Chị Quyên không ngờ với quan niệm bồi bổ và cho ăn thoải mái để con trông mũm mĩm đáng yêu đã khiến con có trọng lượng “quá lý tưởng”.
Hôm nay khi đưa con đi tiêm phòng, chị Quyên giật bắn mình vì khi vừa để bé Dế lên bàn cân, cô y tá đã phán một câu “xanh rờn”: “Bé con nhà chị có dấu hiệu béo phì rồi đấy, thừa hơn 7kg. Phải lên kế hoạch hãm ăn cho bé ngay đi thôi”. Thần người một lúc khi nghe cô y tá phản ánh những nguyên nhận, hệ lụy không tốt khi trẻ bị béo phì, chị Quyên mới chột dạ vì quan niệm “trẻ con phải mập mập, mũm mĩm mới đáng yêu” nên chị không ngừng bồi bổ cho bé là hoàn toàn sai lầm.
Cũng như chị Quyên, 50% số bố mẹ của trẻ bị thừa cân đều bắt đầu nhận ra rằng chế độ ăn uống, luyện tập, ngủ nghỉ không đúng đã dẫn đến tình trạng trẻ bị thừa cân khi con mình đã vượt quá tiêu chuẩn về khổi lượng cơ thể trong một thời gian dài. Và lúc này việc lên kế hoạch ăn kiêng cho trẻ thừa cân là một vấn đề vô cùng thách thức và khó khăn.
Để việc quản lí cân nặng giúp con khỏe mạnh đạt hiệu quả, các bậc phụ huynh hãy nhận thức rõ về vai trò của mình và các vấn đề liên quan khiến trọng lượng của trẻ tăng trước khi bắt đầu giải quyết việc giảm cân cho trẻ một cách lành mạnh.
Phụ huynh chính là vấn đề và giải pháp. Trẻ tăng cân do được bố mẹ cho ăn quá nhiều và không lên kế hoạch tập thể dục đủ. Có rất nhiều lí do khiến cha mẹ không quản lí khối lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể trẻ mỗi bữa ăn trong ngày. Chính sự thả lỏng trong chế độ ăn uống đã để trẻ rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì.
Hơn thế trong khi trẻ ăn quá nhiều lại di chuyển, vận động quá ít. Khi cha mẹ bắt đầu hiểu ra vấn đề sự tăng cân không có ích lợi gì cho con mình thì họ cũng bắt đầu nhận ra vai trò quyết định của họ để giải quyết vấn đề trọng lượng của con mình. Bởi vậy để tránh đặt mình tham gia vào 2 vai trò cùng một lúc, cha mẹ ngay từ đầu hãy tạo cho con thói quen ăn uống, ngủ nghỉ, luyện tập hợp lí nhất.
Trẻ không được giáo dục ăn uống. Thông thường khi lựa chọn thực phẩm, đa phần bố mẹ đều không biết rằng những loại thức ăn nào mà trẻ nên và không nên ăn. Và tất nhiên trẻ sẽ ăn trên tinh thần bạn cung cấp gì trẻ ăn nấy. Nếu ngay từ đầu, bố mẹ tìm hiểu và làm cho trẻ nhận thức được có nhiều loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe của con và những loại thực thực phẩm nào là tốt, con nên ăn.
Trong cách ăn uống hằng ngày, nếu không giáo dục trẻ, trẻ sẽ không có ý thức quan sát và nhận định tại sao, hoặc những gì có thể không tốt khi ăn quá nhiều trong bữa ăn. Một khi họ được giáo dục, trẻ em lấy làm tự hào trở thành người quản lý tốt của các cơ quan của mình thông qua các hoạt động và dinh dưỡng.
Trẻ thừa cân là vấn đề của cả gia đình. Khi trẻ thừa cân, cha mẹ cần giải quyết vấn đề dựa trên tiêu chí: giải quyết vấn đề cân nặng là ưu tiên số một của cả gia đình. Nếu không, trẻ có thể cảm thấy sự đối xử khác nhau giữa các thành viên và dẫn đến xấu hổ. Hãy buộc cả gia đình tham gia giúp trẻ giảm cân với lòng tự trọng của trẻ để trẻ biết rằng cả nhà sẽ giúp con và đảm bảo điều này sẽ thành công.
