Viêm xoang một căn bệnh khá phổ biến ở nước ta, nguyên nhân chủ yếu là do viêm các xoang cạnh mũi, đa số bởi nhiễm trùng. Điều đáng nói là nhiều khi người bệnh rất chủ quan trong việc điều trị, hễ có triệu chứng là dùng thuốc kháng sinh mà chẳng cần biết nguyên nhân là gì. Vậy nên mới xảy ra tình trạng nhờn thuốc, triệu chứng không những không được cải thiện mà cũng chẳng rút ngắn được thời gian của bệnh.
Không phải lúc nào cũng dùng thuốc kháng sinh
Tuy các bệnh về viêm xoang mũi thường có yếu tố bội nhiễm đi kèm, nhưng nếu đổ hết tội cho vi khuẩn thì không hẳn đúng. Theo kết quả thống kê có 80% viêm xoang không bắt đầu với bội nhiễm mà do cảm cúm, nhất là cảm lạnh, ô nhiễm môi trường …
Kháng sinh vẫn có thể được sử dụng trong các trường hợp viêm xoang không do nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng thuốc kháng sinh trong các trường hợp viêm xoang vì nếu không đúng chỉ định thì thuốc kháng sinh không những không cải thiện được các triệu chứng và thời gian phát tác bệnh cũng không được cải thiện ngắn hơn, đặc biệt là các trường hợp viêm xoang do siêu vi.
Chưa kể đến việc dùng thuốc bừa bãi, vi khuẩn có cơ hội lờn thuốc rất nhanh, khiến các loại thuốc kháng sinh không còn tác dụng. Qua đây, chúng ta cần hiểu rằng, thuốc kháng sinh không phải là phương pháp duy nhất có thể áp dụng điều trị viêm xoang, chúng ta chỉ sử dụng thuốc kháng sinh trong các trường hợp thật sự cần thiết.
Các phương pháp đơn giản đẩy lùi viêm xoang
Đó là các phương pháp tác động tới viêm xoang khi các triệu chứng của viêm xoang mới ở mức chớm bắt đầu:
- Xông hơi cổ họng và mũi bằng nước ấm pha tinh dầu của các cây thuốc có tác dụng vừa kháng viêm vừa long đàm như tràm, khuynh diệp, húng chanh, gừng… khoảng 5-10 phút vào buổi tối. Sau đó, uống 300-500ml nước sau khi xông hơi để bù trừ lượng nước thất thoát do đổ nước mắt nước mũi.
- Ngâm chân trong nước ấm hay hơ ấm lòng bàn chân bằng máy sấy tóc hay đèn hồng ngoại.
- Nếu người bệnh bị nghẹt mũi cũng không nên hỉ mùi thật mạnh để cố tốn dàm nhớt. Như vậy vô tình làm tăng áp lực trong hầu họng khiến chất tiết bị đẩy ngược vào xoang.
- Trường hợp cần dùng thuốc nhỏ mũi nếu đang nghẹt mũi nhưng sau đó, nên giới hạn việc dùng thuốc vì dùng nhiều có thể khiến niêm mạc dễ bị khô.
- Nên dùng thuốc kẽm 30mg mỗi ngày, trong vài ngày liên tục ngay khi ghi nhận dấu hiệu ngứa cổ, nhảy mũi, đau đầu để nhờ kẽm hỗ trợ sức kháng bệnh.
- Khi bị các bệnh về hô hấp là tiền đề dẫn tới viêm xoang như viêm mũi dị ứng cần điều trị triệt để, tránh tình trạng để lâu kéo dài dẫn tới viêm xoang mãn với đủ thứ hậu quả cho cả bệnh nhân lẫn thầy thuốc.