Bệnh hen có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hen ở người cao tuổi là phổ biến hơn cả. Việc tìm ra đâu là căn nguyên gây bệnh cũng như phương pháp điều trị triệt để bệnh hen ở người cao tuổi vẫn còn nhiều khó khăn. Dưới đây là một số lưu ý trong điều trị căn bệnh này.
Nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh hen ở người cao tuổi
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây khởi phát cơn hen ở người cao tuổi. Đó có thể do người cao tuổi bị nhiễm khuẩn hô hấp do siêu vi, ví dụ như các trường hợp bị cảm cúm, bị nhiễm bụi, khói. Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, người cao tuổi nên được tiêm phòng ngừa cúm hàng ngăm và tiêm ngừa viêm phổi 5 năm/ lần. Trầm cảm và lo âu cũng có thể là một yếu tố khởi phát của bệnh hen.
Bệnh hen cũng có thể xảy ra trong các trường hợp người cao tuổi dùng thuốc gây khởi phát cơn hen hoặc làm triệu chứng bệnh hen nặng hơn. Đó là một số loại thuốc ức chế beta điều trị tăng huyết áp và bệnh tim hoặc thuốc nhỏ mắt có chứa chất ức chế beta điều trị glaucome. Vì thế, khi đi khám bệnh cho người cao tuổi, bạn cần báo cho bác sĩ những thuốc mà người cao tuổi đang dùng để việc tìm kiếm căn nguyên gây bệnh dễ dàng hơn.
Đôi khi, có một số sự nhầm lẫn trong chuẩn đoán bệnh hen ở người cao tuổi với một số bệnh lý tim mạch và bệnh phổi khác. Người hút thuốc lá thường bị viêm phế quản và khí phế thũng và các triệu chứng của căn bệnh này cũng tương tự như bệnh hen như ho, khò khè, khó thở, nặng ngực. Nguy hiểm hơn, người cao tuổi thường không nhạy bén trong việc nhận định ra các triệu chứng bệnh hen, thậm chí có người còn cho rằng đó chỉ là các triệu chứng thông thường của tuổi già rồi phớt lờ đi. Khi khai báo triệu chứng không chỉnh xác cũng gây khó khăn cho các bác sỹ trong việc chẩn đoán bệnh.
Vậy điều trị bẹnh hen ở người cao tuổi như thế nào?
Do khó xác định căn nguyên gây bệnh cũng như việc nhận thức các triệu chứng của bệnh thiếu độ chính xác hơn so với người trẻ nên việc điều trị bệnh hen ở người cao tuổi còn gặp nhiều khó khăn.
Nếu không được điều trị kịp thời hoặc được điều trị nhưng không đúng phác đồ, không thường xuyên thì có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm như tâm phế mạn, khí phế thũng, tràn khí màng phổi hoặc nhiễm bệnh lao kèm theo một số bệnh khác. Ngoài việc dự phòng ngăn ngừa bệnh nặng hơn còn cần có giải pháp xử lý kịp thời các cơn hen cấp tính. Phác đồ điều trị bao gồm điều trị cắt cơn, điều trị dự phòng, trong đó điều trị dự phòng là chính.
Có nhiều phương pháp điều trị cho người bệnh hen. Tây Y thì dựa vào các triệu chứng tắc nghẽn viêm đường hô hấp dùng thuốc giãn phế quản và kháng viêm nên chú trọng điều trị triệu chứng bệnh, hiệu quả trong cắt cơn hen cấp. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc và điều trị như thế nào cần có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sỹ để hạn chế tác dụng phụ và phụ thuộc thuốc.
Và một lưu ý nữa, người bệnh cần biết rõ căn bệnh của mình, đừng ngần ngại hỏi bác sỹ về các loại thuốc mà mình đang sử dụng, khi nào cần sử dụng, các triệu chứng của bệnh hen và khi nào thì là dấu hiệu nguy hiểm. Việc chăm sóc và điều trị hen ở người cao tuổi là một việc khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn lại nhất là nhân viên y tế phải có những hiểu biết nhất định về lão khoa.
Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)