Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Fri, 27 Aug 2021 08:53:08 +0000 vi hourly 1 Bé bị viêm mũi họng https://omron-yte.com.vn/18109-be-bi-viem-mui-hong/ Sat, 18 May 2013 06:40:29 +0000 https://omron-yte.com.vn/18109-be-bi-viem-mui-hong/ Thời tiết thay đổi bé rất dễ bị mắc các bệnh hô hấp, bệnh về mũi họng. Nhất là trong dịp thời tiết đang giao mùa chuyển từ nóng đột ngột sang những trận mưa rào, các bậc cha mẹ nên chú ý nhiều hơn đến con mình để phòng bệnh cũng như điều trị kịp thời bệnh viêm mũi họng cho các bé.

Bé bị viêm mũi họng 1

Trẻ dễ mắc bệnh viêm mũi họng khi thời tiết thay đổi

Nguyên nhân chủ yếu khiến bé dễ bị viêm mũi họng đó là sự tấn công của một số loại virus, vi khuẩn như  Adeno virus, Rhino virus, liên cầu khuẩn. Đặc biệt, những dịp chuyển mùa, thời tiết lạnh ẩm cộng thêm với điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo, khói bụi, nhà không bịt kín, gió lùa càng tạo điều kiện thuận lợi cho virus dễ dàng phát triển, xâm nhập khiến bé dễ bị mắc bệnh hơn.

Thêm một yếu tố nữa, nếu bé nhà bạn bị còi xương, suy dinh dưỡng, bé bị đẻ non, cơ địa dị ứng hoặc đang mang các bệnh mạn tính hoặc bệnh làm giảm hệ thống miễn dịch như sởi, cúm … cũng là những yếu tố thuận lợi cho viêm mũi họng tái phát.

Bé dưới 3 tuổi có thể bị viêm mũi 4 – 6 lần trong một năm, tần số có thể tăng lên trong thời kỳ bé đi nhà trẻ, mẫu giáo, sau đó giảm dần. Các mẹ nên lưu ý trong trường hợp bé bị tái phát quá nhiều lần, như vậy sẽ rất dễ dẫn đến các biến chứng như viêm tai, viêm màng não…

Dấu hiệu khi bé bị viêm mũi họng

Bé bị viêm mũi họng thường có các dấu hiệu bên ngoài như sau:

  • Bé bị viêm mũi họng là bé bị sốt cao, có khi 39 – 40°C ho húng hắng hoặc ho từng cơn như co thắt kèm theo đó là tắc, ngạt mũi, chảy nước mũi cả hai bên làm trẻ phải há miệng để thở, tiếng thở khò khè.
  • Bé có dấu hiệu mệt mỏi, quấy khóc, kích động, bỏ ăn, bỏ bú vì tắc mũi.
  • Một số trường hợp khác, bé bị nôn trớ và ỉa chảy, thậm chí khi sốt cao trẻ có thể bị lên cơn co giật. Quan sát họng khi trẻ há miệng thấy niêm mạc họng xung huyết đỏ, tăng tiết dịch nhầy bóng, nhưng không có mủ hoặc giả mạc.
  • Chứng viêm mũi họng ở trẻ có thể kéo dài khoảng 2-4 ngày, sau đó các triệu chứng giảm dần, trẻ có thể khỏi bệnh nhưng dễ tái phát, và khi tái phát nhiều lần có thể dẫn đến những biến chứng cấp tính nguy hiểm như viêm mủ tai giữa, viêm xoang cấp, viêm thanh quản cấp, mất nước do sốt cao, viêm xoang có thể dẫn đến viêm màng não rất nguy hiểm.
  • Trường hợp đặc biệt, khi bé bị viêm họng do nhiễm khuẩn liên cầu khuẩn bêta tan huyết nhóm A, có thể dẫn tới biến chứng viêm cầu thận cấp, hoặc bệnh thấp tim, các biến chứng này thường xuất hiện khoảng một vài tuần sau khi trẻ hết viêm họng, trẻ có thể tử vong hoặc gây nhiều di chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ và thể lực của trẻ về sau này.

Xử trí khi bé bị viêm mũi họng

Nếu bé bị sốt trên 38°C, bé cần được hạ sốt bằng các phương pháp lau mát và thuốc hạ sốt. Bạn có thể dùng khăn bông cho vào nước ấm, vắt ráo, lau khắp người trẻ và xếp các khăn này để vào hai bên nách và bẹn, đổi khăn lần lượt đến khi nhiệt độ của trẻ dưới 38°C, thì không cần lau mát mà cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng, nơi trẻ nằm phải thoáng, tránh gió mạnh, tránh quạt và vẫn phải theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên. Dùng thuốc hạ sốt nhóm paracetamol. Ngoài ra cho trẻ uống nhiều nước vì sốt làm mất nước.

