Nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm hay gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, ngày nay người trẻ cũng có nguy cơ mắc chứng bệnh này. Nhận biết sớm các dấu hiệu sớm của nhồi máu cơ tim có thể giảm thiểu hậu quả và biến chứng của bệnh gây ra. Dưới đây là một số nhận biết dấu hiệu bệnh:
Dấu hiệu nhận biết sớm nhồi máu cơ tim:
- Người bệnh thấy xuất hiện cảm giác đau tức vùng ngực : Trên thực tế, phần lớn các cơn đau ngực báo hiệu nhồi máu cơ tim xuất hiện ở giữa xương ức, kéo dài vài phút sau đó hết rồi lại đau lại. Cũng chính vì lý do này mà người bệnh rất dễ bỏ qua. Một số bệnh nhân có cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt ở ngực.
- Ngoài những cơn đau ở ngực, người bị nhồi máu cơ tim còn xuất hiện cảm giác đau ở những vị trí khác như tay, lưng, cổ, hàm, thượng vị.
- Khó thở: Đây cũng là một dấu hiệu thường thấy báo hiệu cơn nhồi máu cơ tim. Dấu hiệu khó thở thường đi kèm với đau ngực, nhưng cũng có thể xuất hiện trước đó.
- Nhồi máu cơ tim cũng có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác như toát mồ hôi lạnh, nôn, choáng váng. Một số bệnh nhân còn xuất hiện cảm giác như “trời sắp sụp”.
- Có sự rối loạn dạ dày
Ai có thể bị nhồi máu cơ tim?
Nhồi máu cơ tim hay gặp ở những người cao tuổi, nghiện thuốc lá, huyết áp cao, lượng cholesterol cao trong máu hoặc bị tiểu đường. Đặc biệt những người mắc bệnh béo phì có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn những người khác rất nhiều.
Có thể phòng nhồi máu cơ tim không?
Bệnh nhồi máu cơ tim có thể phòng chống được nếu chúng ta có thể xây dựng cho mình một chế độ ăn uống cân bằng, điều độ, hạn chế uống rượu, hạn chế ăn muối, không hút thuốc lá. Ngoài ra, tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn là điều các bác sỹ luôn khuyên chúng ta. Tuy nhiên những cách phòng chống này cần được xây dựng từ còn trẻ. Nếu để đến khi mắc bệnh mới phòng tránh thì rất khó.
Các chuyện gia khẳng định một người đã bị nhồi máu cơ tim sẽ có nguy cơ mắc lại nhiều lần nữa nếu họ còn tiếp tục hút thuốc lá, sinh hoạt bừa bãi và chế độ dinh dưỡng không cân bằng. Và nguy cơ tiếp tục bị nhồi máu cơ tim của họ tăng 3,8 lần trong vòng 6 tháng kể từ sau khi bị nhồi máu cơ tim.
Cần làm gì trước khi xe cấp cứu đến?
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cần được nằm duỗi thẳng người và cố gắng giữ bình tĩnh. Chỉ cần làm như vậy và nhân viên y tế sẽ sơ cứu bệnh nhân trước khi chuyển tới bệnh viện.
Cách xử lý khi bị nhồi máu cơ tim ở nhà
Với những người bị bệnh mạch vành hoặc đã từng bị nhồi máu cơ tim, nên tuân thủ đều đặn chế độ thuốc mà bác sĩ đã kê đơn để giảm thiểu các triệu chứng cũng như các biến chứng, đồng thời hạn chế các đợt nhồi máu cơ tim tái phát. Thông thường, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân một loại thuốc có tác dụng làm giãn mạch vành sử dụng cấp cứu.
Trong trường hợp bệnh nhân bị lên cơn đau thắt ngực ở nhà thì biện pháp cấp cứu là dùng ngay thuốc giãn mạch vành có tác dụng nhanh như Risordan ngậm dưới lưỡi hay Nitroglycerine xịt dưới lưỡi. Nếu sau 5 phút mà bệnh nhân không bớt đau ngực thì có thể cho ngậm thuốc dưới lưỡi hoặc xịt dưới lưỡi lần 2 và nhanh chóng đưa đến khám bác sĩ để được điều trị ngay.
Nhồi máu cơ tim có thể làm bệnh nhân đột tử, hoặc nếu may mắn qua khỏi đợt nhồi máu cơ tim cấp thì cũng có thể có những di chứng như suy tim, loạn nhịp tim… Vì thế, khi phát hiện nhồi máu cơ tim cấp thì bệnh nhân bắt buộc phải được nhanh chóng đưa vào bệnh viện để điều trị tích cực chứ không được điều trị tại nhà.
Xem thêm: Cách xử trí nhanh khi bị nhồi máu cơ tim