Con bạn có “trọng lượng lý tưởng”. Có nghĩa con của bạn không có một phạm vi trọng lượng “bình thường” dựa trên tiêu chí tính toán từ giới tính, chiều cao, độ tuổi của trẻ. Với những tiêu chuẩn lí tưởng đó thì trẻ cũng có yêu cầu một số calo mỗi ngày nhất định. Vì vậy để tránh trẻ bị thừa cân, các mẹ nên giúp con không vi phạm vượt trọng lượng bình thường và nên biết bao cung cấp bao nhiêu calo cần nhận được từ nguồn thức ăn mỗi ngày.
Cha mẹ cần một kế hoạch giúp trẻ thừa cân. Giảm cân không phải là vấn đề trong ngày một ngày hai là xong. Vì bố mẹ cần trước tiên phải thay đổi được thói quen và lối sống của cả gia đình mình trước trong khi có rất nhiều yếu tố bên ngoài chi phối ảnh hưởng đến điều này. Đặc biệt khi trẻ thừa cân luôn có cảm xúc đặc biệt mỗi khi chúng thấy đồ ăn và việc quản lí con tránh xa đồ ăn là điều rất khó, cần có một kế hoạch chi tiết và sự kiên trì, nhẫn nại.
Nhiều bậc cha mẹ thất bại vì không có một kế hoạch vững chắc, lâu dài đi đến đích cho sự thành công trong việc giảm cân ở trẻ.
Chuẩn cân nặng của trẻ theo từng tháng tuổi
Trẻ gái
Tuổi
|
Bình thường
|
Suy dinh dưỡng
|
Thừa cân
|
0
|
3,2 kg – 49,1 cm
|
2,4 kg – 45,4 cm
|
4,2 kg
|
1 tháng
|
4,2 kg – 53,7 cm
|
3, 2 kg – 49,8 cm
|
5,5 kg
|
3 tháng
|
5,8 kg – 57,1 cm
|
4, 5 kg – 55,6 cm
|
7,5 kg
|
6 tháng
|
7,3 kg – 65,7 cm
|
5,7 kg – 61,2 cm
|
9,3 kg
|
12 tháng
|
8,9 kg – 74 cm
|
7 kg – 68,9 cm
|
11,5 kg
|
18 tháng
|
10,2 kg – 80,7 cm
|
8,1 kg – 74,9 cm
|
13,2 kg
|
2 tuổi
|
11,5 kg – 86,4 cm
|
9 kg – 80 cm
|
14,8 kg
|
3 tuổi
|
13,9 kg – 95,1 cm
|
10,8 kg – 87,4 cm
|
18,1 kg
|
4 tuổi
|
16,1 kg – 102,7 cm
|
12,3 kg – 94,1 cm
|
21,5 kg
|
5 tuổi
|
18,2 kg – 109,4 cm
|
13,7 kg – 99,9 cm
|
24,9 kg
|
Tuổi
|
Trung bình
|
Suy dinh dưỡng
|
Thừa cân
|
0
|
3,3 kg- 49,9 cm
|
2,4 kg – 46,1 cm
|
4,4 kg
|
1 tháng
|
4,5 kg – 54,7 cm
|
3,4 kg – 50,8 cm
|
5,8 kg
|
3 tháng
|
6,4 kg – 58,4 cm
|
5 kg -57,3 cm
|
8 kg
|
6 tháng
|
7,9 kg – 67,6 cm
|
6,4 kg – 63,3 cm
|
9,8 kg
|
12 tháng
|
9,6 kg – 75,7 cm
|
7,7 kg -71,0 cm
|
12 kg
|
18 tháng
|
10,9 kg – 82,3 cm
|
8,8 kg -76,9 cm
|
13,7 kg
|
2 tuổi
|
12,2 kg – 87,8 cm
|
9,7 kg – 81,7 cm
|
15,3 kg
|
3 tuổi
|
14,3 kg – 96,1 cm
|
11,3 kg – 88,7 cm
|
18,3 kg
|
4 tuổi
|
16,3 kg – 103,3 cm
|
12,7 kg – 94,9 cm
|
21,2 kg
|
5 tuổi
|
18,3 kg – 110 cm
|
14,1 kg -100,7 cm
|
24,2 kg
|
Theo: Afamily