Dùng dung dịch nước muối 0,9% để nhỏ mũi cho trẻ, mỗi ngày nhỏ 4 -5 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi, dạy trẻ biết cách hì mũi đúng, đặc biệt cần theo dõi sát để phát hiện sớm các biến chứng và điều trị kịp thời.

Khi bé đang bị viêm mũi bỗng nhiên thấy sốt cao, các mẹ cần phải hết sức lưu ý trường hợp bé bị viêm tai. Nếu có chảy mủ tai phải được xử trí kịp thời bằng đặt dẫn lưu để tránh biến chứng thủng màng nhĩ.

Phòng ngừa viêm mũi họng cho bé bằng cách nào?

Phương pháp phòng bệnh tốt nhất là vệ sinh mũi họng, răng miệng hàng ngày cho trẻ, giữ ấm cho trẻ trong mùa lạnh, phòng ngủ của trẻ phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng, tránh khói bụi hoặc gió lùa. Có thể áp dụng một số phương pháp nhằm cải thiện sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng lứa tuổi, cho trẻ đi tiêm chủng định kỳ. Ngoài ra, chú ý chăm sóc điều trị tốt các trẻ bị viêm mũi, họng thông thường, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để phát hiện điều trị kịp thời tránh biến chứng xảy ra với trẻ.

Xem thêm:

Mai Linh

]]>
Cách phòng và điều trị bệnh viêm mũi họng ở trẻ https://omron-yte.com.vn/4718-cach-phong-va-dieu-tri-benh-viem-mui-hong-o-tre/ Wed, 08 Dec 2010 03:01:09 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=4718 Viêm mũi họng là bệnh thường gặp ở trẻ em từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7-8 tuổi. Đây là tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi, hay tái phát tới 3 hoặc 5-6 lần trong năm. Bệnh do các virut gây ra như cúm, giả cúm… Nếu không điều trị tốt, bệnh nhân có thể bội nhiễm các loại vi khuẩn và có các biến chứng như: viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, viêm thanh quản cấp, viêm phổi, viêm hạch và áp-xe hạch vùng cổ, áp-xe thành sau họng…

Cách phòng và điều trị bệnh viêm mũi họng ở trẻ 1

Mũi và họng luôn tiếp xúc với môi trường bên ngoài vì qua đường mũi họng, không khí bên ngoài đi đến phổi. Đồng thời với việc cung cấp oxy cho cơ thể qua phổi thì những tác nhân gây bệnh cũng theo vào cơ thể. Trẻ em dưới 3 tuổi có thể bị viêm mũi họng 1 năm 3 – 4 lần, thường vào những lúc thời tiết thay đổi đột ngột.

>> Xem trước :  Bé bị viêm mũi họng

Nguyên nhân viêm mũi họng ở trẻ

Thông thường, trên 80% các trường hợp lúc đầu các bé chỉ bị viêm mũi họng do virút, sau đó vài ngày do cơ thể yếu sức đề kháng, các loại vi trùng khác có thể xâm nhập thêm làm bệnh trở nặng. Loại virút hay gặp nhất là Adenoidal pharyngeal Conjuntival, virút hợp bào hô hấp và vi khuẩn H.influenzae, phế cầu khuẩn.

Triệu chứng viêm mũi họng

Triệu chứng ban đầu của bệnh viêm mũi họng là các bé thường bị: ho, sốt, nghẹt mũi một hoặc 2 bên, có thể có sốt cao (38 – 40o), quấy khóc, bỏ ăn… Các bé lớn đã biết nói có thể sẽ than đau họng, nghẹt mũi, ù tai, đau tai, nhức đầu…

Cách phòng và điều trị viêm mũi họng

Những ngày đầu mới bệnh thường là do virút vì vậy không cần uống kháng sinh, chủ yếu là vệ sinh mũi họng cho bé. Nếu sốt từ 38,5o, nên cho uống hạ sốt như: paracetamol. Nếu bé chỉ ấm đầu (37 – 38,5o) lau bằng nước ấm, uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả.

Nếu không bị bội nhiễm, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng từ 5 – 10 ngày. Nếu bé sốt cao 3 ngày liên tục, phải đưa bé đi bệnh viện khám để loại trừ bệnh sốt xuất huyết và xác định chính xác bé bị nhiễm virút hay nhiễm trùng. Vì nhiễm trùng nếu không uống kháng sinh, bé sẽ không tự khỏi bệnh.

Trong trường hợp viêm mũi họng do vi khuẩn, cần dùng thêm kháng sinh như: amoxicilin, cloxacilin, các cephalosporin (cephalexin)… theo hướng dẫn của bác sĩ.

Để phòng bệnh trong những ngày thời tiết trở lạnh, nên cho bé mặc đồ ấm, chú ý giữ ấm phần cổ và chân. Nên xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân và mang tất cho bé, xoa kỹ vùng huyệt dũng tuyền là chỗ lõm giữa 2 gò nổi của ngón chân cái và những ngón còn lại.

BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY

Xem thêm:  Những điều cần biết khi bị viêm mũi họng cấp

]]>