéo dài là do các phế quản chưa lành lặn. Tuy nhiên,ho có thể là triệu chứng của bệnh lý khác như suyển hoặc viêm phổi.
Dấu hiệu, triệu chứng viêm phế quản mãn tính
Viêm phế quản mãn tính có các triệu chứng tương tự như viêm phế quản cấp tính, nhưng nó lại tái phát bệnh liên tục.
Viêm phế quản mạn tính là tình trạng ho khạc lâu ngày, ít nhất là 90 ngày trong một năm và đã kéo dài 2 năm liên tục. Ở giai đoạn đầu người bệnh thường bị ho và khạc đờm. Ho xảy ra nhiều đợt trong một năm, từng đợt, dễ xuất hiện khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết, có thể ho khan nhưng thường có đờm màu trắng và có bọt. Khi ho lâu ngày, đờm đặc hơn và có màu vàng, có thể có mủ, khối lượng đờm hàng ngày ít nhất 5 – 10 ml càng về sau thì càng tăng nhiều hơn.
Các Thư viện Y khoa Quốc gia mô tả nó như là một loại bệnh tắc nghẽn mãn tính (COPD), trong đó các ống phế quản tạo ra rất nhiều chất nhầy. Nó hoặc không biến mất, hoặc nó biến mất và tiếp tục quay trở lại.
Về lâu dài, nếu viêm phế quản mãn tính nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới giãn phế quản hoặc apxe hóa, khối lượng đờm có thể hàng chén. Các đợt ho đờm thường xảy ra lặp đi lặp lại, ban đầu 4-5 lần một năm, mỗi lần 10-15 ngày, về sau thường xuyên và kéo dài hơn.
Cũng như viêm phế quản cấp, người bệnh thường bị khó thở, lúc đầu chỉ là cảm giác “t rống hơi” nặng nề như bị đè nén trong ngực, dần dần bệnh nhân cảm thấy thiếu không khí thực sự.
Nhiều bệnh nhân bị viêm phế quản mạn tính còn bị gầy sút, xanh xào, buồn ngủ lơ mơ suốt ngày, tim đập nhanh…
Các Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh (CDC) lưu ý rằng một người phát triển bệnh khí thũng cùng với viêm phế quản mãn tính sẽ nhận được một chẩn đoán COPD. Đây là một tình trạng nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng.
Các biến chứng của viêm phế quản
Biến chứng phổ biến nhất của viêm phế quản là viêm phổi. Điều này có thể xảy ra nếu nhiễm trùng lan rộng hơn vào phổi. Ở một người bị viêm phổi, các túi khí trong phổi chứa đầy chất lỏng.
Viêm phổi có nhiều khả năng phát triển ở người lớn tuổi, người hút thuốc, những người mắc các bệnh lý khác và bất kỳ ai bị suy giảm hệ miễn dịch. Nó có thể đe dọa tính mạng và cần được chăm sóc y tế.
Viêm phế quản khi nào nên đi khám bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp có thể được điều trị dễ dàng tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và uống nhiều nước.
Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng của viêm phế quản cấp tính, đồng thời có các vấn đề về phổi, tim.
Ngoài ra, khi bạn gặp phải những biểu hiện sau nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:
- Cơn ho của bạn kéo dài hoặc nghiêm trọng đến mức bạn không thể ngủ ngon hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày của mình.
- Cơn ho khiến bạn tỉnh giấc vào ban đêm.
- Bạn ho ra máu hoặc chất nhầy.
- Cơn ho của bạn kéo dài hơn một tuần. Ở những người khỏe mạnh khác, ho do viêm phế quản cấp có thể kéo dài 3 tuần.
- Chất nhầy của bạn trở nên sẫm màu hơn, đặc hơn hoặc tăng khối lượng.
- Khi ho có tiếng khò khè và khiến bạn khó nói.
- Tình trạng giảm cân nhanh
- Nếu bạn bị sốt trên 38 độ và chán ăn, thở khò khè hoặc khó thở và đau nhức toàn thân, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
- Người bệnh tim phổi mãn tính hay các vấn đề bao gồm cả bệnh hen suyễn, khí phế thũng, hoặc suy tim sung huyết, và nghĩ rằng có thể đã phát triển viêm phế quản. Các điều kiện này có nguy cơ phát triển các biến chứng nhiễm trùng phế quản.
- Cơn viêm phế quản xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại, có thể có viêm phế quản mạn tính, tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác như bệnh suyễn hoặc chứng giãn phế quản.
Chẩn đoán viêm phế quản
Bác sĩ có thể chẩn đoán liệu bạn có bị viêm phế quản hay không dựa trên khám sức khỏe và các triệu chứng của bạn. Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng mà bạn gặp phải. Sau đó dùng ống nghe để lắng nghe phổi của bạn để xem liệu có gì bất thường, chẳng hạn như thở khò khè.
Tiếp theo, bác sĩ có thể cần làm một số xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:
- Kiểm tra nồng độ oxy trong máu: Điều này được thực hiện với một cảm biến đi trên ngón chân hoặc ngón tay của bạn.
- Làm xét nghiệm chức năng phổi: Bạn sẽ hít thở vào một thiết bị gọi là phế dung kế để kiểm tra khí phế thũng (một loại COPD trong đó các túi khí trong phổi bị phá hủy) và bệnh hen suyễn .
- Chụp X-quang phổi: Điều này là để kiểm tra viêm phổi hoặc một bệnh khác có thể gây ra ho cho bạn.
- Xét nghiệm máu: Chúng có thể xác định các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc đo lượng carbon dioxide và oxy trong máu của bạn.
- Kiểm tra chất nhầy của bạn để loại trừ các bệnh do vi khuẩn gây ra. Một trong số đó là ho gà, nó gây ra những cơn ho dữ dội khiến bạn khó thở.
Cần làm gì khi bị viêm phế quản
Theo báo cáo, 85% những người bị viêm phế quản sẽ thuyên giảm mà không cần đến gặp bác sĩ. Mọi người thường hồi phục sau nhiễm trùng ban đầu trong 3-10 ngày . Tuy nhiên, họ có thể tiếp tục ho trong vài tuần.
Các cách tốt nhất để điều trị các triệu chứng viêm phế quản cấp tính tại nhà bao gồm:
- Nghỉ ngơi nhiều
- Uống nhiều nước, đặc biệt là đồ uống nóng với mật ong
- Sử dụng máy tạo ẩm
- Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không kê đơn (OTC ), chẳng hạn như ibuprofen, để giảm bớt sự khó chịu
- Dùng thuốc ho không kê đơn
Còn viêm phế quản mãn tính sẽ tái phát lại nhiều lần và không bao giờ khỏi hẳn được. Nên việc can thiệp cũng phức tạp hơn so với viêm phế quản cấp tính. Một người bị viêm phế quản mãn tính có thể cần thay đổi lối sống nhất định, chẳng hạn như:
- Bỏ hút thuốc
- Tránh chất kích thích
- Học và thực hành các kỹ thuật thở để hỗ trợ phổi
Viêm phế quản là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây kích ứng đường thở trong phổi. Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu của bệnh, người bệnh không nên chủ quan mà hãy chủ động có biện pháp đối phó để ngăn ngừa những hậu quả xấu có thể xảy ra và đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
Xem thêm: