Hỏi: Con trai tôi mới hai tuổi, thở rất mệt nhọc, đi khám có lúc bác sĩ chẩn đoán viêm tiểu phế quản, lúc chẩn đoán hen suyễn… Cuối cùng, tôi không biết con mình bị bệnh gì nữa. Mong bác sĩ tư vấn.
PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan trả lời:
Trước đây, với những trẻ trên năm tuổi, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp Hô hấp ký rất đơn giản, rẻ tiền vẫn có thể xác định được hen suyễn, kết hợp với bệnh sử lâm sàng cùng X-quang phổi phù hợp. Bệnh nhi chỉ cần thổi mạnh, thổi nhanh vào máy là được. Tuy nhiên, hô hấp ký đòi hỏi sự hợp tác của bệnh nhân nên chỉ có thể áp dụng với trẻ trên năm tuổi.
Với cách đo đơn giản, cháu bé từ hai tuổi trở lên là có thể làm được dao động xung ký. Cháu chỉ cần hít thở bình thường trong vòng ba phút là xong. Dao động xung ký cũng cho phép thử thuốc giãn phế quản như hô hấp ký. Sự khác biệt trước và sau thử thuốc là yếu tố quan trọng để chẩn đoán suyễn. Có khi cháu bé không đáp ứng ngay mà chỉ đáp ứng sau 15-30 ngày điều trị, sự ghi nhận đáp ứng này bằng phương pháp dao động xung ký cũng là tiêu chuẩn để chẩn đoán hen suyễn. Do đặc điểm không cần gắng sức, ngoài trẻ từ hai tuổi, dao động xung ký còn có thể áp dụng cho người lớn tuổi, người bị mềm sụn khí quản và người bệnh nặng để chẩn đoán hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Khi nghi ngờ con mắc bệnh, bạn nên đưa con đi khám ngay, tránh tình trạng sử dụng kháng sinh kéo dài hoặc lặp đi lặp lại không cần thiết đối với trẻ hen suyễn.
Triệu chứng thường gặp khi bị hen suyễn
- Khò khè: Người bị hen suyễn đó là thở khò khè, cảm giác như có tiếng rít trong hơi thở.
- Ho : Ho ở người bị hen suyễn có thể kéo dài và thường hay xảy ra. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn suyễn ban đêm. Tuy nhiên, ho cũng rất dễ bị nhầm với các triệu chứng của bệnh khác như hen phế quản , viêm họng thậm chí là ho lao.
- Nặng ngực: Người triệu chứng hen suyễn còn kèm theo cảm giác nặng ngực, cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt.
- Khó thở: Hầu hết các bệnh nhân đều có cảm giác thở thấy khó khăn, đặc biệt là lúc thở ra.
Xem thêm: