Nhiệt kế điện tử hiện nay ngoài tác dụng đo nhiệt độ cơ thể còn có thể đo nhiệt độ bề mặt và nước…nhưng mình thường sử dụng đo nhiệt độ cho bé. Mình thấy hầu hết các gia đình cũng sử dụng nhiệt kế với mục đích này.
Mình xin chia sẻ với các mẹ về cách sử dụng một số loại nhiệt kế của Omron nhé, hi vọng sẽ giúp các mẹ lựa chọn cho mình chiếc nhiệt kế phù hợp.
– Đo ở nách: Mình thường dùng nhiệt kế điện tử MC-245 của Omron, cho kết quả nhanh, chính xác và an toàn.
Phương pháp này dễ thực hiện và thuận tiện hơn so với cách đo nhiệt độ hậu môn. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là kết quả kém chính xác hơn so với các phương pháp khác. Số đo nhiệt độ đo ở nách thường thấp hơn số đo nhiệt độ hậu môn khoảng 0,5ºC.
Chú ý: Để có được số đo chính xác nhất, trước khi đo nhớ vẩy ống nhiệt xuống dưới 35,5ºC (hay bấm nút cho đến lúc có số 0 ở máy điện tử). Khi đặt ống nhiệt vào nách bé, phải đảm bảo kẹp đúng giữa phần da. Chờ tối thiểu 5 phút với ống thủy (hay đến khi có tiếng bíp của máy điện tử) mới đọc kết quả, cộng thêm 0,5ºC để có được thân nhiệt trung tâm (thân nhiệt nách thấp hơn thân nhiệt trung tâm 0,5ºC).
– Đo ở tai: Các mẹ có thể tham khảo nhiệt kế điện tử TH-839S của Omron.
Ưu điểm của nhiệt kế này là ít gây khó chịu cho bé, cho kết quả nhanh hơn và không gây nguy hiểm (không làm thủng màng nhĩ). Tuy nhiên, số đo có thể dao động nếu cha mẹ đặt nhiệt kế không đúng vị trí. Để đo được chính xác ta làm như sau:
Đặt bé ở tư thế ngồi thẳng đứng. Bé dưới 1 tuổi ống tai xu thế hướng ra trước, do đó khi đo phải kéo vành tai ra hướng sau so với lỗ tai. Bé trên 1 tuổi thì ống tai có xu hướng chúc xuống nên khi đo phải kéo vành tai lên trên. Nhiệt độ hai bên tai trái và phải không giống nhau, do đó phải đo một bên nhất định.
Mình thấy Omron mới ra dòng nhiệt kế điện tử đo trán MC-720 nữa, cũng cho kết quả nhanh sau 1 giây và chỉ cần giơ nhiệt kế cách trán ko quá 3mm và bấm nút là có kết quả ngay. Thật tiện lợi phải không các mẹ.
Chúc các mẹ thành công!