Phụ nữ khi mang thai luôn có chế độ ăn uống đặc biệt, thêm vào đó khi mang thai, nội tiết của cơ thể người mẹ có sự thay đổi mạnh mẽ: Sự có mặt của nhau thai đã tiết ra nhiều hóc môn khác nhau để thai phát triển, hầu hết là các chất có thể gây tăng đường huyết. Vì vậy, người phụ nữ trước đây chưa bao giờ bị đái tháo đường, đến khi có thai có thể mắc bệnh đái tháo đường do thai nghén và bệnh đái tháo đường thường khỏi hẳn sau khi sinh con (tuy vậy vẫn còn 5-20% tiếp tục bị đái tháo đường và có thể nặng thêm).
Đái tháo đường ảnh hưởng sức khoẻ sinh sản
Đối với hầu hết phụ nữ, bệnh đái tháo đường thai kỳ không gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng chú ý. Hiếm khi bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra khát nước quá mức nhưng triệu chứng thường gặp là số lần đi tiểu tăng lên.
Đái tháo đường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai phụ và thai nhi. Đối với người mẹ, đái tháo đường có thể gây nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật và sản giật với các dấu hiệu cao huyết áp, protein niệu và phù trong thời kỳ mang thai). Thai phụ cũng dễ bị nhiễm trùng nặng; có tỷ lệ sinh phải can thiệp nhiều hơn (mổ sinh, chịu các thủ thuật do sinh khó).
Thai nhi của các bà mẹ bị đái tháo đường có tỷ lệ tử vong cao hơn và thai nhi có thể bị dị tật hoặc chậm phát triển. Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng bất thường bẩm sinh tăng gấp 3 lần ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh đái tháo đường. Thời gian bị ảnh hưởng (gây bất thường bẩm sinh) khi tuổi thai khoảng 3-6 tuần.
Biện pháp ngăn ngừa đái tháo đường?
Việc kiểm soát đường huyết chặt chẽ, sớm trong thời gian thai kỳ, thậm chí ngay cả trước khi có thai, sẽ giúp ngăn ngừa những bất thường của thai nhi.
Không có bảo đảm khi nói đến việc ngăn ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ, nhưng bạn có thể duy trì những thói quen tốt như tập thể dục nhẹ nhàng, ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Và nếu đã mắc bệnh hoặc có nguy cơ thì có giải pháp nào khả thi để phòng và trị bệnh đái tháo đường cho chị em phụ nữ chuẩn bị và đang mang thai một cách an toàn?
Nếu chế độ ăn uống và tập thể dục thay đổi kết quả điều trị, có thể cần tiêm insulin để giảm lượng đường trong máu. Khoảng 15 % phụ nữ có thai điều trị bệnh đái tháo đường cần insulin để đạt được một mức độ glucose trong máu liên tục an toàn. Đối với một số phụ nữ, thuốc uống như glyburide, cũng là một lựa chọn. Tuy nhiên, dùng thuốc tây đối với phụ nữ mang thai cũng sẽ có rất nhiều bất lợi cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, phải hết sức cẩn trọng, tuyệt đối theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Có thể tìm kiếm những giải pháp an toàn hơn trong việc phòng chống đái tháo đường với việc dùng thảo dược. Trong số các thảo dược các thai phụ có thể lựa chọn, thảo dược Methi Ấn Độ cũng là một lựa chọn tốt bởi tính an toàn và tiện dụng.
Chị em phụ nữ trước và trong khi mang thai có thể dùng Methi như một loại trà rất tốt cho sức khỏe. Cách dùng nước trà Methi rất đơn giản: Lấy hạt Methi ngâm nước nóng uống mỗi ngày. Có thể dùng rang ăn hoặc sử dụng trong nấu ăn như một loại gia vị, bột làm bánh, rau mầm…
Tuy nhiên, trong những ngày gần sinh, thai phụ không nên uống quá nhiều trà Methi vì có thể dẫn đến việc chẩn đoán sai bệnh si rô niệu ở trẻ em sơ sinh do sự hiện diện của sotolone trong nước tiểu.
Thúy Hằng (TMDT-VN)